Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghệ thuật: Chơi chữ
Kiểu chơi chữ: - Sử dụng từ đồng âm
Xuân: Tên riêng xuân: 1 mùa trong năm
Hạ( ko có chữ mùa nha) : Tên chợ hạ : 1 mùa trong năm
Thu: tên của 1 loại cá thu:1 mùa trong năm
đông : tính từ đông: 1 mùa trong năm
Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ sử dụng từ đồng nghĩa
Pạn có thể tham khảo 2 bài này nhé!!!
Bài 1:
Ca dao là một phương thức biểu hiện tình cảm hữu hiệu nhất, thể hiện sâu sắc, tinh tế tình cảm của con người và in đậm bản sắc văn hoá Việt. Mọi cung bậc tình cảm của con người đều được diễn tả bằng những câu ca ngắn gọn hàm xúc và thâm thuý.
Trong đó, nổi bật lên là tình yêu lứa đôi. Không chỉ là những lời tỏ tình của chàng trai mà còn có cả sự hờn giận, trách móc đáng yêu của cô gái. Chưa bao giờ con người, đặc biệt là người phụ nữ được bình đẳng đến vậy. Các cô gái, chàng trai được tự do nói lên tình cảm của mình, khác xa với sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến.
Mùa xuân em đi chợ Hạ
Mua cá thu về chợ hãy còn đông
Ai nói với anh rằng em đã có chồng
Bực mình em đổ cá xuống sông, em về
Người xưa đến với chợ không chỉ để mua bán mà còn để gặp gỡ trao đổi công việc hay tìm vợ, kén chồng. Cô gái trong bài ca dao này cũng vậy. Ngoài việc chính là “mua cá” thì cô cũng kịp gặp người bạn tình của mình. Nhưng thật trớ trêu, người con trai ấy lại nghĩ cô “đã có chồng”. Cô gái sẽ xử lý tình huống này ra sao?
Trong ca dao tình yêu, nhất là ca dao tỏ tình, nhân dân ta thường dùng lối nói gián tiếp, nói xa xôi bóng gió. Ở đây cô gái vừa nói xa vừa nói gần, gần đến mức không còn khoảng cách nào.“Ai nói với anh rằng em đã có chồng”. Cô trách sự hiểu nhầm của chàng trai. Sự trách móc ở đây thật cần thiết và đáng quý bởi nó thể hiện và “thực hiện” một tình yêu không được thể hiện và thực hiện bằng cách khác. Trách thực chất để khẳng định, khẳng định một cách chắc chắn rằng “em vẫn còn son”, rằng em có thể kết bạn với anh. Lời nói của cô thật khéo, cô đã bày tỏ tình cảm của mình một cách ý nhị mà sâu sắc.
Cái “bực mình” của cô gái mới thật đáng yêu và nữ tính làm sao? Cô giận đấy, trách đấy mà cũng yêu đấy. Đi chợ để mua cá vậy mà chỉ vì chàng trai nghĩ mình đã có chồng mà cô sẵn sàng “đổ cá xuống sông”. Thế mới biết, mới càng thấy rõ sự quan trọng của chàng trai trong lòng cô. Cô không phải là một cô gái khuê phòng với “chướng rủ màn the” mà là một cô thôn nữ. Cô đảm đang tháo vát công việc của người phụ nữ “đi chợ”, nhưng cũng chân thành, thầm kín thể hiện tình cảm của mình. Chàng trai nào có thể dửng dưng trước một cô gái như vậy?. Cô đặt chàng vào một thách thức, buộc chàng phải tìm cách đối phó. Liệu chàng có dám theo về không?
Sức hấp dẫn của bài ca không chỉ ở cái tình mà nó còn có sự mới mẻ của từ ngữ, đột phá về cấu trúc. Hai câu đầu nói đến việc em đi chợ, công việc thường ngày của người phụ nữ. Nhưng chính công việc bình thường ấy lại được ghi bằng những từ ngữ đa nghĩa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân cũng là mùa của hội hè vui chơi; chợ Hạ cũng còn có nghĩa mùa hạ - hè. Cá thu hay mùa thu và đông người hay mùa đông. Thật tài tình, hai câu ca dao hội tụ đủ bốn mùa, sự tươi vui của mùa xuân, cái nắng vàng của mùa hạ, ngọt ngào của mùa thu và huyền bí của mùa đông. Thiên nhiên làm nền cho tình cảm nảy nở để cô gái ra về khi chợ “hãy còn đông” mà vẫn kịp gặp chàng trai để rồi giận dỗi.
Bốn câu ca dao giản dị, vần điệu nhẹ nhàng mà sâu sắc, cách bày tỏ tình cảm thật khéo, sự hờn giận của cô gái cũng thật đáng yêu trong phiên chợ tình đầy thơ mộng.
Bài 2:
Kho tàng ca dao dân ca Việt Nam xưa nay luôn gắn liền và phản ánh tâm hồn người Việt Nam : vừa sâu sắc, thâm thúy lại vừa nôm na, phóng khoáng, vừa thông minh, hóm hỉnh, lại vừa nhuần nhị, tinh tế. Tình yêu trong ca dao cũng đầy những sắc thái, cung bậc cảm xúc phong phú khác nhau. Bên cạnh những câu ca dao ca ngợi tình cảm vợ chồng đằm thắm, son sắt là những câu ca dao nói về tình yêu trai gái với đầy đủ những vui buồn, hờn giận, tán tỉnh, phân bua...hết sức trong sáng, giàu hình ảnh và thú vị. Bài ca dao:
"Mùa xuân em đi chợ Hạ
Mua cá thu về chợ hãy còn đông
Ai bảo với anh là em đã có chồng
Bực mình em đổ cá xuống sông, em về"
cũng là một trong những bài ca dao thú vị như thế.
Bài ca dao bắt đầu bằng biện pháp chơi chữ rất ấn tượng: "Mùa xuân em đi chợ Hạ / Mua cá thu về chợ hãy còn đông" . Hai câu đơn giản như một lời kể chuyện bình thường nhưng đã nhắc được đến cả 4 mùa. Nếu chỉ dừng lại ở 2 câu này thôi, bài ca dao sẽ không có gì thật đặc sắc và người đọc sẽ chỉ cảm thấy thú vị, hay hay ở cách chơi chữ ngộ nghĩnh, mà xét ở góc độ gieo vần, xuôi tai thì có khi nó cũng chưa hấp dẫn bằng các câu tương tự như:
"Chị Xuân đi chợ mùa hè
Mua cá thu về chợ hãy còn đông"
hay:
"Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò".
Thế nhưng không dừng lại ở đó, khi đọc hai câu tiếp theo, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng hai câu đầu này cũng chỉ là cái cớ, là cách "kiếm chuyện", là lời nói lòng vòng để dẫn dắt vào ý chính của bài: "Ai nói với anh rằng em đã có chồng / Bực mình em đổ cá xuống sông, em về". Đến đây, chúng ta có thể nhận ra một biện pháp rất hay dùng trong ca dao Việt Nam, đó là nói nôm na, vu vơ chuyện mây trời, hoa lá, làm cớ khơi mào trước khi nói vào ý chính, kiểu như một chàng trai muốn thổ lộ tình cảm của mình trước một cô gái, nhưng xấu hổ phải nói vòng vèo rồi mới vào vấn đề: "Trên trời có đám mây xanh/ Chính giữa mây trắng, xung quanh mây vàng/ Ước gì anh cưới được nàng". Trong bài ca dao này cũng vậy, người ta nhận thấy cô gái trong bài hết sức thông mình, dí dỏm khi chọn cách "nói lòng vòng" vừa thể hiện được cái thông minh hài hước của mình khi chơi chữ gom được cả 4 mùa vào 2 câu, vừa ngầm khoe được sự đảm đang, nữ tính, tươi mát trẻ trung của mình khi chọn đề tài đi chợ mùa xuân. Và cuối cùng thì cô mới dí dỏm thắc mắc rằng: "Ai nói với anh rằng em đã có chồng", rồi ngúng nguẩy: “Bực mình em đổ cá xuống sông, em về”. Rõ ràng, nhân vật “anh” trong bài ca dao này là một chàng trai đang có tình ý với nàng, nhưng đang phân vân, không rõ là nàng đã có chồng hay chưa, cũng không biết tình cảm, ý tứ của nàng như thế nào, nhưng lại ngại ngùng chưa dám hỏi, vì thế mà chưa dám tiến tới, chưa dám bộc bạch nỗi lòng với nàng. Câu hỏi “Ai nói với anh rằng em đã có chồng” có thể đem đến nhiều cách hiểu khác nhau. Nếu chỉ bám sát nghĩa đen của câu hỏi này thì có thể hiểu tình huống theo kiểu rất đơn giản, rất “thật thà” rằng thì là chàng trai “nghe lời đồn thổi” nên tưởng nàng đã có chồng rồi mà buông lời tiếc nuối, trách móc kiểu như: ”Anh đến với hoa thì hoa đã nở/ Anh đến với đò thì đò đã sang sông/ Anh đến với em thì em đã có chồng…” (Ca dao), khiến nàng phải mượn chuyện để giải thích rõ ràng. Thế nhưng ca dao Việt Nam-tấm gương phản ánh tâm hồn người Việt- không bao giờ thiếu tinh tế và hẹp nghĩa như vậy. Ở đây, người đọc hoàn toàn có thể nhìn ra được câu hỏi tu từ với đại từ phiếm chỉ “ai” trong câu "Ai nói với anh là em đã có chồng" đi cùng với câu tiếp theo đã cho thấy thật ra là chẳng có “ai” đi nói với anh về nàng, lại càng chẳng có chuyện chàng trai nói thẳng với cô gái rằng “tôi thích cô, nhưng có người nói với tôi rằng cô có chồng rồi nhé”, mà rõ ràng người đọc chỉ thấy sự thông minh, khéo léo của cô gái khi giả vờ tự dựng ra tình huống mình bị đơm đặt, rồi lấy cớ trách móc thiên hạ vu vơ "ai nói với anh..." để mà giải đáp thắc mắc riêng cho chàng trai nhút nhát mãi chưa dám tiến tới, chưa dám bày tỏ tình cảm với cô kia biết rằng “vườn hồng có lối, nhưng chưa ai vào”. Câu cuối cùng là câu bộc lộ rõ nhất cảm tình riêng của cô gái đối với chàng trai: “Bực mình/ em đổ cá xuống sông,/ em về”. Chuỗi trạng thái “bực mình”, “đổ cá xuống sông”, “về” được ngắt nhịp trong câu diễn tả hết sức sinh động thái độ dấm dẳng, ngúng nguẩy hết sức con gái, rất rõ ràng và thú vị của cô gái trong bài ca dao. Chưa chắc cô gái trong bài ca dao đã đổ cá đi thật mà chẳng qua việc “đổ cá xuống sông” chỉ là lời ngúng nguẩy vừa phù hợp với hoàn cảnh “đi chợ mua cá” mà cô dẫn dắt lòng vòng ở trên, vừa thể hiện thái độ dứt khoát, chắc chắn của mình khi khẳng định rằng mình chưa có chồng, để cho chàng trai đang để ý mình biết rằng anh ấy vẫn còn có cơ hội. Thái độ “bực mình” đến mức độ ấy của cô gái chẳng phải đã là một sự thú nhận hết sức hóm hỉnh và cũng rất duyên về tình ý của cô đối với chàng trai hay sao? Toàn bộ bài ca dao chẳng phải là sự tìm cớ hết sức thông minh của cô gái để mở đường cho chàng trai đang “thập thò”, phân vân chưa dám ngỏ lời với mình hay sao?
Bài ca dao chỉ kết thúc ở đó nhưng người đọc hẳn đều tủm tỉm tưởng tượng ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện: Chàng trai còn đang "đông giá" kia sực tỉnh trước "đèn xanh, mắt xanh" của nàng mà chạy theo “người ơi, người ở đừng về…”
Chúc pạn hok tốt!!!
" Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông"
A.Dùng từ đồng âm
B.Dùng cặp từ trái nghĩa
C.Dùng các từ cùng trường nghĩa
D.Dùng lối nói lái
2,Câu ca dao sau sử dụng lối chơi chữ nào:
"Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ?"
A.Dùng từ đồng âm
B.Dùng cặp từ trái nghĩa
C.Dùng cách điệp âm
D.Hai ý a và b
từ đồng âm
Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau (gọi ngắn gọn là đồng âm khác nghĩa hay đồng âm dị nghĩa). Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Việt. Từ đồng âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau, nhưng nó mang tính chất gợi nghĩa (giống như ẩn dụ hoặc hoán dụ).