K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BA
4
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
LT
5
23 tháng 1 2018
Chuyện vui hả , U23 Việt Nam thắng rồi , Việt Nam muôn năm , cố lên Việt Nam ơi , cố lên U23 ơi !!!!!!!!!!!!!!!!!!
MM
3
15 tháng 1 2017
Những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng vì cơn mưa rừng đã khiến hai chiếc bánh trước của xe ô tô lún xuống vũng lầy.
11 tháng 12 2018
Bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia vì Tộ tự cảm thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.
Một trong những nguyên nhân đáng kể gây ô nhiễm nguồn nước chính là do con người. Cụ thể yếu tố gây ô nhiễm bao gồm: chất thải con người (phân, nước, rác), chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh, rất nhiều yếu tố khác gây ô nhiễm môi trường cũng được “tạo” ra: chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm; và họat động lưu thông với khí thải và các chất thải hóa chất cặn sau sử dụng. Cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất là chất thải phóng xạ.
Một nguyên nhân khác gây ô nhiễm môi trường nước là do tự nhiên. Sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi xuống làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn…
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra. Bên cạnh đó còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường. Cụ thể, có 5 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
Các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp
Trong quá trình hoạt động, các khu công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là do quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Theo những chuyên gia môi trường, nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ.
Chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
Hiện nay, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo mùa vụ người dân đã quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng. Phun lượng lớn các hóa chất vào các loại cây trồng không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân khi sử dụng mà còn gây ô nhiễm môi trường đất khi một lượng lớn thuốc không được cây trồng hấp thụ hết. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa, ô nhiễm môi trường đất.
Các chất thải rắn không được xử lý an toàn
Quá trình công nghiệp hóa cũng dẫn đến sự gia tăng của một lượng lớn rác thải rắn gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải tế, nông nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v… Theo báo cáo năm 2004 về chất thải rắn thì trên cả nước có khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%.
Những chất thải rắn thải ra không được xử lý an toàn trong thời gian dài tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Do bụi, khói từ phương tiện giao thông
Tình trạng khói bụi bay mù mịt rất thường xảy ra tại các thành phố lớn, nơi tập trung các khu công nghiệp, có mật độ xe cộ đông đúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chất khí thải xe cơ giới, khói bụi gây ô nhiễm không khí vào những tháng ít mưa có tính a-xít. Khói bụi có tính a-xít tác động xấu đến sức khỏe con người, nhất là khi bị phơi nhiễm trong thời gian dài. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí.
Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Đồng thời, khói bụi còn được tạo ra do những hoạt động của con người như hoạt động sinh hoạt hằng ngày sử dụng than, hay các chất đốt…cũng góp phần gây nên ô nhiễm không khí trầm trọng.
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền chưa có nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mực với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Cùng với đó thì công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Một số giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
Để ngăn chặn, khắc phục và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp dưới đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường , phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp để có thể phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ…
Với những khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải , phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường.
Với những chia sẻ trên,bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu được ô nhiễm môi trường là gì cũng như những giải pháp để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.