K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9

Đoạn trích "Người cha" của Nguyễn Quang Thiều là một tác phẩm giàu tính biểu cảm, với nhiều nét đặc sắc nghệ thuật sâu sắc, mang lại cho người đọc những cảm xúc sâu lắng về tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cha con. Bằng lối viết giàu hình ảnh, ngôn từ chân thực, tác giả đã khắc họa một cách sâu sắc và cảm động hình ảnh người cha – một biểu tượng của sự hi sinh, của tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái.

Trước hết, chủ đề chính của đoạn trích "Người cha" là ca ngợi tình cha thiêng liêng, ấm áp. Người cha trong tác phẩm hiện lên không chỉ là một nhân vật cụ thể mà còn là đại diện cho bao người cha trên đời, luôn âm thầm lặng lẽ hy sinh cho hạnh phúc và sự trưởng thành của con cái. Người cha không phô trương, không biểu lộ quá nhiều cảm xúc nhưng tình yêu thương của ông thấm đẫm trong từng cử chỉ, từng hành động. Đoạn văn đã gợi cho người đọc những suy nghĩ về vai trò to lớn của người cha trong gia đình, về những gì người cha đã làm, dù thầm lặng nhưng lại vô cùng cao cả.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những nét đặc sắc nhất của đoạn trích này. Nguyễn Quang Thiều đã khắc họa người cha qua lăng kính của người con – một cách nhìn đầy cảm xúc, tự hào nhưng cũng đượm buồn khi nhận ra những hi sinh lặng thầm của cha. Hình ảnh người cha không hiện lên như một người hùng vĩ đại, mà là một người cha bình thường, giản dị, với những nỗi niềm sâu kín. Qua từng hành động nhỏ bé như làm lụng, chăm lo cho con cái, người cha đã hiện lên một cách chân thực, gần gũi, khiến người đọc dễ dàng đồng cảm và thấu hiểu.

Ngôn ngữ của Nguyễn Quang Thiều trong đoạn trích "Người cha" là một yếu tố nghệ thuật quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Ngôn ngữ trong tác phẩm không quá hoa mỹ, cầu kỳ mà mang đậm tính hiện thực và giàu cảm xúc. Từng câu chữ được sắp xếp một cách tinh tế, truyền tải những nỗi niềm, những suy tư về tình cha con một cách tự nhiên mà sâu sắc. Cách sử dụng ngôn từ mang tính biểu cảm cao, làm cho người đọc cảm nhận được không chỉ những hình ảnh mà còn cả những rung động tinh tế của nhân vật. Đồng thời, tác giả còn khéo léo kết hợp giữa ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ biểu cảm, giúp khắc họa rõ hơn tâm trạng của người con khi nhìn về người cha, về những năm tháng trưởng thành trong vòng tay yêu thương của cha.

Hình ảnh trong đoạn trích cũng là một điểm sáng về nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều. Tác giả không chỉ miêu tả người cha qua lời kể mà còn qua những hình ảnh giàu tính biểu tượng. Hình ảnh người cha có thể xuất hiện trong những khoảnh khắc bình dị nhất, nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó có thể là đôi tay chai sạn vì làm việc vất vả, là ánh mắt lo lắng dõi theo con, là những bước chân lặng lẽ của cha trong đêm. Tất cả những chi tiết ấy đều tạo nên một hình tượng người cha chân thực, sống động nhưng không kém phần thiêng liêng.

Nhìn chung, "Người cha" của Nguyễn Quang Thiều không chỉ là một tác phẩm nói về tình cảm gia đình mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, gợi lên những suy nghĩ sâu sắc về tình cha con. Bằng cách xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ biểu cảm và lối viết giàu tình cảm, tác giả đã khắc họa thành công một hình tượng người cha vừa giản dị, vừa cao quý. Qua đó, đoạn trích nhắc nhở mỗi người chúng ta biết trân trọng hơn những gì mà cha mẹ đã hy sinh, biết yêu thương và đền đáp những tình cảm cao cả ấy.

8 tháng 5 2023

một một bữa no là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam caokể về cuộc đời của một bà lão nghèo khổ đối với nhiều người có lẽ câu chuyện sâu xa được truyền tải còn thắm thiết hơn nhiều chuyện khác của Nam Cao

một bữa no kể về một bà lão nuôi con khôn lớn cứ nhớ được ăn dưỡng tuổi già như cuộc đời lại trớ trêu con trai bà ra đi khi còn sớm chưa kịp đâu buồn thì con dâu sau khi chịu tan chồng cũng bỏ Mẹ bỏ con theo tình mới bà Đán đằng nuôi cháu bảy năm dòng nhưng cuối cùng do không còn đồng nào nữa nên phải bán cháo cho bà phó để lấy người đồng tiền câu chuyện phản ánh sự thật phũ phàng của nhiều năm đó khi cái đó nhiều làm con người trở nên mất hết tình thâm và nhân tính khi đếm biết đường cùng con đường mà nhiều người chọn chính là hi sinh đi thử máu mủ tưởng chừng phủ tráng cần thiết nhưng cuối cùng lại chính vì một bữa no mà người phụ nữ đó lại phải tìm đến nơi đó chỉ để mua một bữa no trong chuyện ta có thể khai thác nhân vật chính đó là bà lão bà lão là một người phụ nữ nghèo của ta không thể phủ nhận được điều đó. con trai mất sớm con dâu bỏ nhà Ra đi cái đó bắt bà phải bán đi đứa cháu móng mồm cứ nói lúc này cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nhưng ai ngờ một trận úm đã khiến người đàn bà đó kiệt quệ và mất trắng tất cả và là người đáng thương cũng là người đáng sợ bởi không sinh ra trong hoàn cảnh đó chẳng có ai thể dễ dàng đưa ra được quyết định vừa lo cuối cùng bà được ăn no như lại là cái no sao kimbap đã đổi hết sự sợ xấu hổ của đời người

có lấy bà vẫn sẽ là nhân vật lớn nhất là trong nhiều bài phân tích sau này chúng ta có thể đánh giá được khi chưa thực sự trải qua cuộc sống này

8 tháng 5 2023

lkfyo

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, béĐản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. trong những ngày tháng xa chồng, nàg luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.Vũ Nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng:1 đếm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng cha mình trên vách nói rằng cha đản lại dến.Trương Sinh bây h mớ ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. nó góp fần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

26 tháng 11 2023

Tham khảo:

Chiến tranh đã qua lâu nhưng những mất mát, những nỗi đau mà chiến tranh mang lại vẫn như đang hiện hữu. Rất nhiều tác phẩm đau thương về chiến tranh đã được các nhà văn, nhà thơ chắp bút. Cũng viết về một thời đạn bom khốc liệt nhưng Nguyễn Quang Sáng đã “vượt qua bi kịch của chiến tranh” để “cất cao bài ca thiêng liêng về tình phụ tử”, viết nên truyện ngắn nổi tiếng “Chiếc lược ngà”. Truyện đã tái hiện được nỗi mất mát của chiến tranh, nhưng vượt lên trên nỗi đau ấy là tình cha sâu nặng, rực sáng dù đứng giữa hoàn cảnh éo le của cuộc chiến.

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến ngay khi đứa con gái của ông còn nhỏ. Suốt 8 năm trời ròng rã, ông lúc nào cũng nhớ thương, mong ngóng đến ngày được về gặp con. Cuối cùng sau bao tháng ngày trông đợi, ông cũng có dịp về thăm nhà, “cái tình người cha cứ nôn nao” trong ông. Ngay khi thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã vội vàng nhảy lên bờ, bước những bước dài đến bên con. Ông gọi to tên con, khom người xuống rồi dang rộng vòng tay với niềm mong chờ sẽ được con chạy nhanh đến ôm chầm lấy ông, sà vào lòng ông kêu một tiếng “ba”. Phải trông mong, nhớ thương con đến nhường nào mới khiến một người lính dày dạn nơi chiến trường trở nên vội vàng, luống cuống như thế. Ông không kịp chờ thuyền dừng hẳn mà đã vội vàng nhảy lên bờ để đến bên con. Thế nhưng đáp lại những mong chờ suốt hàng năm trời của người cha, bé Thu lại sợ hãi, ngơ ngác như nhìn người lạ. Ông Sáu đã không kìm được nỗi xúc động, vết thẹo bên má giần giật, “giọng lặp bặp run run”. Ông lặp lại hai tiếng “ba đây con” “ba đây con” để mong con gái nhận ra mình nhưng con ông lại sợ hãi chạy đi. Không điều gì đau xót hơn thế! Nỗi niềm khát khao, mong nhớ của người cha như bị tạt một gáo nước lạnh. Nỗi đau của chiến tranh, của vết thẹo dài trên mặt cũng không là gì khi đứng trước sự hụt hẫng, đau khổ của một người cha không được con nhận ra.

Suốt mấy ngày ở nhà, ông Sáu chẳng dám đi đâu xa, lúc nào cũng ở bên con, hằng mong ba con sẽ thân thiết hơn, mong con gọi một tiếng “ba”. Thế nhưng bé Thu lại ngày càng xa cách, phản ứng dữ dội mỗi lần phải nhắc đến từ “ba”. Trước sự cứng đầu của con gái, ông Sáu buồn và bất lực nhưng cũng chỉ biết lắc đầu cười chua xót. Và rồi đến khi con nhận ra mình thì cũng là lúc ông phải lên đường. Giây phút ông Sáu được nghe tiếng gọi “ba” mà ông mong ngóng bấy lâu thì cũng là lúc hai cha con phải xa nhau. Tình yêu và sự kìm nén bấy lâu đã khiến một người đàn ông phải “rút khăn lau nước mắt”.

Ông Sáu trở lại chiến trường, lúc nào cũng canh cánh với lời hứa tặng con một cây lược. Ông gửi gắm tình yêu và nỗi nhớ con vào chiếc lược nhỏ, “thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Nhưng chiến tranh tàn khốc khiến ông không kịp đưa chiếc lược trao tận tay con mình. Ông Sáu hy sinh trong một trận càn quét của địch. Những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông không kịp căn dặn điều gì, duy chỉ có “tình cha con là không thể chết”, nỗi bận lòng cuối cùng của ông vẫn là người con gái bé bỏng, yêu thương.

Nếu như ở nhân vật ông Sáu ta thấy được tình yêu sâu nặng của người cha dành cho con gái thì bé Thu lại mang đến một tính cách hồn nhiên mà cứng cỏi, yêu ba tha thiết. Cô bé có tính cách yêu ghét rạch ròi, nhất định không chịu gọi “ba” vì đinh ninh ông Sáu không phải ba mình. Khi mẹ bảo gọi ba vào ăn cơm, bé Thu “né” ngay từ “ba” mà chỉ nói trống không “Vô ăn cơm”. Khi mẹ dặn nhờ ba chắt nước nồi cơm, bị dồn vào thế khó vì nồi cơm quá lớn, đứng trước sự lựa chọn là để cơm nhão hay gọi một tiếng “ba” để ba giúp, cô bé đã tự đưa ra một giải pháp khác – tự mình xoay xở, tự lấy muôi múc từng chút nước một. Bé Thu thông minh, nhanh nhẹn và rất cá tính.

Đỉnh điểm câu chuyện là lúc ông Sáu gắp cho con một cái trứng cá nhưng bé Thu không ăn lại hất ra và bị ba đánh. Trái với suy nghĩ của mọi người là cô bé sẽ khóc lóc, ăn vạ, nhưng bé Thu lại lặng im gắp cái trứng cá vào bát rồi bỏ sang nhà ngoại. Sự ương ngạnh của bé Thu đúng với tâm lí và tính cách trẻ nhỏ nên không hề đáng trách. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, Thu còn quá nhỏ nên không thể hiểu hết được sự khốc liệt của chiến tranh mang lại.Thu không chịu gọi ông Sáu là ba vì vết thẹo trên mặt khiến ông trông khác với tấm hình chụp chung với mẹ. Trong tâm trí của Thu, ba phải là người giống hệt tấm ảnh mình vẫn hay thấy. Sự ngây thơ của con trẻ khiến người đọc vừa thấy cười, vừa thấy thương. Chiến tranh để lại muôn vàn nỗi đau, nhưng có lẽ nỗi đau tình thân bị chia cắt là đau đớn nhất.

Khi đã được bà ngoại giải thích, Thu trăn trở “thở dài như người lớn”. Có lẽ cô bé đang hối hận vì đã xa lánh, ngang bướng với ba. Tất cả nỗi nhớ mong, suy tư dồn nén như được giải tỏa vào sáng hôm sau, khi ông Sáu chuẩn bị lên đường. Bé Thu gọi to một tiếng “ba” – tiếng gọi mà cô bé ao ước được gọi từ lâu. Tiếng gọi như “xé cả ruột gan”, “làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”. Cô bé níu chặt lấy cổ ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài đáng sợ bên má của ba nữa. Qua tâm lý và hành động của bé Thu, tác giả đã khắc họa rõ nỗi đau chiến tranh, chiến tranh đã khiến bao gia đình chia cắt, vợ mất chồng, con không nhận ra cha… Một tiếng gọi “ba”, một cái ôm của ba và con tưởng chừng như đơn giản nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh lại trở nên khó khăn, xa vời.

Nguyễn Quang Sáng đã rất tài tình khi tạo dựng được tâm lý nhân vật rất đặc sắc. Bác Ba điềm tĩnh, quan tâm đến đồng đội. Ông Sáu yêu thương con vô hạn, mong từng giây từng phút để gặp con; đau khổ, bất lực khi con bướng bỉnh hay nhớ thương, gửi gắm tình yêu vào cây lược tặng con. Đặc biệt, tác giả đã xây dựng được nhân vật bé Thu hồn nhiên mà cá tính, đôi khi bướng bỉnh nhưng yêu ghét rõ ràng. Cô bé rất yêu ba, rất nhớ ba nhưng vì sự ngây thơ của trẻ nhỏ cùng với tính cách cứng cỏi mà đã hiểu lầm ba.

Tác giả cũng khéo léo đặt nhân vật vào các tình huống truyện éo le để họ tự bộc lộ tính cách của mình. Phải thấy ông Sáu trong tình huống oái oăm con không nhận cha thì mới hiểu được tình yêu tha thiết, nỗi khát khao được ở bên con của ông. Đặt bé Thu vào tình huống gặp lại ba khi trên mặt ba thay đổi, có một vết thẹo dài cho đến khi bé hiểu ra nguyên nhân thì mới thấy được cô bé cũng yêu và tôn thờ ba đến nhường nào. Vì quá yêu ba nên mới không chấp nhận một người nào “trông khác với ba trong tấm hình chụp chung với mẹ”. Tình huống truyện kịch tính nhưng vẫn rất tự nhiên, có tính chất đảo ngược tình thế để tạo bất ngờ, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, đồng thời giúp làm nổi bật tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là tác phẩm bất hủ về tình cha con thiêng liêng giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Câu chuyện về ông Sáu và bé Thu là minh chứng rõ ràng cho tình cha con thắm thiết, không điều gì có thể chia cắt. Qua câu chuyện, ta hiểu hơn về những mất mát đau thương mà chiến tranh mang lại để thêm tự hào và quý trọng cuộc sống hòa bình hôm nay.

16 tháng 12 2018

Đặc sắc nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi:

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí

- Lối viết phong phú, nhiều hình ảnh, dẫn chứng về thơ văn, đời sống thực tế

- Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng

23 tháng 11 2021

Ccccccccccccccc

Ccccccccccccccc

Ccccccccccccccc

23 tháng 11 2021

??

18 tháng 2 2020

Đặc sắc về nghệ thuật lập luận:

- Tác giả đưa ra những số liệu cụ thể, so sánh các vấn đề thiết thực, có những dẫn chứng tiêu biểu.

- Nghệ thuật so sánh, đối lập, dẫn chứng thuyết  phục giúp con người nhận thức sâu sắc về tác hại của vũ khí hạt nhân, đi ngược lại lợi ích và sự phát triển của thế giới.

-> Tác dụng: Chỉ ra tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội: Chạy đua vũ trang đi ngược lại với lí trí của con người, ngược lại lí trí tự nhiên