K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Con lừa và bác nông dân là một câu chuyện ngụ ngôn mang nhiều bài học triết lí sâu sắc. Trong truyện, con lừa là một nhân vật rất thông minh, bình tĩnh, biết cách ứng xử trước khó khăn.

Con lừa đang trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cận kề với cái chết "con lừa của một bác nông dân sẩy chân rơi xuống cái giếng. Nó kêu la hàng giờ liền".

TK:

Trong hoàn cảnh đó, lừa rất bình tĩnh "ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết nhưng sau đó nó lại im lặng". 

Nó rất thông minh, biết cách ứng xử, giait quyết khó khăn" mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên".

D
datcoder
CTVVIP
5 tháng 10 2023

B. Ai đó kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử

1 tháng 4 2023

Biện pháp tu từ trong văn bản "con lừa và bác nông dân" là nhân hóa 

→ Có tác dụng làm cho con lừa thêm gần gũi và thân đối với con người, làm cho  con lừa càn giống với con người, có hành động, có cảm xúc, biết suy nghĩ. Làm cho câu chuyện có tính chất chân thực

ĐỀ 4:ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút                                                   I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:CHÚ LỪA THÔNG MINHMột hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.Cuối...
Đọc tiếp

ĐỀ 4:

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7

 Thời gian làm bài: 90 phút

                                                  

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CHÚ LỪA THÔNG MINH

Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.

Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.

 

Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.

Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.

 

(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)

 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Chú lừa thông minh” thuộc loại truyện nào? (Biết)

          A. Truyện cổ tích

          B. Truyện truyền thuyết

          C. Truyện ngụ ngôn

            D. Truyện cười

Câu 2: Văn bản “Chú lừa thông minh”  được kể theo ngôi thứ mấy? (Biết)

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ nhất số ít

D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Câu 3: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? (Biết)

A. Tìm cách để không bận tâm đến con lừa nữa

B. Tìm cách để cứu lấy con lừa

         C. Nhờ hàng xóm đến để giúp con lừa

         D. Đến bên giếng và nhìn nó

Câu 4: Có bao nhiêu từ láy trong câu: “Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết? (Biết)

          A. 3

 B. 2

           C. 1

           D. 4

Câu 5: Khi thấy đất rơi xuống giếng, con lừa đã làm gì? (Biết)

          A. Kêu gào thảm thiết

          B. Đứng im và chờ chết

          C. Cố hết sức nhảy ra khỏi giếng

            D. Bình tĩnh tìm cách

Câu 6: Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự đúng của câu chuyện “Chú lừa thông minh”? (Hiểu)

(1) Con lừa của bác nông dân bị sa chân xuống giếng, bác nông dân tìm cách cứu nó

(2)  Con lừa cố gắng xoay sở

(3) Con lừa thoát ra khỏi cái giếng

(4) Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc nó

A. (1) (2) (3) (4)

          B. (1) (4) (2) (3)

          C. (3) (1) (4) (2)

            D. (3) (2) (4) (1)

Câu 7: Qua văn bản “Chú lừa thông minh”, em thấy con lừa có tính cách như thế nào? (Hiểu)

          A. Bình tĩnh, thông minh

          B. Nhút nhát, sợ chết

          C. Nóng vội, dũng cảm

            D. Chủ quan, kiêu ngạo

Câu 8: Nội dung của câu chuyện “Chú lừa thông minh” là gì? (Hiểu)

          A. Buông xuôi trước những khó khăn trong cuộc sống

          B. Sự đoàn kết của con người và loài vật

          C. Biết thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt trong cuộc sống

            D. Tình yêu thương giữa con người với loài vật

Câu 9: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết ? (Vận dụng)

Câu 10: Từ câu chuyện “Chú lừa thông minh”, em có đồng tình với cách xử lý của bác nông dân không? Vì sao? (Vận dụng)

 

II. VIẾT (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn  biểu cảm về ngày khai tường đầu tiên

0
D
datcoder
CTVVIP
5 tháng 10 2023

Chọn C. Vì giúp người đọc dễ hình dung ra loại phương tiện đang được giới thiệu

CB
Cô Bảo Ngọc
Giáo viên VIP
25 tháng 10 2023

1. Đom Đóm và Giọt Sương

a. Đề tài: cách ứng xử với giá trị riêng của mỗi cá nhân.

b. Cốt truyện

(1)Một đêm bầu trời đầy sao sáng, Đom Đóm bay ra ruộng để bắt Rầy Nâu và hóng gió.

(2) Đom Đóm gặp cô bạn Giọt Sương xinh đẹp đang đung đưa trên lá cỏ liền bay đến gần và thấy cô bạn càng thêm lung linh tỏa sáng.

(3) Đom Đóm cất lời khen ngợi Giọt Sương, nhưng cô nàng đã khiêm tốn cho rằng Đom Đóm mới là người đẹp nhất vì Đom Đóm sáng lên được từ chính bản thân mình.

(4) Đom Đóm cảm ơn những lời khen tặng của Giọt Sương rồi hai người bạn chào tạm biệt để Đom Đóm tiếp tục bay đi làm nhiệm vụ bắt Rầy Nâu hại lúa.

c. Tình huống: Cuộc gặp gỡ, trò chuyện tình cờ giữa Đom Đóm và Giọt sương trên cánh đồng lúa đêm.

2. Chú lừa thông minh

a. Đề tài: trí tuệ trong cuộc sống.

b. Cốt truyện

(1) Con lừa của bác nông dân bị sa xuống một chiếc giếng cạn.

(2) Bác nông dân tìm mọi cách để cứu con lừa lên nhưng không được.

(3) Bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng và gọi người tới lấp miệng giếng.

(4) Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình và kêu gào thảm thiết.

(5) Khi không còn nghe tiếng kêu la của lừa, bác nông dân tò mò cúi xuống xem thử thì kinh ngạc thấy lừa đang dồn đất sang một bên.

(6) Mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.

c. Tình huống: Chú lừa bị sẩy chân rơi xuống giếng không cứu lên được nên người nông dân quyết định chôn sống nó dù cho chú lừa kêu gào thảm thương.

3. Mèo ăn chay

a. Đề tài: ứng xử giữa những kẻ đối địch.

b. Cốt truyện:

(1) Con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn giả tu hành, ăn chay, không sát sinh để lừa đàn chuột trong nhà.

(2) Ban đầu, đàn chuột nửa tin nửa ngờ, nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo già ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau, không còn vồ chuột nên từ đó đàn chuột thoải mái đi lại nhởn nhơ cạnh mèo già mà không lo bị ăn thịt.

(3) Một buổi tối, cả đàn chuột lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang nhưng đã bị mèo vồ nuốt chửng con chuột đi cuối cùng.

(4) Con chuột đầu đàn nghi là mèo già vồ bắt mất môt con trong đàn nên đã thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao và bị mèo già vồ bắt nuốt chửng, chỉ kịp kêu lên một tiếng báo cho cả đàn.

(5) Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.

c. Tình huống: Con mèo già yếu không tự vồ được chuột nữa nên đã giả tu hành để lừa đàn chuột mất cảnh giác tự dâng mạng đến cho mình.

4. Câu chuyện bó đũa

a. Đề tài: ứng xử (đoàn kết) giữa người thân trong gia đình.

b. Cốt truyện

(1) Ngày xưa, ở một gia đình nọ có hai anh em còn nhỏ rất hòa thuận nhưng khi trưởng thành thì lại hay va chạm, cãi cọ.

(2) Một hôm, người cha gọi hai người con và cả dâu, rể đến treo thưởng một túi tiền nếu ai bẻ gãy được bó đũa.

(3) Bốn người con không ai bẻ nổi bó đũa.

(4) Người cha cởi bó đũa rồi bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

(5) Từ chuyện về bó đũa, người cha dạy bảo các con phải đoàn kết thì mới có sức mạnh.

c. Tình huống: Người cha buồn phiền vì các con không hòa thuận nên đã đặt ra một thử thách yêu cầu các con từng người phải bẻ gãy một bó đũa.

18 tháng 3 2023

Gợi ý : 

MB : giới thiệu nhân vật và đặc điểm nhân vật

Thỏ : nhanh nhẹn nhưng lại kiêu căng tự cao tự đại

TB : Lần lượt chỉ ra làm sáng tỏ từng đặc điểm nhân vật và lấy d/c trong văn bản để chứng minh

-Thỏ sinh ra đã có lợi thế hơn 1 số loài vật khác trong đó có rùa . Tuy nhỏ bé nhưng thỏ lại chạy rất nhanh và có thể luần lách đc khắp nơi

D/C:.......(trong văn bản)

-Thỏ có nhược điểm kiêu căng tự cao tự đại . Thỏ thích sinh sự ưa chế giễu ngườ khác 

D/C:.......(trong văn bản)

-Thỏ là người vô cùng chủ quan

D/C:.......(trong văn bản)

=> Kết quả thỏ đã bị thua cuộc thất bại 1 cách nhục nhã 

Kquát : Hình ảnh thỏ tượng trưng cho kiểu người nào trong xã hội? ở họ có đặc điểm gì như thế nào?Rút ra bài học gì cho bản thân

Văn bản kể theo ngôi thứ ba