Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có thể phân biệt được các loài bằng cách phân loại chúng ra thành từng nhóm dựa vào các đặc điểm chung của từng nhóm và đặc điểm riêng của từng loài.
Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống, ta dựa vào đặc điểm hình dạng cơ thể của chúng.
Ví dụ:
- Nhóm ruột khoang: cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn, sống ở môi trường nước.
- Nhóm giun: hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi - lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật.
- Nhóm thân mềm: có cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc, xuất hiện điểm mắt. Chúng có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống.
- Nhóm chân khớp: câu tạo cơ thể chia làm ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động. Số lượng loài đa dạng và phân bố khắp các dạng môi trường.
Tham Khảo>
- Sự tiến hóa của giới thực vật được thể hiện từ Tảo →Rêu → Dương xỉ → Hạt trần → Hạt kín
- Tảo: chưa có rễ, thân, lá, sống ở nước
- Rêu: rễ giả, thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn,lá nhỏ, sống nơi ẩm ướt
- Dương xỉ: có rễ, thân, lá, có mạch dẫn, sống ở cạn
- Hạt trần: Rễ, thân, lá thật sự, có mạch dẫn, sinh sản bằnghạt nằm trên các nằm trên các lá noãn hở (nón)
- Hạt kín: Rễ, thân, lá phát triển đa dạng, sinh sản bằnghạt có hoa, quả bảo vệ hạt, môi trường sống đa dạng. Hạt kín là loài thực vật tiến hóa hơn cả.
Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật. Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc cho con người), cung cấp ôxi dùng cho hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật.
- Nhận xét sự phân bố của thực vật và động vật ở các môi trường khác nhau: Sự phân bố của thực vật và động vật ở các môi trường khác nhau là khác nhau.
- Nhận xét độ đa dạng sinh học ở khu vực quan sát: Vườn Quốc gia Cúc Phương.
+ Vườn Quốc gia Cúc Phương là một Vườn Quốc gia giàu tính đa dạng sinh học, Cúc Phương có 19 quần xã thực vật, trên 2234 loài thực vật bậc cao và Rêu được phân bố trong 231 họ, 917 chi. Đã phát hiện được 118 loài quý hiếm, 11 loài đặc hữu, 433 loài cây thuốc, 229 loài cây ăn được, 240 loài có thể dùng làm thuốc nhuộm, 137 loài cho tanin,... Trong đó, có nhiều loài mới cho khoa học.
+ Khu hệ động vật Cúc Phương cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống, Cúc Phương đã có tới 659 loài bao gồm : 66 loài cá, 76 loài bò sát, 46 loài ếch nhái, 336 loài chim và 135 loài thú. Về động vật không xương sống đã ghi nhận được 1899 loài và dạng loài, thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lớp và 3 ngành. Trong số đó có 81 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN.
Tế bào thực vật có lục lạp còn tế bào động vật không có lục lạp
Nhớ cho mình vài coin nhé
21.5.
- Rêu: rêu.
- Quyết: dương xỉ, rau bợ.
- Hạt trần: kim giao, thông.
- Hạt kín: khoai tây, ớt.
21.6. Thực vật được chia thành bốn nhóm:
- Rêu: không có mạch dẫn.
- Dương xỉ: có mạch dẫn, không có hạt.
- Hạt trần: có mạch dẫn, có hạt, không có hoa.
- Hạt kín: có mạch dẫn, có hạt, có hoa.
21.7.
- Làm lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, bắp cải,...
- Làm thuốc, gia vị: quế, hồi, ngải cứu,...
- Làm đồ dùng, giấy: bạch đàn, tre,...
- Làm cây cảnh và trang trí: vạn tuế, các loại cây hoa,...
- Cho bóng mát và điều hòa không khí: các cây gỗ lớn,...