K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2016

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. 

- Thể loại bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

- Số dòng: 4 dòng.

- Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi dòng thơ.

- Hiệp vần: 1 – 2 – 4: yên – biên – điền.

= > Thể loại của bài thơ giống bài “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt.

Câu 2. Cụm từ “nửa như có nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai này/

… “Thôn xóm, nhà tranh, mái rạ nối nhau, sum vầy phía trước, phía sau, bốn bề san sát, khói phủ nhạt nhòa mở tỏ “bán vô bán hữu” nửa như có, nửa như không. Khói tỏa từ đâu thế? Phải chăng, đó là những làn sương chiều lãng đãng hòa quyện với những vầng khói thổi cơm từ những mái nhà lan tỏa thành một màn sương. Khói trắng mờ êm dịu bay nhẹ nhàng, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế”.

(Theo Vũ Dương Quý – Bình giảng Ngữ văn 7)

Câu 3. Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê như muốn văn cảnh thôn quê lúc chiều xuống. Đơn sơ đường nét: Mấy nhà dân quay quần, có trước, có sau, mấy trẻ mục đồng véo von tiếng sáo đưa trâu về chuồng, dăm ba đôi cò sà xuống ruộng. Thanh đậm sắc màu: Một làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà còn lưu luyến, cò trắng, lúa xanh. Trừ tiếng sáo và tiếng chăn trâu không còn động tĩnh nào. Ánh chiều lan lặng lẽ, một bức tranh thủy mạc. Có mà không. Động mà tĩnh. Nhà thơ là thiền sư, con mắt thế tục như tâm thiền.

(Theo Lê Trí Viễn – Đến với thơ hay)

Câu 4.

- Cảm nhận về cảnh: Cảnh giản đơn đạm bạc, quê mùa mà sức chứa đựng lớn lao kì vĩ. Không núi cao sông rộng, không thời gian nghìn năm mây trắng còn bay. Không không gian vạn lí thiên, chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương vậy mà âm vang cả non sông đất nước.

- Tâm trạng của tác giả: Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

Câu 5. 

- Suy nghĩ của em khi tác giả là một vị vua?

Đây là một vị vua rất gần dân, thương dân, gắn bó với cuộc sống bình dị, khác hẳn với các vị vua sống trong chốn lầu son gác tía, cách biệt nghìn trùng với đời sống của nhân dân nơi thôn dã.

- Suy nghĩ của em về nhà Trần?

Chính vì gần với nhân dân, hiểu và cảm thông với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông – Nguyên.

II. Luyện lập.

Từ việc đọc – hiểu hai câu thơ cuối, bằng trí tượng tượng, viết một đoạn văn năm sáu dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống.

Tham khảo

Chiều chậm rãi buông những sợi tơ vàng cuối cùng lên sóng lúa dập dờn. Đàn cò trắng vẫn nhẹ nhàng đôi cánh chuẩn bị sà xuống rặng tre. Trên con đường làng đàn trâu no kềnh đủng định từng bước về các ngõ xóm. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Cảnh làng quê lúc chiều về thật thanh bình yên ả.

9 tháng 10 2016

Mình nghĩ bạn nên vào chỗ lý thuyết để có 1 sự hướng dẫn tích cực và chính xác nhé bạn yêu !!!!!!hehe

banhqua

4 tháng 10 2016

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Côn sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát, đặc điểm:

- Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

- Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

- Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

 
 

 

+ Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

+ Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

- Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.

Câu 2. 

- Nhân vật ta là ai? Chính là tác giả Nguyễn Trãi.

Trong đoạn thơ có 5 từ ‘ta’ và trải đều trong mỗi cặp lục – bát ; cứ sau mỗi cảnh đẹp được giới thiệu ở câu 6   thì chữ ta lại có mặt ở vị trí câu 8 tiếp chủ thể thưởng thức cái đẹp.

- Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta :

+ Hình ảnh nhân vật ta xuất hiện mỗi lần một tâm thế khác nhau : lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.

+ Qua những hình ảnh đó thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân, nhà thơ như đang đắm mình, đang thả hồn vào trong thiên nhiên hữu tình thơ mộng.

- Nhận xét về sự so sánh.

Tiếng “suối rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phong” được ví với “chiếu êm”. Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ.

Em có thể tham khảo đoạn văn sau của Vũ Dương Quỹ:

“Trí tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hóa thành những vât dụng của con người, gần gũi thân thương với con người. Đôi tai nhạy cảm của thi sĩ đã thổi hồn vào tiếng suối, khiến cho nó vốn đơn điệu trở thành cây đàn đa thanh, cuốn hút, xúc giác tinh tế của nhà thơ đã hóa thân cho mặt đá vốn khô rắn thành mặt chiều dịu êm”.

Câu 3. 

Cảnh tượng Côn Sơn: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.

Nhận xét: Cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt. Cảnh như bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó.

Câu 4.

- Hình ảnh “ta ngâm thơ nhàn”:

+ Qua câu thơ ta hình dung Nguyễn Trãi đang nằm giữa rừng trúc xanh mát bóng râm cất tiếng thơ ngâm để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, để cùng thiên nhiên chia sẻ tâm tình của mình = > con người và thiên nhiên gắn bó hòa hợp với nhau. Thiên nhiên là người bạn tâm giao, người bạn tri kỉ của nhà thơ.

+ Không chỉ ở bài thơ này, mà ở nhiều bài thơ khác của Nguyễn Trãi, chúng ta cũng bắt gặp sự gắn bó và giao hòa như thế giữa thiên nhiên và nhà thơ:

“Núi láng giềng, chim bầu bạn

Mây khách khứa, nguyệt anh em”.

“Có nằm hạc lặn nên bầu bạn

Ấp ủ cùng ta làm cái con”.

- Con người nhà thơ : Qua đoạn thơ có thể hình dung Nguyễn Trãi là con người có tình yêu thiên nhiên say đắm, có phong thái ung dung, nhân cách cao nhã. Ông không màng danh lợi, xa lánh chốn bụi trần đua chen sống hòa mình với thiên nhiên.

Câu 5.

- Điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn : điệp 2 lần ; ta : điệp 5 lần ; trong : điệp 3 lần ; có : điệp 2 lần.

- Tác dụng :

+ Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.

+ Niềm say đắm của người ngắm cảnh.

+ Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.

II. Luyện tập

Đề : Cách ví von tiếng suối củ Nguyễn Trãi trong hai câu thơ ‘Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai’ và Hồ Chí Minh trong câu thơ ‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa’ có gì giống và khác nhau ?

- Giống nhau :

+ Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.

+ Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng : nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người => Sự tinh tế tài hoa của hai thi nhân.

- Khác nhau :

+ Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn.

+ Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát.

4 tháng 10 2016

Bạn soạn bài dài quá à!!!

22 tháng 9 2016

. Các loại từ láy 
1. Các loại từ láy

– Các từ láy in đậm trong các câu trích từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có những điểm âm thanh giống và khác nhau:
+ Giống: chúng đều là những từ láy.
+ Khác: chúng khác nhau về loại từ láy.


2. Có thể phân chia từ láy thành những loại sau: láy toàn bộ, láy bộ phận ( láy phụ âm đầu, láy phần vần).

– Láy toàn bộ: đăm đăm
– Láy bộ phận: + Láy phụ âm đầu: mếu máo.
                        + Láy phần vần: liêu xiêu.
3. Các từ láy được in đậm trích từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê không nói được là bật bật, thẳm thẳm. Nó sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, nhưng tùy vào các trường hợp khác nhau mà khi hòa phối âm thanh tiếng láy có thể biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn như: đo trong đo đỏ, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm…Các từ này vẫn thuộc từ láy toàn bộ.

II. Nghĩa của từ
1. Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh( hay còn được gọi là từ láy tượng thanh).

– Ha hả: mô phỏng tiếng cười to.
– Oa oa: giống như tiếng khóc của em bé.
– Tích tắc: giống tiếng âm thanh từ quả lắc đồng hồ.
– Gâu gâu thì lại giống tiếng con chó sủa.

2. Các nhóm từ láy.

(1) li nhí, li ti, ti hí
(2) nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh
– Các từ ở nhóm (1) đều có lấy vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ, ứng với nhứng sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí biểu đạt.
– Các từ ở nhóm (2) đều láy phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.
+ Các từ láy đều có chung vần âp.
+ Các từ thuộc nhóm này đều có chung đặc điểm ý nghĩa là chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục hay là sự thay đổi hình dạng của một sự vật.

3. So sánh giữa nghĩa của từ gốc với nghĩa của từ láy trong các trường hợp sau:

– Mềm – mềm mại
– Đỏ – đo đỏ 
* Đặt câu với mỗi từ: 
– Đỏ: Những bông hoa gạo màu đỏ thật đẹp.
– Đo đỏ: Những bông hoa gạo đo đỏ đằng xa trông như những đốm lửa thật đẹp.
– Mềm: Tấm lụa này thật mềm.
– Mềm mại: Tấm lụa này thật mềm mại.
-> So sánh sắc thái được biểu đạt ở những câu trên dược giảm nhẹ hoặc được nhấn mạnh hơn, sắc thái biểu cảm giữa từ đơn hay là những tiếng gốc và những từ láy được xuất phát từ gốc ấy. Các từ láy mềm mại, đo đỏ có sắc thái nghĩa giảm nhẹ và màu sắc bieur cảm rõ hơn so với những từ đơn: đỏ, mềm.


III. Luyện tập


1 Tìm và phân loại từ láy trong đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê ( từ “Mẹ tôi, giọng khản đặc…” đến “nặng nề thế này.”).

Từ láy toàn bộ    Bần bật, thăm thằm, chiền chiện, chiêm chiếp
Từ láy bộ phận    

– Láy phụ âm đầu: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề.
– Láy phần vần: lao xao, leng keng, lộp bộp

2. Cấu tạo từ láy từ những tiếng gốc cho trước theo bảng sau:

ló                               Lấp ló
Nhỏ                          Nho nhỏ
Nhức                        Nhức nhối
khác                         Khang khác
Thấp                       Thâm thấp
Chếnh                    Chênh chếch
Ách                          Anh ách

3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

– nhẹ nhàng, nhẹ nhõm:
a) Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con
b) Làm xong công việc, nó thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.
– xấu xí, xấu xa:
a) Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xacủa tên phản bội.
b) Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc, xấu xí
– tan tành, tan tác:
a) Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡtan tành
b) Giặc Ân bị chàng trai làng Gióng đánh cho tan tác.


4. Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi.

– Bạn Lan có khuôn hình thật nhỏ nhắn, xinh xắn.
– Mẹ là người chăm chút cho em từ những cái nhỏ nhặt nhất.
– Cô giáo em nói năng rất nhỏ nhẹ, ấm áp.
– Bạn bè với nhau không nên nhỏ nhen.
– Những điều nhỏ nhoi ấy cũng làm em xúc động muốn khóc.


5. Các từ máu mủ, mặt mũi, nhỏ nhen, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở đều là từ ghép.


6. Các tiếng chiền (trong chùa chiền), nê (trong no nê), rớt (trong rơi rớt), hành (trong học hành).

 

– Nghĩa của các từ:
+ chiền: từ cổ, cũng có nghĩa là chùa.
+ nê: từ cổ, có nghĩa là chán
+ rớt: rơi ra một vài giọt (còn sót lại, hỏng, không đỗ) hoặc cũng có nghĩa là rơi.
+ hành: thực hành.
– Theo cách giải nghĩa trên đây thì các từ đã cho là từ ghép.

22 tháng 9 2016

Cảm ơn nhaoaoa

27 tháng 9 2016

Viết bài văn dài lắm nên mình viết dàn ý rồi bạn triển khai ra nhé

 Mở bài: -Buổi sáng, em thích đến trường sớm để ngắm cảnh toàn trường.

Thân bài: Tả bao quát:

-Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với bao điều mới lạ.

-Mọi cảnh vật như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu.

Tả chi tiết:

Bây giờ, trước mắt em là sân trường thưa thớt người. Chỉ nghe đâu đây những tiếng đá cầu vang dội.

Đứng trên hành lang tầng 2 nhìn xuống, những học sinh đi sớm đuổi chạy nhau như cánh bướm trắng dập dờn trên cánh đồng hoa.

Nhiều chú chim bay nhảy, hót líu lo trên cánh hoa phượng đỏ rực một vòm trời.

Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông. Những bạn nam thi nhau bắn bi, đánh cầu.

Những bạn nữ thì ngồi trên ghế đá trò chuyện, học thuộc lòng bài cũ.

Một lát sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên.

Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi vào lớp học một tiết học đầy hứng thú.

Kết bài: Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp Mai đây, dù phải xa ngôi trường thân yêu này, nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường mến yêu.

 

27 tháng 9 2016

Cảm ơn bạn nhiều lắm luôn đó!!

I. Hướng dẫn chuẩn bị bài

Đề bài: Loài cây em yêu

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a.

- Đề yêu cầu viết về: một loài cây mà em yêu thích.

- Đối tượng: loài cây

- Tình cảm: yêu mến, thích thú

b.

- Loài cây em yêu: lựa chọn một loài cây gần gũi, quen thuộc.

- Lý do yêu thích: loài cây đó có lợi ích cho quả ngon, bóng mát và quan trọng là tình cảm đặc biệt (gắn với kỉ niệm tuổi thơ…)

2. Lập dàn bài

a. Mở bài: Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích (tên gọi, lý do yêu thích)

b. Thân bài

- Miêu tả đôi nét về đặc điểm của loài cây:

Hình dáng của cây: cao lớn hay thấp bé.Hoa của cây: nở vào tháng mấy, màu sắcCây có quả hay không và miêu tả hình dáng, hương vị của quả.

=> Cảm xúc của em mỗi khi được nhìn ngắm những bông hoa hay thưởng thức những quả chín của loài cây đó.

- Đặc điểm mà em thích nhất ở loài cây đó: đem lại bóng mát, quả ngon hay cây xanh bảo vệ môi trường…

- Kể về những kỉ niệm đáng nhớ khiến em yêu thích và có tình cảm đặc biệt với loài cây đó: cây hoa phượng gắn với tuổi học trò, cây ổi gắn với kỉ niệm về quê ngoại…

c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho loài cây ấy.

3. Viết đoạn văn

Gợi ý:

- Mở bài

MB1: Thế giới thực vật có rất nhiều loài cây khác nhau, nhưng trong đó, loài cây mà em thích nhất là (tên loài cây).

MB2: Trong ký ức tuổi thơ, em không thể quên được kỉ niệm về những ngày hè được về quê ngoại chơi. Em cùng thường nhóm bạn trong xóm vui đùa hàng giờ trong vườn nhà bà ngoại với rất nhiều loài cây khác nhau. Nhưng trong số đó, em yêu thích nhất là (tên loài cây)

- Kết bài

KB1: Mỗi loài cây đều có những ích lợi riêng. Nhưng đối với em, thì (tên loài cây) không chỉ có ích lợi mà còn đem đến cho em nhiều kỉ niệm tuyệt vời khiến em nhớ mãi.

KB2: Quả thật, (tên cây) có rất nhiều lợi ích với cuộc sống con người. Nhưng với riêng tôi, nó còn là một người bạn tri kỷ cùng tôi trải qua biết bao kỉ niệm buồn vui trong cuộc sống.

II. Bài tập ôn luyện

Xác định đối tượng và lập dàn ý cho đề văn sau: Cảm nghĩ về mùa xuân

Gợi ý:

1. Đối tượng: mùa xuân

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về mùa xuân:

- Xuân, hạ, thu và đồng - bốn mùa liên tiếp tuần hoàn trong năm.

- Trong bốn mùa, em ấn tượng nhất là mùa xuân.

b. Thân bài

* Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:

- Thời tiết dần ấm áp hơn.

- Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc.

- Mọi vật trở nên có sức sống hơn, bầu trời cũng trong xanh hơn.

- Những cơn mưa xuân lất phất báo hiệu mùa xuân đã về.

* Con người:

- Háo hức chuẩn bị chào đón năm mới (Tết cổ truyền của dân tộc).

- Mọi người trở nên vui vẻ, phấn khởi hơn.

c. Kết bài

- Mùa xuân đem đến một khởi đầu mới với mong muốn mọi điều đều tốt đẹp.

- Mùa xuân khiến cho mỗi người thêm yêu đời, hạnh phúc hơn.

- Đối với em, mùa xuân đem lại nhiều kỉ niệm tốt đẹp và em rất yêu thích mùa xuân.

19 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

a. Đề yêu cầu viết về thái độ và tình cảm thái độ đối với một loài cây cụ thể.

b. Em yêu cây gạo vì: các phẩm chất của cây, sự gắn bó, ích lợi.

2. Lập dàn bài:

* Mở bài: giới thiệu chung về cây gạo

* Thân bài:

- Cây gạo: cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng, có các chú chim đậu trên cành.

- Phẩm chất: gắn bó với cuộc đời, có ích cho con người, là nơi để những người con xa quê khi trở về sẽ thấy ấm lòng vì cây gạo trước ngõ.

   Cây gạo còn có những phẩm chất khác: ý chí vượt khó, sức sống bền bỉ và sự hi sinh thầm lặng để làm đẹp cho đời.

* Kết bài: Tình cảm của em đối với cây gạo.

3. Viết đoạn văn Mở bài và kết bài

* Mở bài: Cây gạo trải qua bốn mùa nắng, mưa, gió, bão bùng nhưng chưa bao giờ bị quật ngã. Nó vẫn cứ hiên ngang, sừng sững và oai phong như một người lính bảo vệ cho cả làng.

* Kết bài: Cây gạo đem đến niềm hạnh phúc, sự nhớ nhung cho những người con xa quê hương trở về. Có lẽ, đó là lí do mà em yêu quý cây gạo và muốn nó sẽ sống mãi để mọi người ai cũng có thể tận hưởng cái gọi là nét quê đó.

II. THỰC HÀNH TRÊN LỚP


 

29 tháng 10 2017

Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương

Đọc hai câu thơ này, cảm giac đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡnhư là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.

Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:

Cúi đầu nhớ cố hương

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.

Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.



 

29 tháng 10 2017

Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương

Đọc hai câu thơ này, cảm giac đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡnhư là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.

Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:

Cúi đầu nhớ cố hương

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.

Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.

11 tháng 9 2016

bn nh` tội ghê

11 tháng 9 2016

search gg, tui k giỏi văn

26 tháng 5 2016

Tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra:

Cổng trường mở ra ghi lại tâm trạng suy nghĩ miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con ngày khai trường vào lớp Một. Đứa con nhỏ thì vô tư, chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bạn thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bươc vào thế giới kì diệu.

 

26 tháng 5 2016

Cổng trường mở ra ghi lại tâm trạng suy nghĩ miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con ngày khai trường vào lớp Một. Đứa con nhỏ thì vô tư, chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bạn thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bươc vào thế giới kì diệu. 
 

20 tháng 4 2018
 

Từ ngày xưa, ông cha ta đã có câu ca rằng:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con  ”

Đạo hiếu và lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ bởi người xưa quan niệm rằng Hiếu là nền tảng của mọi đạo đức, là đức hạnh mở đầu cho nhân cách mỗi con người.

Cuốn sách được chia làm ba phần:

Phần 1: Gương hiếu thảo của những người con đất Việt

Phần 2: Hai mươi tư gương hiếu thảo của người Trung Quốc xưa.

Phần 3: Gương hiếu thảo trong những câu chuyện kể dân gian

Với 27 câu chuyện góp mặt trong cuốn sách, lời kể của các nhân vật có thật trong đời thường đã được các nhà văn, nhà báo ghi lại, phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về họ.

Một Phan Văn Tài 22 tuổi, quê ở thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, Thăng Bình, Quảng Nam, bán thận cứu mẹ. Tài đã đăng tin trên internet để bán thận cứu mẹ với nội dung: “Em là con trai một trong nhà. Năm nay em 22 tuổi. Em cần bán một quả thận để chữa bệnh cho mẹ em. Em biết cách này rất là dại nhưng em chấp nhận chứ em không biết làm sao nữa…” Ngay sau đó đã có rất nhiều người đã liên hệ theo số điện thoại của Tài để hỏi mua. Tác giả Bùi Hữu Cường đã kể lại câu chuyện “Gặp chàng trai 22 tuổi rao bán thận cứu mẹ” rất cảm động trong cuốn sách.

“23 năm cuốc bộ tìm mẹ thất lạc giữa triệu người” là câu chuyện của tác giả Loan Nguyễn kể về ông Nguyễn Lâm Thức ở Quỳ Hợp, Nghệ An đã tìm thấy mẹ sau 23 năm trải bao mưa nắng, khổ cực. Câu chuyện đã khiến nhiều người xúc động và cảm phục lòng hiếu thảo của người con luống tuổi đi tìm mẹ giữa chợ người.

Cậu bé Lê Văn Chiến, 12 tuổi ở Thanh Chương, Nghệ An mò cua, bắt ốc nuôi bà nội: “Hàng ngày ngoài một buổi đi học, Chiến lại lội xuống ruộng hay ao hồ mò cua bắt ốc, hoặc đi cuốc rau má bán lấy tiền nuôi bà và nuôi dưỡng ước mơ được đi học. Câu chuyện đã khiến nhiều người rơi nước mắt qua lời kể của tác giả Phương Thảo.

Ngoài ra còn nhiều câu chuyện cảm động khác như: “Nhọc nhằn đời ve chai nuôi mẹ già bệnh tật, Người con dâu hiếu thảo, Chàng sinh viên khiếm thị hiếu thảo, Vượt qua nước mắt, Xúc động trước lòng hiếu thảo của cậu bé không cha… Cuốn sách không chỉ dừng lại ở người thật, việc thật mà còn trính dẫn nhiều câu ca dao, tục ngữ, những bài thơ hay về gia đình, lòng hiếu thảo của con cái với bố mẹ…

-----------------------------

nxb dân trí , đông tây

xuất bản tháng 4 năm 2016

--------

mình chỉ biết vậy thôi