K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Tình huống 1: T có thái độ khá quyết liệt và thẳng thắn, nhưng cách tiếp cận của T có thể gây ra sự bất mãn và khó chịu cho một số người trong nhóm. Việc chỉ ra nhược điểm của người khác không phải lúc nào cũng là cách hiệu quả để giúp họ tiến bộ. Điều này có thể làm cho mối quan hệ giữa T và những người được chỉ ra nhược điểm trở nên căng thẳng và khó khăn hơn trong việc làm việc với nhau trong tương lai. Nếu T muốn giúp đỡ các bạn khác tiến bộ, có thể đề xuất một phương pháp khác để thúc đẩy sự phát triển của họ một cách tích cực hơn.

Tình huống 2: Mặc dù X có thái độ dịu dàng và không muốn làm mất lòng ai, nhưng việc không đưa ra ý kiến trong các tranh luận có thể khiến X bị coi là không đủ quyết đoán và có thể không được tin tưởng trong nhóm. Nếu X luôn tránh tranh luận và không đưa ra ý kiến của mình, có thể làm cho các bạn khác không biết X nghĩ gì và sẽ không thể đưa ra quyết định hoặc làm việc hiệu quả. X nên học cách giao tiếp và thể hiện ý kiến của mình một cách tế nhị và khéo léo, đồng thời lắng nghe và đồng cảm với các bạn khác để tạo ra mối quan hệ tốt hơn trong nhóm.

Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và cách phát huy điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu của nhân vật trong tình huốngTình huống 1: Mọi người thường nói V là người dịu dàng, it nóivà khá nhút nhát. Các bạn trong tổ đều yêu quý và tin tưởng V vỉ bạn ấy luôn cố gắng hoàn thành trước hạn những nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, khi được phân công nhiệm vụ trinh bày trước lớp, V thưởng từ...
Đọc tiếp

Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và cách phát huy điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu của nhân vật trong tình huống

Tình huống 1: Mọi người thường nói V là người dịu dàng, it nóivà khá nhút nhát. Các bạn trong tổ đều yêu quý và tin tưởng V vỉ bạn ấy luôn cố gắng hoàn thành trước hạn những nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, khi được phân công nhiệm vụ trinh bày trước lớp, V thưởng từ chối vi cho rằng mỉnh thuyết trình không tốt.

Tình huống 2: Q có khả năng nhảy Hip-hop. Q có thể tập luyện say sưa hàng giờ, tập đi tập lại để thực hiện được một điệu nhảy mới mà không nản chí. Nhưng Q lại khó kiên nhẫn để hướng dẫn cho người bạn thân tập theo. Q thường dễ nỗi cáu và quát to khi bạn ấy làm không đúng.

1
11 tháng 8 2023

Tham khảo
TH1;

Điểm mạnh: V là người dịu dàng, hiền lành

Điểm yếu: Bạn ít nói và nhút nhát. Khi được phân công thuyết trình bạn vì quá nhút nhát nên không giám thuyết trình do đó bạn cần phải mạnh dạn, tự tin hơn để giám đứng trước mọi người để thuyết trình.

TH2 :

Điểm mạnh: Q là người có sự quyết tâm, không nản chí

Điểm yếu: Thường nổi nóng, dễ cáu do đó bạn cần kiểm soát lại trạng thái của mình và không nổi cáu với các bạn mà chỉ nên nhắc nhở để các bạn luyện tập chú ý hơn.

Thực hành làm chủ mối quan hệ với bạn trong các tình huống sau:Tình huống 1: H và B chơi chung với nhóm bạn ở một câu lạc bộ. Lúc đầu, H cảm thấy rất vui vẻ nhưng càng ngây, nhóm bạn chỉ nghĩ đến chuyện đi chơi mà không chú tâm học hành. Dù H đã nhiêu lẫn góp ý, tuy nhiên các bạn vẫn không thay đồi. Do vậy, H đã khuyên B không nên tham gia vào nhóm này nữa.Nếu là B, em sẽ quyết định...
Đọc tiếp

Thực hành làm chủ mối quan hệ với bạn trong các tình huống sau:

Tình huống 1: H và B chơi chung với nhóm bạn ở một câu lạc bộ. Lúc đầu, H cảm thấy rất vui vẻ nhưng càng ngây, nhóm bạn chỉ nghĩ đến chuyện đi chơi mà không chú tâm học hành. Dù H đã nhiêu lẫn góp ý, tuy nhiên các bạn vẫn không thay đồi. Do vậy, H đã khuyên B không nên tham gia vào nhóm này nữa.

Nếu là B, em sẽ quyết định như thê nào?

Tình huống 2: Một số người bạn cùng lớp khuyên K không nên chơi với người bạn thân của K vì bạn ấy không thực sự tốt như K nghĩ.

Nếu là K, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Trong giờ ra chơi, N hay ngồi trỏ chuyện với một nhóm bạn. Một hôm, các bạn trong nhóm say sưa bàn tán về những chuyện riêng của người khác. Nhưng lúc đó, N chỉ ngồii im lặng và không tham gia. Do vậy, có một bạn trong nhóm đã lên tiếng: "Sao cậu không nói gì? Không nói thì ra chỗ khác mà ngôi.

Nếu là N, em sẽ làm gì?

1
11 tháng 8 2023

Tham khảo
TH1
Nếu là B em sẽ tổ chức một buổi họp nhóm sau đó cùng nêu ra những vấn đề nhóm đang gặp phải. Nếu các bạn mà không thể cùng nhau họp và tìm ra giải pháp thì em sẽ rời khỏi nhóm này.
TH2
Nếu là K em sẽ tìm hiểu xem bạn của mình có như vậy không chứ không âm thầm không chơi với bạn như vậy. Nếu bạn có gì sai thì sẽ cùng sửa và thay đổi.

 

Thể hiện sự hợp tác với các bạn khi thực hiện hoạt động phát triển nhà trường trong các tình huống.Tình huống 1: Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học hạnh phúc, lớp em nhận nhiệm vụ xây dựng không gian xanh ở hành lang của lớp học.Nếu là lớp trưởng, em triển khai hoạt động này như thế nào để phát huy tinh thần học tập của các bạn trong lớp.Tình huống 2: A và N đều là học...
Đọc tiếp

Thể hiện sự hợp tác với các bạn khi thực hiện hoạt động phát triển nhà trường trong các tình huống.

Tình huống 1: Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học hạnh phúc, lớp em nhận nhiệm vụ xây dựng không gian xanh ở hành lang của lớp học.

Nếu là lớp trưởng, em triển khai hoạt động này như thế nào để phát huy tinh thần học tập của các bạn trong lớp.

Tình huống 2: A và N đều là học sinh giỏi toán. Trong lớp, có bạn K học chưa tốt môn học này nên hai bạn muốn giúp đỡ, hỗ trợ K.

Nếu là A, em sẽ hợp tác với N như thế nào để thực hiện được mục tiêu đặt ra?

Tình huống 3: Trong chuối các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/22 của nhà trường có hoạt động Hội diễn văn nghệ. Mỗi lớp được tham gia 3 tiết mục gồm: hát, múa và chơi nhạc cụ. Rất nhiều bạn đã hăng hái đăng kí tham gia hoạt động này.

Nếu là người phụ trách văn nghệ của lớp, em sẽ làm như thế nào để phát huy sự hợp tác của các thành viên?

1

Tình huống 1: Em sẽ phân công nhiệm vụ quét dọn hành lang cho từng tổ, rồi sau đó em sẽ phân công nhiệm vụ đi mua cây xanh trưng bày ở hành lang

Tình huống 2: Nếu là A, em sẽ hợp tác với N bằng cách chia nhau ra mỗi người sẽ chỉ cho H một phần bài, và đồng thời cũng yêu cầu rằng lên nên chỉ cặn kẽ cho H để cho bạn ấy hiểu, và nói bạn ấy làm thật nhiều bài tập để trở nên giỏi hơn

Tình huống 3: Nếu là người phụ trách, em sẽ chọn ra các bài hát phù hợp để biểu diễn rồi sau đó sẽ phân chia rạch ròi cho các nhóm để họ cùng chung tay luyện tập rồi sau đó sẽ ráp lại cho thành một tiết mục hoàn chỉnh

11 tháng 8 2023

`1.`

Em cũng có trong Câu lạc bộ Nghệ Thuật của trường nên em sẽ cho bạn số điện thoại và tài khoản mạng xã hội để thuận tiện trong việc liên lạc 

`2.`

Nếu là N em sẽ từ chối và khuyên các bạn nên gỡ bài đăng đó vì những thông tin mà các bạn đưa lên là thông tin sai sự thật , nếu bạn không gỡ bài viết đó xuống mình sẽ báo cho chủ nhân của bức ảnh đó 

11 tháng 8 2023

Tham khảo
Tình huống 1: Nếu em cũng quan tâm đến câu lạc bộ Nghệ thuật của trường thì có thể đồng ý chia sẻ thông tin liên lạc cho bạn mới. Nếu em không có hứng thú với câu lạc bộ đó, em có thể lịch sự từ chối và giải thích rõ lý do. Trong cả hai trường hợp, em cần cân nhắc và đảm bảo an toàn thông tin của mình trước khi chia sẻ thông tin liên lạc cho người khác.

Tình huống 2: Em sẽ từ chối tham gia bình luận về bức ảnh, đồng thời báo cho N biết chuyện.

10 tháng 11 2023

Những cách thức có thể áp dụng để giải quyết mâu thuẫn:

- Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ

- Kiểm soát cảm xúc của bản thân khi xảy ra xung đột

- Lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của các thành viên gia đình

- Chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác

- Trò chuyện thẳng thắn để cùng tìm giải pháp

- Thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn

Những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên gia đình:

- Không dùng ngôn từ nặng nề

- Không nên nhắc lại những xung đột đã qua

- Không lôi kéo thành viên khác vào cuộc xung đột

- Nên thảo luận để xử lí xung đột khi đã bình tĩnh

15 tháng 8 2023

 

Tham khảo

 

Những cách thức có thể áp dụng để giải quyết mâu thuẫn:

Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ

Kiểm soát cảm xúc của bản thân khi xảy ra xung đột

Lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của các thành viên gia đình

Chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác

Trò chuyện thẳng thắn để cùng tìm giải pháp

Thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn...

Những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên gia đình:

Không dùng ngôn từ nặng nề

Không nên nhắc lại những xung đột đã qua

Không lôi kéo thành viên khác vào cuộc xung đột

Nên thảo luận để xử lí xung đột khi đã bình tĩnh...

Thảo luận và lựa chọn cách xử lí các tình huống:- Tình huống 1: Hoàng và Tùng là đôi bạn thân ở gần nhà nhau. Do ở xa, lại không có xe đạp nên Tùng thường đi nhờ xe của Hoàng đến trường. Hai hôm nay, sau khi tan học, Hoàng rủ Tùng vào quán chơi game rồi mới về. Ngày đầu tiên, Tùng nể bạn nên đồng ý vào chơi một lát. Ngày hôm sau, khi Tùng nói muốn về nhà ngay thì Hoàng lạnh lùng bảo...
Đọc tiếp

Thảo luận và lựa chọn cách xử lí các tình huống:

- Tình huống 1: Hoàng và Tùng là đôi bạn thân ở gần nhà nhau. Do ở xa, lại không có xe đạp nên Tùng thường đi nhờ xe của Hoàng đến trường. Hai hôm nay, sau khi tan học, Hoàng rủ Tùng vào quán chơi game rồi mới về. Ngày đầu tiên, Tùng nể bạn nên đồng ý vào chơi một lát. Ngày hôm sau, khi Tùng nói muốn về nhà ngay thì Hoàng lạnh lùng bảo từ nay phải tự đi bộ, Hoàng sẽ không cho đi nhờ nữa.

Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?

- Tình huống 2: Qua mạng xã hội, My quen với một người tên là Tuấn. Thời gian đầu mới quen, Tuấn tỏ ra ân cần, lịch sự. Nhưng sau khi đã chiếm được lòng tin của My, Tuấn bắt đầu buông lời tán tình, rủ My đi chơi khuya…

Em hãy giúp My cách ứng xử phù hợp.

1
16 tháng 8 2023

- Tình huống 1: Nếu em là Tùng, em sẽ đi bộ về và khuyên bạn không nên chơi nhiều như thế vì có thể ảnh hưởng đến việc học.

- Tình huống 2: My có thể chủ động không trò chuyện với Tuấn nữa, nếu Tuấn còn cố chấp thì nên báo với người lớn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Tình huống 1: Nếu là thành viên của lớp em sẽ đồng ý với ý kiến đi thăm thầy vì thầy là người dạy chúng ta và thầy luôn tốt với chúng ta nên chúng ta nên đi thăm thầy.

Tình huống 2: Nếu là Đ em sẽ tới và xin lỗi T vì chúng ta đã chơi với nhau lâu rồi có gì hãy bỏ qua cho nhau và lần sau mình sẽ bình tĩnh giải quyết mọi chuyện.

1. Thảo luận để xác định cách giải quyết các tình huốngTình huống 1: Chiều tối, em gái mượn xe của Hiển sang nhà bạn, trên đường về nhà lốp xe đã bị chiếc đinh đâm vào nhưng không biết. Sáng hôm sau, Hiền lấy xe đi học thì phát hiện xe bị xẹp lốp. Trong tâm trạng lo lắng bị muộn học, Hiển đã mắng em là vô trách nhiệm, làm hỏng xe mà không nói để anh có thời gian sửa. Vi thế,...
Đọc tiếp

1. Thảo luận để xác định cách giải quyết các tình huống

Tình huống 1: Chiều tối, em gái mượn xe của Hiển sang nhà bạn, trên đường về nhà lốp xe đã bị chiếc đinh đâm vào nhưng không biết. Sáng hôm sau, Hiền lấy xe đi học thì phát hiện xe bị xẹp lốp. Trong tâm trạng lo lắng bị muộn học, Hiển đã mắng em là vô trách nhiệm, làm hỏng xe mà không nói để anh có thời gian sửa. Vi thế, hai anh em giận nhau, không trò chuyện, vui đùa như mọi khi nữa.

Nếu là Hiền, em sẽ làm gì để hóa giải mâu thuẫn này?

Tình huống 2: Nhà Hương có ba chị em là Hương, Nam và em gái út. Có lần, Hương thấy em gái đọc trộm nhật kí của anh Nam và mách với mẹ là anh đang yêu. Bị mẹ máng, Nam rất tức giận định đánh em.

Nếu là Hương, em sẽ giải quyết xung đột giữa hai em mình như thế nào?

Tình huống 3: Mấy ngày nay bố vẫn đi làm đều nhưng Linh nhận thấy bố có vẻ mệt, ăn ít và gấy hơn. Linh hỏi bố để tìm hiểu thêm, nhưng bố nói: Con cứ yên tâm, bố không sao”. Linh hiểu rằng bố không muốn Linh phải lo lắng.

Nếu là Linh, em sẽ làm gì?

Tình huống 4: Minh là người sống tình cảm, luôn quan tâm đến mẹ. Hôm nay, Minh để ý thấy tâm trạng mẹ có wẻ bất ổn, không như mọi ngày. Từ tối, mẹ nhiều tần thở dài, nét mặt hiện nỗi buốn và lo lắng. Minh hỏi chị gái xem có biết nguyên nhân không, chị nói: "Mẹ vừa nhận được tin bà ngoại ốm nặng mà mẹ không còn tiền”.

Nếu là Minh, em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm ,chăm sóc người thân trong gia đình?

2. Chia sẻ và nhận xét về sự phù hợp, chưa phù hợp trong cách xử lí các tình huống trên.

1
16 tháng 8 2023

Hướng dẫn:

1.  Các tình huống:

TH1. Nếu là Hiển em sẽ nhờ bố mẹ đèo đến trường vì xe bị hỏng, khi đi học về thì xin lỗi em gái và bảo sau có chuyện gì thì bảo anh, anh còn đi sửa.

TH2. Nếu là Hương em sẽ nói với em gái là không được đọc trộm nhật kí vì thế sẽ mất đi quyền riêng tư, còn việc của anh thì anh tự giải quyết và bảo em gái đi xin lỗi Nam. (Việt Nam không có quyền riêng tư huhu)

TH3. Nếu là Linh em sẽ chia sẻ với bố xem có chuyện gì, nhỡ là chuyện lớn thì sao..

TH4. Nếu là Minh em sẽ chia sẻ với mẹ và bảo mẹ đừng quá lo lắng, mọi chuyện sẽ ổn thôi..

2. Tự nhận xét.

Thảo luận đề xuất cách xử lí các tình huốngTình huống 1: Nhân dịp Tết trung thu, Thanh và các bạn trong nhóm để xuất với Ban phụ trách khu dân cư để tổ chức chương trình rước đèn ông sao cho các em thiếu nhi. Ban phụ trách khu dân cư phân vân vì chưa tin tưởng vào khả năng của các bạn.Nếu là Thanh, em sẽ làm gì để Ban phụ trách khu dân cư tin tưởng và giao cho các bạn thực hiện đề...
Đọc tiếp

Thảo luận đề xuất cách xử lí các tình huống

Tình huống 1: Nhân dịp Tết trung thu, Thanh và các bạn trong nhóm để xuất với Ban phụ trách khu dân cư để tổ chức chương trình rước đèn ông sao cho các em thiếu nhi. Ban phụ trách khu dân cư phân vân vì chưa tin tưởng vào khả năng của các bạn.

Nếu là Thanh, em sẽ làm gì để Ban phụ trách khu dân cư tin tưởng và giao cho các bạn thực hiện đề xuất của mình?​

Tình huống 2: Khu dân cư nơi em sống chuẩn bị tổ chức hoạt động thể thao nhân ngày hội đoàn kết toàn dân tộc. Bình được giao nhiệm vụ cùng các bạn thanh niên vận động người dân trong khu dân cư tham gia, nhưng lâu nay Bình ít khi tiếp xúc với mọi người.

Nếu là Bình, em sẽ làm như thế nào để vận động mọi người?

Tình huống 3: Hùng có ý định thành lập nhóm thanh niên tình nguyện vì cộng đồng để giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương nhưng chưa biết làm cách nào.

Nếu là Hùng, em có cách gì để xây dựng nhóm và vận động mọi người cùng tham gia?

Tình huống 4: Lãnh đạo phường em kêu gọi toàn dân thực hiện phong trào"Khu dân cư xanh-sạch-đẹp". Tuy nhiên, một số hộ gia đình trong khi dân cư không hưởng ứng.

Em sẽ làm gì để các hộ gia đình đó tham gia phong trào?

2
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

Tình huống 1: Nếu là Thanh em sẽ lên kế hoach cụ thể về chương trình để ban tổ chức có thể tin tưởng vào nhóm em và giao cho chúng em.

Tình huống 2: Nếu là Bình em sẽ cố gắng cởi mở mình hơn, em sẽ cố gắng cùng các bạn thanh niên đi vận động người dân để họ cùng tham gia.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

Tình huống 3: Nếu là Hùng em sẽ làm poster để quảng bá về việc này, bên cạnh đó em sẽ kêu gọi những người bạn của mình cùng mình làm và cũng kêu gọi sự trợ giúp từ những người lớn.

Tình huống 4: Em sẽ kêu gọi cả gia đình em cùng tham gia trước sau đó kêu gọi những người bạn của mình trong khu dân cư tham gia và lúc đó gia đình các bạn có thể cũng sẽ tham gia cùng.