Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Dân số
– Đới nóng tập trung gần một nửa dân số thế giới.
– Dân số tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số, đã tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường.
2. Sức ép của dân số đến tài nguyên và môi trường
– Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của số dân, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ nhanh làm cho nguồn tài nguyên sớm cạn kiệt.
– Sự bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường: Cạn kiệt tài nguyên rừng, tăng nhanh tốc độ đô thị hoá làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, đất bị bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch.
+ Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải:
– Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế.
– Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.
Để hạn chế sức ép dân số ta cần ;
- Kế hoạch hóa gia đình .
- Kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số nhất là ở các nước đông dân.
1 Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm sau của dân số : độ tuổi , số nam và nữ , số người trong độ tuổi lao động trong hiện tại và tương lai của một địa phương hoặc một quốc gia.
Dân số là tổng số dân trong một cuộc điều tra ở một vùng hay một lãnh thổ nhất định.
2
Có 3 chủng tộc chính:
+ Môn-gô-lô-it(da vàng)chủ yếu ở Châu Á
+ Nê-gro-it(da đen)chủ yếu ở Châu Phi
+ Ơ-rô-pê-ô-it(da trắng)chủ yếu ở Châu Âu
Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi...), các nhà khoa học đã chia dân cư hành ba chủng tộc chính: Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da vàng), Nê-grô-it (người da đen) và Ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng).
3.Quần cư thành thị: nhà cửa tập trung với mật độ cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
- Quần cư nông thôn: dân sống tập trung thành làng, bản. Các làng, bản thường phân tán, gắn với đất canh tác. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
4 giống nhau : nóng và mưa nhiều quanh năm
- khác nhau : môi trường nhiệt đới lượng mưa dưới 1500mm
môi trường nhiệt đới gió mùa lượng mưa trên 1500mm
5 * Giống nhau :
+ Nhiệt độ quanh năm cao hơn 20oC
+ Là vùng thích hợp trồng cây lương thực (lúa nước)
+ Đều là khu vực tập trung đông dân
* Khác nhau :
+ MT nhiệt đới : Lượng mưa tap trung chủ yếu ở một mùa . Thảm thực vực thay đổi dần về phía 2 chí tuyến .
+ MT nhiệt đới gió mùa : Lương mưa thay đổi tuỳ theo mùa gió . Thảm thực vật hay đổi tủy vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong một năm
6
- Khó khăn:
+ Nhiệt ẩm dồi dào nên có nhiều dịch bệnh phá hoại mùa màng và vật nuôi.
+ Lượng mưa tập trung vào một mùa dẫn đến lũ lụt, một mùa ít mưa dẫn đến khô hạn, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
+ Lượng mưa lớn trong điều kiện rừng cây bị phá trụi ở miền núi làm đất đai bị xói mòn. Khô hạn trong mùa khô làm mở rộng hoang mạc hóa đất đai.
Biện pháp: Làm thủy lợi
- Trồng rừng và bảo vệ rừng.
7.
Tài nguyên thiên nhiên nhanh chóng cạn kiệt.
- Môi trường rừng, biển, đất trồng, ... dần xuống cấp, tác động xấu đến nhiều mặt.
Sức ép
-Sự khai thác rừng quá mức đã làm cho đất bị sói mòn , lũ quét, ngập lụt, tài nguyên bị cạn kiêt, động vật quý không có nơi trú ẩn, làm môi trường ô nghiễm thiếu nước
*Biện pháp:
- giảm tỉ lệ gia tăng dân số
- phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân
- Hậu quả: Tạo sức ép đối với các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường,... kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…
- Biện pháp: Thực hiện các chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.
hậu quả : lương thực thiếu hụt nên pải mở rộng diện tích đất canh tác đòng thời nhu cầu dùng gỗ củi cao lên khiến pải chặt cây phá rừng đất đc dùng đẻ trồng nhưng lại ko đc chăm bón nên càng bạc màu và các loại khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt vc mở rộng các khu công nghiệp các đô thị làm thu hẹp diện tích đất trồng , ô nhiễm môi trường thiếu nc sạch , kinh tế chậm phát triển , đời sống chậm cải thiện
biện pháp : giảm tỉ lệ gia tăng dân số , phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân
Hau qua: Thieu cong an viec lam, nha o, hoc hanh.... da tro thanh ganh nang doi voi nhung nuoc co nen kinh te cham phat trien.
Bien phap: bang chinh sach dan so va phat trien kinh te - xa hoi gop phan ha thap ti le gia tang dan so o nhieu nuoc.
Dễ mak đơn giản ta chỉ cần tặng cho họ:
" 1 QUẢ BOM HẠT NHÂN"
Hơi to to mak thôi !~!
- Biện pháp khắc phục :
+ Phát triển kinh tế-xã hội
+ Phân bố dân cư hợp lí
Nhằm đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng đông, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ ngày càng nhanh. Lương thực thiếu hụt nên phải mở rộng diện tích đất canh tác, đồng thời nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên. Làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Đất trồng được tận dụng để sản xuất nông phẩm nhưng lại không được chăm bón đầy đủ nên ngày càng bạc màu. Việc tăng cường khai thác và xuất khẩu các loại nguyên liệu, nhiên liệu thô để đổi lấy lương thực và hàng tiêu dùng đã làm nhiều loại khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt. Việc mở rộng các khu công nghiệp, các đô thị mới,... đang làm thu hẹp diện tích đất trồng.
Bùng nổ dân số cũng ảnh hưởng xấu tới môi trường của đới nóng. Điều kiện sống thấp ở vùng nông thôn hay trong những khu nhà ổ chuột ờ thành phố là những tác nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm. Hơn 700 triệu người dân đới nóng không được dùng nước sạch, khoảng 80% số người mắc bệnh là do thiếu nước sạch. Việc khai thác tài nguyên quá mức để phục vụ cho số dân đông cũng làm môi trường bị tàn phá.
Để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng, cần giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.
Học tốt!!!
- Tài nguyên cạn kiệt , suy gảm do nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng tăng.
- Đất trồng bị thoái hóa, bạc màu do không đượ chăm bón đầy đủ.
- Môi trường ô nhiễm, các cơ sở y tế, giáo dục , vui chơi, giải trí không đáp ứng được yêu cầu.
- Việc mở rộng các khu công nghiệp, các đô thị mới làm diện tích đất trồng thu hẹp.
- Chất lượng cuộc sống của người dân thấp, khó đáp ứng nhu cầu ăn, ở, học hành,...
- Biện pháp : giảm tỉ lệ gia tăng dân số , phát triển kinh tế để nâng cao đời sống của nhân dân.
# K MK NHA#
Ngay từ thế kỷ thứ 19, nhà kinh tế học người Anh Thomas Malthus đã cảnh báo rằng sự gia tăng dân số không kiểm soát sẽ làm mất khả năng cung cấp đủ lương thực của Trái đất cho con người. Mặc dù luận thuyết của ông đã bị phê phán rằng quá đơn giản và mới chỉ xem xét quan hệ dân số – biến động tài nguyên, song nó cũng đã phần nào xác nhận thực tế về hậu quả cũng như hiểm họa môi trường của gia tăng dân số.
Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề lên toàn bộ các môi trường đất, không khí và nước trên toàn cầu vì mỗi một thành phần môi trường này lại có liên quan chặt chẽ đến thành phần khác. Và mỗi một cá thể, một con người khi sử dụng tài nguyên lại góp phần vào sự ô nhiễm môi trường. Trong khi mức độ sử dụng tài nguyên và lượng chất thải sinh ra từ mỗi con người, mỗi khu vực là không giống nhau, thì một thực tế rõ ràng là đất, nước và không khí là vô cùng cần thiết cho sự sinh tồn của loài người.
Đối với sự tiêu thụ tài nguyên, có hai tính chất chung cơ bản cần được nhấn mạnh. Thứ nhất là mọi người đều cần thức ăn, do đó cần phải có đất để canh tác nông nghiệp, chăn nuôi cũng như để sản xuất ra lương thực thực phẩm. Hiện nay, trên toàn cầu có khoảng 1,5 tỷ hecta đất đang được canh tác trên tổng số khoảng từ 2 đến 4 tỷ hecta được cho là đất có thể canh tác. Hình 2.7. cho ta thấy nhu cầu đất đai trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của dân số đang gia tăng, và rằng số hecta đất cần để thỏa mãn nhu cầu lương thực của các phương án dân số dự báo với giả thiết rằng năng suất lương thực trên đầu người là không đổi. Mặc dù trải qua lịch sử đã có sự tăng thêm của diện tích đất có tiềm năng canh tác, song sự gia tăng quá nhanh của dân số toàn cầu đã không làm tình hình khả quan hơn. Diện tích đất cần cho sản xuất lương thực trên toàn cầu hiện nay đã rất gần với giới hạn dưới của diện tích đất có tiềm năng canh tác dự tính (Meadows et al., 1992).
Tài nguyên nước là tính chất chung thứ hai có liên quan chặt chẽ đến mối quan hệ giữa qui mô dân số và việc sử dụng tài nguyên. Nước là thành phần trung tâm của chu trình sinh thái mà nhân loại phụ thuộc vào và nước được chúng ta sử dụng vào rất nhiều mục đích thiết yếu như cho sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất năng lượng. Có lẽ nước chính là nguồn tài nguyên giới hạn của sự phát triển bền vững. Nước là tài nguyên không thay thế và sự cân bằng giữa nhu cầu nước của nhân loại với trữ lượng nước đã đến mức báo động. Chỉ có 2,5% lượng nước trên trái đất là nước ngọt – loại nước thiết yếu cho mọi loại hình sử dụng nước của con người – và chỉ có 0,5% là nước mặt và nước ngầm có thể khai thác sử dụng.
Trong khi đó, dân số toàn cầu đã tăng gấp ba lần trong vòng hơn 70 năm qua và mức nước sử dụng đã tăng gấp sáu lần do sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp có tưới. Trong một vài năm gần đây, tổng lượng nước sử dụng đã tăng cùng nhịp độ với mức gia tăng dân số (UNFPA, 2001). Để thỏa mãn nhu cầu về nước của 77 triệu con người tăng thêm mỗi năm người ta dự tính cần phải có một lượng nước cõ bằng dòng sông Rhine. Song trữ lượng nước ngọt lại không hề tăng thêm.
Tóm lại, việc nhân loại sử dụng tài nguyên thiên nhiên là không có gì mới mẻ. Điểm mới ở đây là nhu cầu về mức sử dụng tài nguyên của một lượng dân số toàn cầu lớn chưa từng thấy sẽ còn tiếp tục tăng lên đáng kể hàng năm.
Gia tăng dân số không chỉ có liên quan đến mức tiêu thụ tài nguyên mà còn liên quan đến sự ô nhiễm môi trường gây ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Môi trường đất, nước, không khí, tất cả đều có vai trò như những bể chứa chất ô nhiễm. Do các qui trình công nghiệp rất phức tạp nên khó có thể xác định chính xác mối quan hệ giữa qui mô dân số và sự ô nhiễm. Một số nhà nghiên cứu đã ước tính được tác động của qui mô dân số đến một loại ô nhiễm ở một số vùng nhất định. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản mối quan hệ giữa dân số và ô nhiễm môi trường như sau: ví dụ, xét về ô nhiễm không khí, nhiều người hơn tức là sẽ có nhiều nhu cầu hơn đối với các hàng hóa được sản xuất tại các nhà máy, khu công nghiệp mà đây là những nơi tạo ra nhiều khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí. Đương nhiên, các mối quan hệ sâu xa hơn thì không đơn giản như vậy – khí hậu, chính sách kiểm soát ô nhiễm và công nghệ sản xuất, tất cả sẽ phối hợp với nhau để xác định chất lượng không khí.
Trong những năm gần đây, sự nóng lên toàn cầu hay biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề môi trường nóng bỏng. Các nhà khoa học đã nói nhiều đến tác hại lớn lao của những hiện tượng trên như thiên tai hạn hán, lũ lụt, dâng mực nước biển hay sự gia tăng bệnh ung thư da, các bệnh truyền nhiễm v.v… Theo các nhà khoa học, chính các khí thải từ những hoạt động phát triển của con người đã làm mỏng dần và thậm chí làm thủng tầng ôzôn, từ đó gây nên sự nóng lên hay biến đổi khí hậu toàn cầu. Như vậy, sẽ có mối tương quan chặt chẽ giữa các khí thải gây biến đổi khí hậu với số lượng dân số, mức tiêu dùng và trình độ công nghệ. Hình 2.8 thể hiện mối tương quan giữa dân số và sự phát thải khí cácbonmic (CO2) – một trong số các loại khí có thể phá hủy tầng ôzôn, trong đó cho thấy sự phát thải khí CO2 có thể được giảm đáng kể nếu sử dụng các công nghệ dùng nguồn năng lượng có hàm lượng cácbon thấp
Ô nhiễm môi trường đang là một trong những vấn đề bức thiết nhất hiện nay của toàn thế giới. Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Hỡi ơi, chúng ta có thể chứng kiến tại bất cứ đâu những dòng kênh đen đặc những rác thải, hôi thối. Có lẽ, trong một tương lai không xa, rác thải sẽ chiếm hết đất đai, diện tích sinh sống của chúng ta. Và trái đất – hành tinh xanh của chúng ta sẽ chỉ còn một màu đen của rác. Vậy nên, thưa nhân loại, đã đến lúc chúng ta phải chung tay hành động để bảo vệ hành tinh xanh này rồi!
* Biện pháp:
+ Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải:
– Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế.
– Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.