K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2016
  • Phương trình: \(x^2+\left(m-1\right)x-6=0.\)ở dạng tổng quát: \(ax^2+bx+c=0\)có hệ số \(a=1;b=\left(m-1\right);c=-6\)
  • \(x_1\)và \(x_2\)là nghiệm của phương trình trên thì thỏa mãn: (*) \(\hept{\begin{cases}x_1+x_2=-\frac{b}{a}=1-m\\x_1\cdot x_2=\frac{c}{a}=-6\end{cases}}\)\(\Rightarrow x_1;x_2\)trái dấu
  • Ta có \(A=\left(x_1^2-9\right)\cdot\left(x_2^2-4\right)=\left(x_1x_2\right)^2-4x_1^2-9x_2^2+36=\)
  • \(=\left(-6\right)^2-\left(4x_1^2+2\cdot2x_1\cdot3x_2+9x_2^2\right)+12x_1x_2+36=72+12\cdot\left(-6\right)-\left(2x_1+3x_2\right)^2\)
  • \(=-\left(2x_1+3x_2\right)^2\le0\)
  • Vậy, GTLN của A = 0 khi \(2x_1+3x_2=0\Leftrightarrow\frac{x_1}{3}=-\frac{x_2}{2}=P\)thay vào \(x_1\cdot x_2=-6\)ta được \(P^2=1\)
  • Nếu \(P=1\)thì \(x_1=3;x_2=-2;\)thay vào \(x_1+x_2=1-m\Leftrightarrow3-2=1-m\Leftrightarrow m=0\)
  • Nếu \(P=-1\)thì \(x_1=-3;x_2=2\)thay vào \(x_1+x_2=1-m\Leftrightarrow-3+2=1-m\Leftrightarrow m=2\)
  • Vậy có 2 giá trị của m là \(m=0\)và \(m=2\)để A đạt GTLN.
1 tháng 6 2016

tui cũng như thế

20 tháng 5 2019

\(a)\) Để pt có hai nghiệm phân biệt \(x_1,x_2\) thì \(\Delta'=\left(1-m\right)^2-m^2+3m=1-2m+m^2-m^2+3m=m+1>0\)\(\Leftrightarrow\)\(m>-1\)

Vậy để pt có hai nghiệm phân biệt \(x_1,x_2\) thì \(m>-1\)

\(b)\) Ta có : \(T=x_1^2+x_2^2-\left(m-1\right)\left(x_1+x_2\right)+m^2-3m\)

\(T=\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2+\left(1-m\right)\left(x_1+x_2\right)+m^2-3m\)

Theo định lý Vi-et ta có : \(\hept{\begin{cases}x_1+x_2=2\left(1-m\right)\\x_1x_2=m^2-3m\end{cases}}\)

\(\Rightarrow\)\(T=4\left(1-m\right)^2-2\left(m^2-3m\right)-2\left(1-m\right)\left(1-m\right)+m^2-3m\)

\(T=4m^2-8m+4-2m^2+6m-2m^2+4m-2+m^2-3m\)

\(T=m^2-m+2=\left(m^2-m+\frac{1}{4}\right)+\frac{7}{4}=\left(m-\frac{1}{2}\right)^2+\frac{7}{4}\ge\frac{7}{4}\)

Dấu "=" xảy ra \(\Leftrightarrow\)\(m=\frac{1}{2}\) ( thoả mãn ) 

Vậy GTNN của \(T=\frac{7}{4}\) khi \(m=\frac{1}{2}\)

17 tháng 5 2016

Câu này là hàm số lớp 9 đây :) Sẽ áp dụng Viet :) Cô hướng dẫn thôi nhé ^^

a. Ta tính được

 \(\Delta=\left(4m-1\right)^2-4.\left[2\left(m-4\right)\right]=16m^2-16m+33=\left(4m+2\right)^2+29\ge29>0\)

b. Biến đổi \(\left|x_1-x_2\right|=17\Leftrightarrow\left(x_1-x_2\right)^2=289\Leftrightarrow x_1^2+x_2^2-2x_1x_2=289\)

\(=\left(x_1+x_2\right)^2-4x_1x_2=289\)

Theo định lý Viet ta có: \(\hept{\begin{cases}x_1+x_2=1-4m\\x_1x_2=2\left(m-4\right)\end{cases}}\)

Từ đó; \(\left(1-4m\right)^2-4.2.\left(m-4\right)=289\Leftrightarrow16m^2-16m+33=289\Leftrightarrow16m^2-16m-256=0\)

Sau đó em sẽ tìm đc m :)))

22 tháng 4 2021

Δ = b2 - 4ac = [ -2( m + 1 ) ]2 - 16m

= 4( m2 + 2m + 1 ) - 16m 

= 4m2 + 8m + 4 - 16m = 4m2 - 8m + 4

= 4( m2 - 2m + 1 ) = 4( m - 1 )2 ≥ 0 ∀ m

=> (1) luôn có nghiệm với mọi m

Theo hệ thức Viète ta có : \(\hept{\begin{cases}x_1+x_2=-\frac{b}{a}=2m+2\\x_1x_2=\frac{c}{a}=4m\end{cases}}\)

a) Để (1) có hai nghiệm đối nhau thì \(\hept{\begin{cases}x_1+x_2=0\\x_1x_2< 0\end{cases}}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}2m+2=0\\4m< 0\end{cases}}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}m=-1\\m< 0\end{cases}}\Leftrightarrow m=-1\left(tm\right)\)

b) \(\frac{x_1}{x_2}+\frac{x_2}{x_1}=4\left(ĐKXĐ:x_1,x_2\ne0\right)\)

\(\Leftrightarrow\frac{x_1^2}{x_1x_2}+\frac{x_2^2}{x_1x_2}=4\)

\(\Rightarrow x_1^2+x_2^2=4x_1x_2\)

\(\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-6x_1x_2=0\)

\(\Leftrightarrow4m^2+8m+4-24m=0\)

\(\Leftrightarrow m^2-4m+1=0\)

Đến đây bạn dùng công thức nghiệm rồi tính nốt nhé :)

15 tháng 10 2018

tham số là gì ??????????????????????

18 tháng 3 2020

ta có \(\Delta'=\left(m-1\right)^2\ge0,\forall m\)  nên phương trình có 2 nghiệm zới mọi m

theo định lý vi-et, ta có \(x_1+x_2=2m,x_1x_2=2m-1,\)suy ra \(P=\frac{4m+1}{4m^2+2}=1-\frac{\left(2m-1\right)^2}{4m^2+2}\le1.MaxP=1\)khi\(m=\frac{1}{2}\)

18 tháng 3 2020

bạn ơi , nếu làm đc thì ko đăng lên thách thức nhá

nhiều người làm đc

nói thế dễ bị hiểu lafmd đấy