Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị : Lao động ở nông thôn nhiều hơn 3 lần so với lao động ở thành thị (tương ứng là 75% và 25% lao động của cả nước, năm 2005).
b) Phân tích tác động tích cực của đô thị hoá :
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng trong nước (khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách cả nước, năm 2005).
- Các thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ lớn ; lực lượng lao động đông và có trình độ, cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
a) Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ : Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
b) Thế mạnh về tự nhiên để phát triển thuỷ điện : các sông suối có trữ năng thuỷ điện lớn (hệ thống sông Hồng 11 triệu kW, chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước ; riêng sông Đà gần 6 triệu kW).
c) Hiện trạng phát triển thuỷ điện :
- Nhiều nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng : Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW) và hàng loạt nhà máy thuỷ điện nhỏ.
- Đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW).
* Tham Khảo
Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vinh Bắc Bộ.
Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.
Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
a. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt nhiệt cao, độ ẩm lớn.
- Nước ta có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp: đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng.
- Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm
- Mạng lưới công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.
- Nhu cầu của thị trường còn rất lớn.
- Luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.
b. Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Cung cấp các mặt hàng cho xuất khẩu. Sản phẩm từ cây công nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta: cà phê, hồ tiêu, điều,….
- Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng còn nhiều khó khăn.
a) Những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản :
- Vùng biển rộng, có nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong và nhiều đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò, điệp,...).
- Nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm : Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và Hoàng Sa - Trường Sa.
- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt hải sản ; các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn ; dịch vụ thuỷ sản và các cơ sở chế biến thủy sản được mở rộng.
- Thị trường (trong nước, thế giới) ngày càng mở rộng ; sự đổi mới trong chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đánh bắt,...
b) Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản :
- Hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và nhu cầu lớn trên thị trường (nhất là các thị trường Hoa Kì, EU,...).
- Diện tích mặt nước còn nhiều, kĩ thuật nuôi trồng ngày càng hoàn thiện và các lí do khác (kinh nghiệm nuôi trồng, chính sách,...).
1. _ Về vị trí và quy mô:
+ Diện tích tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn đồng bằng sông Hồng 2,5 lần (4 triệu ha so với khoảng 1,5 triệu ha).+ Diện tích trồng cây lương thực gấp gần 3 lần.
+ Sản lượng lương thực quy thóc của đồng bằng sông Cửu Long lớn
+ Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người của đồng bằng sông Cửu Long cao _ Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:+Do không có hệ thống đê điều nên đồng bằng sông Cửu Long hàng năm vẫn được bồi đắp phù sa+Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều đất hoang hoá hơn+Khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long là khí hậu mang tính chất xích đạo, có 2 mùa (mưa, khô) rõ rệt+Nguồn lợi biển ở đồng bằng sông Cửu Long phong phú._ Về điều kiện kinh tế - xã hội: - Là vùng dân cư trù phú, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng lúa, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, hải sản.
- Có nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp, ngư nghiệp.
- có hệ thống đô thị, trong đó có những đô thị vào loại lớn nhất của cả nước (Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ…).2.
_học sinh sinh viên đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
_Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệmôi trường vùng ven biển, hải đảo.
_Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.
Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
a. Thuận lợi:
- Dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, thuận lợi phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động.
- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động dự trữ dồi dào, nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học và kĩ thuật.
b. Khó khăn:
- Đối với phát triển kinh tế :
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt 3 – 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, dân số đông thì mức tăng dân số như hiện nayva64n là cao.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu.
+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thổ.
- Đối với phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện
+ GDP bình quân đầu người thấp.
+ Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.
- Đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường
+ Không gian cư trú chật hẹp.
- Về mặt tích cực gồm có những ý sau:
- Dân số đông nên có nguồn lao động rất dồi dào. Đồng thời tạo nên nguồn thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Dân số tăng nhanh sẽ liên tục bổ sung thêm nguồn lao động trẻ.
- Về mặt tiêu cực gồm có những ý sau:
+ Đối với phát triển nền kinh tế:
- Tốc độ tăng dân số quá nhanh ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Số người chưa có công ăn việc làm còn nhiều. Điều đó trở thành một thách thức đối với nền kinh tế.
- Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
+ Đối với phát triển xã hội:
- Chất lượng cuộc sống còn thấp, chưa được cải thiện nhiều.
- Thu nhập bình quân đầu người còn thấp
- Các chế độ xã hội bảo hiểm, trường học còn gặp nhiều khó khăn.
+ Đối với tài nguyên môi trường:
- Suy giảm mạnh nguồn tài nguyên
- Ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề.
1 : Trình bày vị trí, đặc điểm của các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất ? :)
=====> TL: Có 5 đới khí hậu: 2 Ôn đới;2 hàn đới;1 nhiệt đới
2. Nước biển và đại dương có mấy vận động? Đó là những vận động nào? Nêu khái niệm các vận động đó và nguyên nhân sinh ra chúng ? Con người đã lợi dụng thuỷ triều để phát triển ngành , nghề gì ? :3
====> Tl: Có 3 vận động đó là: Sóng biển;thuỷ triều;dòng biển
NGuyên nhân: Gió; sức hút của mặt trăng và 1 phàn của maywsj trời.
a. Thế mạnh:
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào.
Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.
- Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo.
- Nguồn lao động nước ta có kinh nghiệm sản xuất được tích lũy qua nhiều thế hệ.
- Chất lượng người lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.
- Lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học tăng mạnh.
b. Hạn chế:
- Lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp
- Lao động phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước.
- Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
- Lao động có trình độ tập trung chủ yếu ở các thành phố. Trong khi đó khu vực nông thôn, đồng bằng và trung du, miền núi giàu tài nguyên lại thiếu lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật.
a) Thế mạnh
- Số lượng: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (42,5 triệu lao động năm 2005, 45,0 triệu lao động năm 2008). Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động, đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế.
- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:
+ Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, có kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...).
- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang giảm.
- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động theo khu vực và thành phần kinh tế.
b) Hạn chế :
- Chất lượng lao động chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn ít so với sự phát triển kinh tế hiện nay.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.
- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.