K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2016

DÀN Ý

1. Giới thiệu vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại là một nét đặc trưng phong cách thơ Hồ Chí Minh, và điều đó được thể hiện rõ trong bài Mộ.

2. Những biểu hiện của vẻ đẹp cổ điển: ( 2 câu đầu )

            - Dùng thi liệu cổ: Chim và mây để miêu tả bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối.

            - Sử dụng bút pháp chấm phá. Miêu tả cái hồn của sự vật (dáng bay của chin và mây)

            - Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Mượn hình ảnh cánh chim và áng mây để tác giả bày tỏ tâm trạng và hoàn cảnh của mình.

 3. Những biểu hiện của tinh thần hiện đại: (2 câu cuối )

            - Hình tượng thơ luôn vận động hướng đến tương lai, ánh sáng, sự sống

            - Bức tranh đời sống với con người là hình ảnh trung tâm.

            - Miêu tả, đề cao vẻ đẹp của con người trong quá trình lao động khoẻ khoắn.

4. Sự kết hợp vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại là sự kết hợp của một hiền triết phương Đông và một chiến sĩ cộng sản trong con người Hồ Chí Minh.

 

15 tháng 2 2019

Chiều tối ( Hồ Chí Minh)

- Bút pháp cổ điển:

   + Đề tài thơ: bức tranh thiên nhiên và con người trong buổi chiều

   + Thể thơ Đường luật

   + Sử dụng hình ảnh trong thơ cổ: cánh chim, chòm mây

   + Nghệ thuật tả cảnh gợi tình, lấy động tả tĩnh

- Bút pháp hiện đại:

   + Lấy con người làm trung tâm

   + Bộc lộ trực tiếp cảm xúc, sự đồng cảm

Nhật kí trong tù

- Chất cổ điển: thể thơ, hình ảnh cổ điển, bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Chất hiện đại: tinh thần chiến đấu, ý chí kiên cường được bộc lộ trực tiếp

⇒ Thơ của Bác: giàu cảm xúc, chân thành, sử dụng thi liệu cổ điển, nhiều hình ảnh tự nhiên, nổi bật tinh thần hiện đại

9 tháng 8 2020

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (Sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ) trích trong tập Nhật kí trong tù)

Thân bài

  • Giới thiệu tác giả
  • Giới thiệu tác phẩm: tập Nhật kí trong tù, bài thơ Chiều tối (Mộ)
  • Bút pháp cổ điển và hiện đại
    • Bút pháp cổ điển là bút pháp được sử dụng trong văn học thời xưa, văn học trung đại.
      • Những bút pháp cổ điển thường gặp trong thơ trung đại như tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng, bút pháp chấm phá, lấy động tả tĩnh,...Đây là sự kết hợp giữa tinh hoa của văn học dân tộc và sự tiếp thu từ văn học Trung Quốc.
      • Bút pháp cổ điển thường biểu hiện qua thể thơ, chữ viết, hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuât, xách miêu tả và xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình,...
    • Bút pháp hiện đại:
      • Đối lập với những niêm luật, quy ước nghiêm ngặt của bút pháp cổ điển, bút pháp hiện đại thoải mái, phóng khoáng hơn, bứt ra mọi rào cản khuôn mẫu của thơ xưa đề cao khả năng sáng tạo và cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ.
      • Biểu hiện: những hình ảnh gắn với đời sống hiện thực, ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân của tác giả.
  • Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh qua bài Chiều tối (Mộ)
    • Bút pháp cổ điển được sử dụng trong bài thơ:
      • Thế thơ thất ngôn tứ tuyệt - thể thơ Đường đặc trưng của văn học cổ. Bài thơ cũng được viết bằng chữ Hán - loại chữ viết đã tồn tại hàng trăm năm ở nước ta.
      • Đề tài: "thu sầu mộ oán" (thu buồn, chiều tối tủi hờn) là đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa. Đây cũng là khoảng thời gian con người nhạy cảm và dễ xúc động nhất.
      • Thi liệu cổ điển, quen thuộc trong thơ xưa: cánh chim, chòm mây; lấy tứ từ những bài thơ nổi tiếng của các tác giả xưa

"Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"

Rồi:

"Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước buồn"

Hay

"Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay"

      • Bút pháp tả cảnh ngụ tình: miêu tả thiên nhiên, cảnh vật nhưng đằng sau đó là để khắc họa tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình => chính là nỗi buồn nhớ quê hương, đất nước của người tù trên đất khách khi hoàng hôn buông xuống; cũng là sự mỏi mệt, rã rời của đôi chân sau một ngày đi bộ đằng đẵng.
    • Bút pháp hiện đại
      • Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của những con người tại miền sơn cước: bếp lửa hồng trong bếp mỗi nhà, công việc nhà nông nặng nhọc,...
      • Con người trong thơ: không phải là những tao nhân, mặc khách nhưng trong thơ Bác lại là hình ảnh con người lao động, cô em gái miền sơn cước khỏe khoắn, chăm chỉ...
  • Đánh giá
Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn: 
                                                                                              "Ngâm thơ ta vốn không ham
                                                                                         Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
      Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
            Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

 

0
Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn: 
                                                                                              "Ngâm thơ ta vốn không ham
                                                                                         Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
      Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
            Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

 Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn: 
                                                                                              "Ngâm thơ ta vốn không ham
                                                                                         Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
      Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
            Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

 

0
30 tháng 12 2018

Vẻ đẹp, hình tượng người lính trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

- Vẻ đẹp hào hùng nhưng rất đỗi hào hoa của lính Tây Tiến

- Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn

- Hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở

- Những người lính vẫn kiên cường, vượt qua khó khăn, bệnh tật

- Tinh thần lạc quan, yêu đời

Chất bi tráng: cái chết trong bài Tây Tiến không mang cảm giác bi lụy, tang tóc

- Nghệ thuật

    + Cảm hứng lãng mạn giữa hiện thực chiến tranh tàn khốc

    + Sử dụng thủ pháp đối lập gây ấn tượng, mạnh mẽ về thiên nhiên, con người miền Tây, lính Tây Tiến

- So sánh bài Đồng Chí

    + Hiện thực chiến tranh được tái hiện chân thực

    + Chính Hữu tô đậm cái đời thường, có thật trong cuộc sống: hình ảnh đời sống của người dân, sức mạnh tinh thần đồng đội sát cánh bên nhau

8 tháng 6 2019

Các bạn nên tập trung vào mấy ý chính sau đây:

- Người lính hiện về trong hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian (Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi... Nhớ về rừng núi... Tây Tiến người đi không hẹn ước, Đường lên thăm thẳm một chia phôi, Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy...) Nhưng vẫn là hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (Nhớ về, nhớ chơi vơi...).

- Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể hàng ngày, trong những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân, với những đói rét bệnh tật, với những nét vẽ tiều tuỵ về hình hài song vẫn rất phong phú trong đời sống tâm hồn với những khát vọng rất mãnh liệt của tuổi trẻ (dẫn thơ minh hoạ).

- Tác giả phát hiện ra vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn của người lính:

   + Con người nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (Hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, cánh hoa đong đưa).

   + Con người vẫn cháy bỏng những khát vọng chiến công vẫn ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng rởi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Một dáng kiều thơm hay một vẻ đẹp của con người rừng núi có nhiều hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (kìa em xiêm áo tự bao giờ).

- Người lính hiện lên chân thực, thơ mộng, lãng mạn (đến đa tình đa cảm), đồng thời cũng rất hào hùng, rất tráng sĩ. Với nhiều từ ngữ Hán Việt vốn mang sắc thái cổ điển sang trọng (Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông mã gầm lên khúc độc hành...) tác giả tạo được không khí thiêng liêng làm cho cái chết tiều tuỵ của người lính hình thành một hành vi lịch sử thấu động lòng sông. Âm hưởng bốn câu thơ cuối làm cho hơi thơ cứ vọng dài thăm thẳm không dứt hòa với bước đường của người chiến sĩ tình nguyện ra đi cho mùa xuân đất nước :

Tây Tiến người đi không hn ướcĐường lên thăm thm mt chia phôiAi lên Tây Tiến mùa xuân yHn v Sm Na chng v xuôi
21 tháng 4 2019

Phân tích đoạn về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc:

- Lời đoạn thơ như khúc hát ân tình, tha thiết về Việt Bắc, quê hương cách mạng trong thời kháng chiến

- Bên cạnh bức tranh đậm chất sử thi về cuộc sống đời thường gần gũi, tình cảm của người lính cách mạng là vẻ đẹp của tự nhiên

   + Bức tranh tứ bình về Việt Bắc được tái hiện đạt tới sự tinh tế

   + Bức tranh mùa xuân ấm áp, rực rỡ: hoa chuối đỏ tươi

   + Mùa xuân với gam màu trắng của hoa mơ, hoa mận gợi lên cảnh núi rừng tràn đầy sức xuân, sự tinh khiết

   + Bức tranh mùa hè với màu vàng rực rỡ của rừng cây vào thu, hòa quyện với âm thanh tiếng ve kêu nét đặc trưng mùa hè

   + Hình ảnh con người nổi bật giữa không gian núi rừng càng khiến câu thơ trẻ nên ngọt ngào, thi vị hơn

   + Với hình ảnh của những khung cảnh Việt Bắc xuất hiện trước mắt người đọc với tiếng hát của con người, sự hài hòa giữa cảnh và người tạo nên sự nổi bật cho nhau.

   + Bức tranh thứ tư rừng thu Việt Bắc trở nên mênh mông, nhưng không hề lạnh lẽo bởi có tiếng hát hòa quyện với hình ảnh ánh trăng êm đềm, thanh bình

- Việt Bắc được xem là sự tài hoa của Tố Hữu, nhà thơ thể hiện sự tinh tế của mình bởi sự dẫn dắt của một điệu tâm hồn đầy tình nghĩa, bức tranh thiên nhiên gắn liền với vẻ đẹp, tâm hồn của con người.

18 tháng 3 2016

Vẻ đẹp lãng mạn của tác phẩm thể hiện ở các mặt sau:

1. Nhan đề:

 - Mảnh trăng cuối rừng: là một nhan đề gợi cảm, gợi liên hệ đến câu chuyện tình giữa Nguyệt và Lãm. Tình yêu của họ như mảnh trăng khuyết xa xôi (cuối trời) khi ẩn, khi hiện ...

2. Cốt truyện:

 - Cốt truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị giữa hai người yêu nhau nhưng chưa hề biết mặt và đến khi chia tay, họ vẫn chưa nhận ra nhau.

 - Hành trình trên chuyến xe ra tiền tiêu của họ được miêu tả thật lãng mạn như hành trình phát hiện vẻ đẹp ở nhân vật nguyệt, hành trình của đôi lứa yêu nhau.

 - Nguyệt từ một cô gái đi nhờ xe trở thành một người dẫn đường, cứu xe.Sự xuất hiện của Nguyệt ở dầu truyện làm Lãm khó chịu thì về cuối truyện chính cô đã làm cho Lãm dậy lên tình yêu mê muội lẫn cảm phục.

3. Hình tượng nhân vật:

  - Nguyệt là nhân vật mang vẻ đẹp lãng mạn từ ngoại hình đến tâm hồn

a. Ngoại hình: Đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, vẻ đẹp giản dị mát mẽ như sương núi tỏa ra từ nét mặt, lời nói và tấm thân mảnh dẻ, từng sợi tóc của Nguyệt sáng lên, mái tóc dày thơm ngát và trẻ trung làm sao, khuôn mặt tươi mát ngời lên đẹp lạ thường ...

b. Tâm hồn:

 - Vẻ đẹp lý tưởng: Tự nguyện rời ghế nhà trường lên đường làm một nữ TNXP theo tiếng gọi của tổ quốc. Đặc biệt khi xây dựng cầu Đá Xanh, Nguyệt cùng với các chị em công nhân leo lên những đỉnh núi cao, chọn những viên đá đẹp nhất đem về xây cầu.

- Vẻ đẹp trong tình yêu: Nguyệt có một tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, thủy chung với Lãm...

- Vẻ đẹp của một nữ TNXP: thể hiện đậm nét khi cùng Lãm cứu xe. Đó là tinh thần đồng đội, sự bình tĩnh, tự tin, gan dạ dũng cảm...

 => “ Trong tâm hồn người con gái ấy, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống... không thể nào tàn phá nổi ư?”

4. Vẻ đẹp của bước tranh thiên nhiên:

- Tập trung nhất là hình ảnh ánh trăng. Trăng xuất hiện khắp nơi, bàng bạc trong tác phẩm... trăng được miêu tả song hành và gắn bó với nhân vật ,... trăng tạo nên bầu thanh khí trong suốt và vô trùng trong tác phẩm có khả năng thi vị hóa câu chuyện tình và cuộc gặp gỡ giữa Nguyệt và Lãm, đồng thời đẩy lùi hiện thực tàn khốc của chiến tranh, làm nền cho cái đẹp hiện lên.

5. Chủ đề tư tưởng:

- Tác phẩm có chủ đề ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Vẻ đẹp ấy cũng chính là hạt ngọc mà Nguyễn Minh Châu muốn tìm trong sự nghiệp cầm bút của mình

 

18 tháng 3 2016

Lãng mạn được hiểu theo nghĩa chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng túng, tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc. Tính chất lãng mạn là một thuộc tính thẩm mỹ biểu hiện chủ yếu ở chỗ vươn lên trên thực tại. Trong lịch sử sáng tác văn học, lãng mạn cùng với trữ tình là hai phạm trù: đối lập với lãng mạn là hiện thực, đối lập với trữ tình là tự sự. Trữ tình là kết quả của việc biểu hiện cảm xúc, tâm trạng chủ quan của con nguời, do phản ánh ước mơ và khát vọng của con người nên thường vươn lên trên thực tại. Vì vậy, trữ tình và lãng mạn dù khác nhau nhưng thường đi đôi với nhau.

Vẻ đẹp lãng mạn trong Mảnh trăng cuối rừng cũng bắt nguồn từ nguyên lý ấy. Ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, bên cạnh những cây bút miêu tả hiện thực dữ dội của cuộc kháng chiến, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tìm một cách thể hiện mới hoà nhập với cảm hứng của văn chương thời chống Mỹ, đó là cảm hứng lãng mạn. Nguyễn Minh Châu đã tìm thấy chất thơ giữa đường đời khát khao cất cánh giữa trần trụi tàn khốc của chiến tranh, bay vào thế giới của mơ ước. Lấy điểm tựa là cảm hứng ấy, ngòi bút Nguyễn Minh Châu đã tái hiện trong truyện của mình hình ảnh thiên nhiên, con người Việt Nam với vẻ đẹp lãng mạn phi thường, lý tưởng. Còn gì đẹp hơn giữa tuyến lửa Trường Sơn trong không gian rừng già u tịch diễn ra câu chuyện tình yêu chung thuỷ của một đôi trai gái chưa hề nhận mặt nhau. Trong cuộc chiến huỷ diệt, chất ngọc con người luôn toả sáng, giữa chết chóc đạn bom tình yêu lứa đôi vẫn như sợi chỉ xanh óng ánh nối qua không gian và thời gian quấn riết làm thành mối tình bền chặt. Chính điều ấy tạo nên sự độc đáo của thiên truyện tạo ra sức hấp dẫn và ám ảnh.Vẻ đẹp lãng mạn trong Mảnh trăng cuối rừng đậm sắc màu lý tưởng nhưng nó vẫn hoàn toàn có thật, như bông hoa nở trên sa mạc như cánh diều bay cao vẫn gắn bó với mặt đất bằng một sợi dây.

25 tháng 2 2017

Bài học thấm thía và sâu sắc khi học Nhật kí trong tù:

- Vượt lên hoàn cảnh, khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp

- Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống, ung dung tự tại

- Lòng yêu nước sâu sắc