Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
C1:Ngôi kể : kể theo ngôi thứ ba
Nhân vật chính: Cô bé bán diêm
Thể loại truyện cổ tích
C2:
...trước kia , khi bà chưa về với thượng đế chí nhân , bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao !"
→→ BPTT:
- Nói giảm nói tránh ( về với thượng đế chí nhân_ chết)
C3:
-Từ láy: sung sướng, ngoan ngoãn
->Hôm nay trông bạn ấy sung sướng lạ thường.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính:Tự sự
Câu 2:
Em bé muốn níu hình ảnh của người bà lại
Câu 3:
Chi tiết trên gợi cho em cảm xúc thương tiếc cho em bé bán diêm ấy
Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.
Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.
Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.
Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.
Ngày ấy, ở núi rừng phía bắc, trong dòng họ thần Nông, ta được xem là một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Cha mẹ đã đặt tên ta là Âu Cơ.
Quanh vùng nhiều chàng trai tài giỏi đã đến cầu hôn, nhưng chưa ai chiếm được tình cảm của ta. Cha mẹ ta ngày đêm khuyên bảo: Con đã đến tuổi phải lấy chồng, cha mẹ không ép nhưng trong số các chàng trai đến cầu hôn, con hãy chọn lấy một người. Vì thương cha mẹ, nhiều đêm ta không thể ngủ được vì chẳng biết chọn ai trong khi mình không yêu chàng nào trong số họ. Cuộc sống trôi đi thật tẻ nhạt, ta nghe người ta đồn rằng, ở vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn xin cha mẹ đến đó tham quan.
Vào một buổi sáng đẹp trời, ta đang dạo trên bờ biển sạch đẹp vô cùng, từng đợt sóng xô bờ tung lên trắng xoá. Chẳng cần suy nghĩ gì, ta đã chạy xuống biển để đùa cùng sóng. Sóng biển cùng những làn gió mát lạnh đã làm ta quên hết những buồn phiền, lo âu. Ta cùng các hầu nữ cứ thoả thích đẫm mình, giỡn đùa cùng nhau trên biển. Chẳng biết từ lúc nào những đợt sóng đã đưa chúng ta ra quá xa bờ. Đến lúc tất cả đều mệt mỏi thì không có cách nào để vào bờ được, chỉ còn cách kêu cứu, tiếng kêu vang vọng cả một vùng. Thế rồi, trong nháy mắt, xuất hiện một chàng trai mình rồng, sức khoẻ vô địch, thần dùng phép lạ đã nhanh chóng đưa tất cả vào bờ. Sau khi trấn tĩnh lại, ta mới nói với chàng: Chàng ơi! Nhờ ơn chàng cứu nạn. Trước khi báo đáp ơn chàng thiếp muốn chàng cho biết họ tên quê quán. Nghe nói đến ơn huệ, chàng nói với tôi giúp người, cứu nạn, diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, quỷ quái là việc chàng vẫn thường làm. Chàng là một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước. Thỉnh thoảng chàng lên cạn diệt trừ yêu quái bảo vệ dân lành, dạy cho dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Xong việc chàng lại về Thuỷ Cung với mẹ.
Ít lâu sau, ta có mang. Đến kỳ sinh, thật kỳ lạ ta sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con hồng hào đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở dưới nước không quen sống mãi ở trên cạn nên đành từ biệt mẹ con ta để trở về thuỷ cung. Ở lại một mình cùng đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Ta liền gọi chàng lên mà than rằng:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
Chàng nói:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Nghe chàng nói cũng có lí ta cùng các con nghe theo. Thế rồi chúng ta chia tay nhau lên đường.
Người con trưởng theo ta được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương. Không hề thay đổi. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - con cháu Vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng Cháu Tiên.
Trước khi mẹ chia tay với bố các con , bố đã đem 50 người anh chị em của các con xuống biển và mẹ đem các con lên núi . Bố các con còn dặn sau này hễ có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau .
Chiều nào cũng vậy, khi học bài xong, ra cổng chơi em đều thấy bà cụ Năm ở nhà bên cạnh đang ngồi dỗ dành, bón cơm cho cháu ở giữa sân.
Bà cụ đã già lắm, chắc đã ngoài bảy mươi. Cái lưng còng xuống bởi gánh nặng thời gian trôi trên đôi vai gầy guộc. Lúc nào cũng thấy bà mặc chiếc áo bà ba đen rộng thùng thình. Trên vai thường vắt chiếc khăn tay nhỏ làm ướt cả một mảng lưng áo. Một tay bà bưng chén cơm vun cao, đầy những miếng thịt xé nhỏ; tay kia cầm chiếc muỗng nhỏ xíu xúc từng muỗng cơm đầy đưa lên miệng cháu. Bé trai chừng hai tuổi, dáng bụ bẫm, dễ thương, người thấp lũn cũn, mặc chiếc áo may ô trắng. Bé mang đôi giày cao su trắng, ôm gọn lấy hai bàn chân vun tròn, lúc nào cũng lững chững chạy hết chỗ này đến chỗ kia, làm cho bà phải chạy theo rất vất vả.
Cháu cứ chạy tới, chạy lui, còn bà thì cứ đuổi theo. Chiếc chén và cái muỗng đầy cơm lúc nào cũng đưa về phía bé. Bà nắm được cháu, ôm gọn vào trong lòng. Cháu co chân lên sà vào lòng bà, cười như nắc nẻ. Tiếng cười giòn nghe trong trẻo làm sao! Bà dỗ dành giọng khàn khàn vì tuổi già nhưng thật âu yếm: “Cháu ăn miếng cơm đã nào! Ngoan nào!”. Hai hàm răng chuột nhỏ và thưa cứ cắn chặt. Đầu bé lắc lia lịa cứ đẩy muỗng cơm ra. Những sợi tóc măng mềm mịn như tơ, hoe vàng tua tủa lắc qua lắc lại theo nhịp bước chân. Bà vẫn kiên nhẫn dỗ dành. Mãi cháu mới há miệng ra đón lấy muỗng cơm. Khi cái miệng nhỏ bé hé ra, cái miệng móm mém của bà cũng hé theo.
Cháu ngậm cơm, lại bỏ chạy. Bà dằm cơm múc muỗng khác chờ đợi… Có khi muỗng cơm đầy quá, bà lại xòe bàn tay ra vuốt vuốt lên ngực cháu. Bàn tay già nua, nhăn nheo để lộ lên những sợi gân nổi cộm, ngoằn ngoèo. Thấy cháu nuốt trôi miếng cơm, bà không giấu được vẻ vui mừng: “Ngoan lắm! Ngoan lắm!”. Lâu lâu, vướng phải hạt cơm cứng, cháu nhả ra, bà lại vội vã đưa tay ra hứng sợ dây bẩn áo cháu, rồi bà rút chiếc khăn ướt trên vai, lau miệng cho cháu bé, âu yếm dỗ dành. Cứ thế, hôm nào cũng mãi đến khi tắt nắng, cháu mới ăn hết chén cơm và bà lại hôn hít, cõng cháu trở về nhà. Nhìn bà Năm dỗ cháu, em nhớ đến bà ngoại vô cùng. Bà em đã mất lâu rồi. Nếu còn sống, chắc bà cũng thương yêu, chiều chuộng đàn cháu nhỏ như thế. Mẹ em bảo, hồi em còn tí xíu, chiều nào bà cũng dỗ dành bón cơm cho em như vậy. mình đầu tiên nha bạn |
Cháu cứ chạy tới, chạy lui, còn bà thì cứ đuổi theo. Chiếc chén và cái muỗng đầy cơm lúc nào cũng đưa về phía bé. Bà nắm được cháu, ôm gọn vào trong lòng. Cháu co chân lên đeo vào lòng bà, cười như nắc nẻ. Tiếng cười giòn nghe trong trẻo làm sao! Bà dỗ dành giọng khàn khàn vì tuổi già nhưng thật âu yếm: “Cháu ăn miếng cơm đã nào! Ngoan nào!”. Hai hàm răng chuột nhỏ và thưa cứ cắn chặt. Đầu bé lắc lia lịa cứ đẩy muỗng cơm ra. Những sợi tóc măng mềm mịn như tơ, hoe vàng tua tủa lắc qua lắc lại theo nhịp bước chân. Bà vẫn kiên nhẫn dỗ dành. Mãi cháu mới há miệng ra đón lấy muỗng cơm. Khi cái miệng nhỏ bé hé ra, cái miệng móm mém của bà cũng hé theo. Cháu ngậm cơm, lại bỏ chạy. Bà dằm cơm múc muỗng khác chờ đợi… Có khi muỗng cơm đầy quá, bà lại xòe bàn tay ra vuốt vuốt lên ngực cháu. Bàn tay già nua, nhăn nheo để lộ lên những sợi gân nổi cộm, ngoằn ngoèo. Thấy cháu nuốt trôi miếng cơm, bà không giấu được vẻ vui mừng: “Ngoan lắm! Ngoan lắm!”. Lâu lâu, vướng phải hạt cơm cứng, cháu nhả ra, bà lại vội vã đưa tay ra hứng sợ dây bẩn áo cháu, rồi bà rút chiếc khăn ướt trên vai, lau miệng cho cháu bé, âu yếm dỗ dành. Cứ thế, hôm nào cũng mãi đến khi tắt nắng, cháu mới ăn hết chén cơm và bà lại hôn hít, cõng cháu trở về nhà.Nhìn bà Năm dỗ cháu, em nhớ đến bà ngoại vô cùng. Bà em đã mất lâu rồi. Nếu còn sống, chắc bà cũng thương yêu, chiều chuộng đàn cháu nhỏ như thế. Mẹ em bảo, hồi em còn tí xíu, chiều nào bà cũng dỗ dành đút cơm cho em như vậy.
Bài làm
a) Đoạn văn trên kể về việc Thánh Gióng gặp sứ giả và sức ăn ,sức lớn của Thánh Gióng .
b) -" Chú bé lớn nhanh như thổi"
- " Cơm ăn mấy cũng không no , áo vừa mặc đã căng đứt chỉ " .
c) Cụm danh từ :" Hai vợ chồng " , " bà con " , " hàng xóm " .
d) Mọi người cùng đồng lòng và chung sức giúp nuôi chú bé và mong chú giết giặc, cứu nước.