K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2017

a)(1)Đồ dùng để đựng thức ăn, thức uống.

(2)Lượng chứa trong một bát.

b)(1)hững bộ phận trong bụng của con vật giết thịt, dùng làm thức ăn (nói tổng quát).

(2)Bụng của con người, coi là biểu tượng của mặt tâm lí, tình cảm, ý chí, tinh thần.

chúc bạn học tốt ạ

24 tháng 7 2017

a, Bát :

- (1) Đồ dùng để đựng cơm , thức ăn , đồ uống

- (2) Lượng cơm trong mỗi bát

b, Lòng :

- ( 1) Là một bộ phận trong bụng của con vật bị " giết " để làm thức ăn

- ( 2) Bụng của con người , được coi là biểu tượng của mặt tâm lí , tình cảm , ý chí và tinh thần

18 tháng 9 2018

 Trong con người chúng ta, có rất nhiều cái cần thiết và quan trọng. trong những thứ quan trọng đó thì sức khỏe là quan trọng nhất và cần thiêt cho con người, có sức khỏe thì chúng ta sẽ làm nên tất cả. Một trong những điều kiện để giữ gìn sức khỏe, cho ta một sức khỏe tốt nhất là phải ăn ở hợp vệ sinh. Nhằm khuyên răn chúng ta cần phải làm gì để có được sức khỏe tốt ấy, tục ngữ có câu:

“ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”

Ta hãy tìm hiểu lời dạy trên thế nào nhé!

Bằng những từ ngữ thật đơn giản, dễ hiểu nhưng chứa đựng biết bao hàm ý. Nhà sạch là nhà luôn được quét dọn sạch sẽ, sắp xếp gọn gang ngăn nắp, không vứt rác bừa bãi, nhà cao ráo thoáng mát, tạo không khí thật trong lành dễ chịu. Bát sạch nghĩa là chén đĩa, nồi niêu phải thường xuyên lau chùi cẩn thận, khi ta bưng chen cơm lên ăn cảm thấy tạo một sự ngon miệng. Nghĩa của câu tục ngữ là khi chúng ta ở trong nhà sạch thì cảm thấy rất mát mẻ và ăn với chén bát sạch ta sẽ thấy ngon miệng.

Bởi lẽ,điều kiện đảm bảo sự sinh tồn của con người chính là ăn, ở. Chúng ta ai cũng muốn sống trong một ngôi nhà được cất ở nơi cao ráo, thoáng mát, đủ ánh sáng; chung quanh thì quiets dọn thật sạch sẽ tránh ruồi muỗi, trồng vài cây cảnh cây hoa. Nhà cửa như vậy thì chắc chắn thoáng mát và có bầu không khí thật trong lành. Chúng ta ai cũng mong muốn có một nơi ở như thế để chúng ta có thể căm thấy thoải mái, mát mẻ với một ngôi nhà thoáng đãng, không khí trong lành. Vào trong nhà thì bếp núc gọn gang, chén đũa song nồi được lau chùi sạch sẽ, cẩn thận không có mùi hôi, như vậy khi ăn uống ta cảm thấy ngon miệng hơn nhiều. không cấn giàu sang, không cần nhà cao cửa rộng, không cần lương cao mĩ vị mà ddieuf cần thiết là chúng ta phải biết ăn ở hợp vệ sinh. Như vậy chúng ta sẽ hưởng thụ một bầu không khí sạch trong lành, được ăn uống ngon miệng đảm bảo vệ sinh thì sẽ đảm bảo sức khỏe, phòng chống bệnh tật. chính nhờ có sức khỏe mà chúng ta mới có thể làm việc, học tập, lao động tốt hơn được.

Dù ở đâu thì chúng ta cũng luôn phải có ý thức vệ sinh môi trường, ăn ở sạch sẽ hợp vệ sinh. Nhưng  vì sao chúng ta cần phải có ý thức và thực hiện tốt điều đó? Đúng vậy các bạn ạ, khi ở nhà chúng ta chú ý quét dọn, lau chùi để tạo cho nhà mát, để ăn được ngon cơm. Khi đến trường, chúng ta biết giữ gìn vệ sinh lớp học, quét dọn hàng ngày, không vứt rác bừa bãi, chú ý trang trí lớp học để tạo một cảnh quang thoáng đẹp thì chúng ta sẽ tiếp thu bài tốt hơn.  Hơn thế nữa khi ăn ở trong một môi trường thoáng mát, sạch sẽ thò đảm bảo được sức khỏe con người. Có sức khỏe tốt thì con người sẽ tích cực học tập, làm việc, tham gia đóng góp vào sự nghiệp chung của xã hội. có sức khỏe mới duy trì được giống nòi. Chính vì vậy chúng ta cần phải thực hiện tốt điều đó để phục vụ trong công tác học tập, làm việc của ta.

  Một câu tục ngữ với những từ ngữ mộc mạc, đơn giản nhưng lại cho ta một lời khuyên thật bổ ích. Lời khuyên ấy luôn nhắc nhở ta cần phải luyệ tập nếp sống văn minh. Ăn ở sạch sẽ, hợp vệ sinh là điều cần thiết trong cuộc sống con người, góp phần xây dựng nếp sống văn minh tiên bộ để có một sức khỏe, một sự sống tốt nhất đảm bảo đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tk và kết bạn nha

Hk tốt

18 tháng 9 2018

Làm

Nhà của mình, mình ở. Bát của nhà mình, mình ăn. Môi trường này ta sinh sống, mình làm gì với môi trường, môi trường sẽ cho ta bầu không khí ấy. Hơn nữa, câu ca dao còn thể hiện cả tính cách của con người. 

Câu 1. Xác định từ loại của các từ được gạch chân.- Nó hành động rất đúng- Tôi trân trọng những hành động của bạn.- Mấy hôm nay, ông ấy suy nghĩ nhiều quá.- Những suy nghĩ của bạn ấy làm mọi người khâm phục.- Bà nắm ba nắm cơm.- Nó bước từng bước chắc chắn.- Cày đồng đang buổi ban trưa.- Con trâu đi trước, cái cày đi sau.Câu 2. So sánh ý nghĩa của những từ sau. Đặt câu với...
Đọc tiếp

Câu 1. Xác định từ loại của các từ được gạch chân.

- Nó hành động rất đúng

- Tôi trân trọng những hành động của bạn.

- Mấy hôm nay, ông ấy suy nghĩ nhiều quá.

- Những suy nghĩ của bạn ấy làm mọi người khâm phục.

- Bà nắm ba nắm cơm.

- Nó bước từng bước chắc chắn.

- Cày đồng đang buổi ban trưa.

- Con trâu đi trước, cái cày đi sau.

Câu 2. So sánh ý nghĩa của những từ sau. Đặt câu với các từ đó.

a) Đã, mới, từng.

b) Sẽ, sắp.

Câu 3. Cho biết ý nghĩa của các từ: đã, đang, sẽ. Giải thích cách dùng các từ đó trong các câu sau:

a) Bạn đến lúc tôi đang học bài.

b) Ngày mai, nếu cậu đến lúc 7 giờ thì tớ đã đi rồi.

Câu 4. Nêu ý nghĩa của các từ gạch chân trong các câu sau:

a) Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường.

b) Ngựa phi suốt mấy ngày đêm ròng rã.

c) Sau cùng, Mã Lương dừng chân ở một thị trấn nhỏ.

d) Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Câu 5. Em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''. Trong đoạn văn sử dụng ít nhất 5 động từ, 2 cụm động từ. ( Đoạn văn phải dài từ 10-12 câu)

Các bạn giúp mình với nhanh lên nào!ok

1
20 tháng 12 2016

Câu 5 :

Bằng cách nói bóng bẩy, cô đọng, hàm súc, những con người Việt Nam giàu tình nghĩa đã dạy con cháu :

" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "

Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng : Ăn những trái cây chín mọng, thơm ngon thì phải nhớ đến công ơn của những người vun xới, chăm sóc, của những người trồng cây.

Tại sao " ăn quả " phải " nhớ kẻ trồng cây " ?

Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến khi lớn lên nhận được bao nhiêu điều tốt đẹp từ người khác. Hạt cơm chúng ta ăn là thành quả của biết bao công sức cày sâu cuốc bẫm, chăm sóc,... của các bác nông dân. Chiếc áo chúng ta đang mặc có công sức của người ươm tơ, se chỉ, chế tạo máy móc, cắt may... Con đường chúng ta đang cắp sách tới trường hôm nay đã nhuộm biết bao máu đổ của các thế hệ cha anh ngày trước. Giấc ngủ của chúng ta an lành, êm ả mỗi đêm là nhờ các anh bộ đội, chiến sĩ vùng biên giới, vùng biển khơi, vùng đảo xa xôi, tích cực canh gác...

Như vây những " kẻ trồng cây " ấy đã tạo nên " quả " cho chúng ta ăn ngon lành. Do đó hãy biết ơn họ để nhân cách của mình được đẹp thêm, cái tính người được tỏa sáng lung linh hơn.

Hằng ngày, khi được sự quan tâm, giúp đỡ của bất kì ai, người nhận cần phải tỏ thái độ biết ơn, có khi chỉ là một nụ cười hàm ý, một ánh mắt chứa chan tình cảm hoặc một câu nói ý nghĩa.

Tóm lại, câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là một lời dạy bổ ích của cha ông ta. Nó không những có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ đi trước mà còn dìu dắt thế hệ đi sau đến với cái chân - thiện - mĩ . Từ đó, con người trở nên Người hơn. Và nhân sinh quan cao vời ấy đã làm cho cuộc đời đẹp hơn, đất như nở hoa tươi hơn và trời mỗi ngày lại sáng hơn.

 

Câu 1: (2,0 điểm)Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ(Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương)a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?Câu 2:(3,0 điểm)Hãy viết một đoạn văn...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?

b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?

Câu 2:(3,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch trình bày suy nghĩ về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh hiện nay.

Câu 3: (5.0 điểm)

Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết:

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 162)

2
22 tháng 8 2016

1)a)–    Biện pháp tu từ:

 

+ Ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ.

–    Tác dụng: Khẳng định sự vĩ đại và sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc, đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Hai câu thơ thể hiện rất cảm động tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc.

b)“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

 

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)

2)

–    Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng khong nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.

–    Đây là hiện tượng phổ biến trong học sinh hiện nay.

–    Nguyên nhân:

+ Bản thân mỗi học sinh chưa tự giác trong học tập, có thái độ đối phó, thụ động.

+ Sức ép từ phía gia đình.

+ Chương trình học nặng nề, khô khan; phương pháp giảng dạy của thầy cô chưa phù hợp và hiệu quả.

–    Hậu quả: trống rỗng kiến thức, không có khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế.

–    Giải pháp:

+ Bản thân học sinh cần có thái độ, động cơ, phương pháp học tập đúng đắn, chủ động tiếp thu kiến thức.

+ Gia đình và nhà trường cần phối hợp để giảm bớt áp lực, mang lại sự hứng thú khi học tập cho con em.

–    Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

22 tháng 8 2016

3)

I

Khái quát:

  –    Trích dẫn câu văn trong tác phẩm Lòng yêu nước” của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua:“Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

 

–    Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”:

+  Kim Lân nhà một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp với ngòi bút luôn hướng về cuộc sống nông thôn.

“Làng” là một trong những tác phẩm thành công của tác giả Kim Lân. Truyện viết về nhân vật ông Hai – một lão nông hiền lành, chất phác, giày tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng.

–    Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong văn bản“Làng” chính là minh chứng xác thực cho câu văn của I-li-a Ê-ren-bua.

 II

Phân tích:

 1Tình yêu làng của ông Hai:

 aNiềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình:

  –    Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:

 

+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.

+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”

 bTâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:

  –    Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

 

–    Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

–    Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng:“Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi.

– Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được.

–    Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

–    Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

–    Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ vfa không chứa chấp Việt gian.

 cTâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính:

  – Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.

 

– Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.

– Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

 2

Tình yêu nước của ông Hai:

  – Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.

 

– “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.

– Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai cha con)

 III

Đánh giá:

  – Nhà văn xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

 

–    Qua đây thể hiện tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước của ông Hai. Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

5 tháng 9 2016

5 8 7 và 2 

Trả lời công khai và thật lòng nha heheleuleu

5 tháng 9 2016

2 thôihiha

26 tháng 11 2017

1. Truyện cổ tích

2. Phương thức biểu đạt: tự sự

3. Ngôi kể: 3

4. Danh từ: hai cha con, sứ nhà vua, em bé, cha, sứ giả, ông.

6. Yêu cầu vua rèn cái kim thành 1 con dao để xẻ thịt chim -> dồn vua vào thế bí.

7. Em bé thông minh đã làm tôi rất khâm phục và ngưỡng mộ. Em bé là con của 1 nhà nông dân nghèo, khoảng 7 8 tuổi. Tuy vậy em rất mạnh dạn và nhanh trí đối đáp với cả viên quan và nhà vua. Em trả lời câu hỏi bất ngờ hóc búa của viên quan bằng cách hỏi phản vấn lại. Khi vua ban 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực để đẻ thành 9 con thì câu bé dùng tương kế tựu kế đưa nhà vua vào bẫy bằng những lời lẽ phi lí mà chính vừa đặt ra. Vừa chưa tin muốn thử cậu bé lần nữa, vừa bán 1 con chim sẻ bắt em chia thành 3 mâm cỗ thì em bé ko hề núng mà dồn vừa vào thế bí, yêu cầu vừa rèn kim thành dao để xẻ thịt chim. Em bé còn cứu nước khỏi nguy cơ xâm lược khi dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố. Để cảm ơn, vua đã phong em làm trạng nguyên. Từ đó cho thấy em là 1 cậu bé thông minh, mạnh dạn, nhanh trí, bình tĩnh, tự tin, can đảm, đầy bản lĩnh.

24 tháng 12 2016

haha kick kai coi nèo

 

24 tháng 12 2016

Trả lời đi rồi tui tick cho!

15 tháng 12 2021

Trong kho tàng ca dao lục bát, em đặc biệt yêu thích câu thơ:

Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Hình ảnh so sánh giữa lời nói và con bướm khiến em rất thích thú. Tác giả dân gian mượn hình ảnh con bướm chập chờn, đậu rồi lại bay, không để lại dấu vết gì. Để phê phán những người chỉ thích nói chứ không thích giữ lời hứa. Lời nói của họ như con bướm, nói ra rồi lại bay đi mất, chẳng giữ lại được gì, chẳng thực hiện được những gì mình nói. Qua hình ảnh ấy, ông cha ta nhấn mạnh với con cháu bài học về chữ “tín”, nói được thì phải làm được. Bài học giá trị ấy được gói gọn trong hai câu thơ lục bát, vừa dễ nhớ lại vừa dễ nghe.

15 tháng 12 2021

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Những câu thơ lục bát ấy, dường như ai ai cũng thuộc, cũng nhớ. Hình ảnh đóa sen trắng thanh khiết, trong trẻo đã đi sâu vào kí ức của mọi người. Ngay câu thơ đầu, tác giả dân gian đã khẳng định vị trí “khó ai sánh bằng” của hoa sen trong đầm. Hình ảnh hoa sen được miêu tả từ ngoài vào trong, với ba gam màu xanh, trắng, vàng, lần lượt từ lá, cánh hoa, đến nhị hoa. Đó đều là những màu sắc rực rỡ, sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ ba, những chi tiết ấy lại được điệp thêm lần nữa, nhưng với trật tự đảo ngược. Khiến cho người đọc cảm nhận, được dường như đang được kiểm tra, soi xét cho thật kĩ, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Sau đó, chắc chắn mà khẳng định rằng: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thứ hoa ấy, không chỉ xinh đẹp, mà còn tinh khiết, tuy sống trong bùn tanh nhưng vẫn thơm hương, trong sạch. Giống như những con người, dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, như thế nào, vẫn giữ vẹn nguyên tấm lòng trung trinh, chung thủy, chẳng một dạ hai lòng, hai trở nên xấu xa, tồi tệ. Phẩm hạnh cao quý, đáng trân trọng ấy của con người Việt Nam, đã được tác giả dân gian khéo léo thể hiện qua hình ảnh bông sen trong câu ca dao trên.