Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khuyên thân mến!
Hè vừa rồi, nhân về thăm quê mình có ghé thăm trường cũ. Sau 20 năm, mái trường xưa đã có rất nhiều thay đổi. Mình muốn viết thư cho bạn ngay, vừa để hỏi thăm sức khoẻ của gia đình bạn vừa muốn tâm sự cùng bạn những chuyện ngày xưa.
Đó là vào một buổi chiều muộn, không gian làng quê yên ả, thanh bình đến kỳ lạ. Mình bước trên con đường làng, vẫn là con đường ngày xưa có nhiều hoa và cỏ nhưng cảm giác của mình thật lạ: hồi hộp, xao xuyến như cô học trò nhỏ ngày nào mỗi sớm mai đến lớp. Từ xa mình đã trông thấy trường: nhà cao tầng, lợp ngói đỏ, nổi bật trên nền trời ngày hè xanh trong. Bước những bước chân chậm rãi đến gần ngôi trường xưa yêu dấu, mình cảm nhận rõ ràng cảm giác thân quen gần gũi khi nhìn thấy tấm biển: “Trường THCS Tây Hưng”. Khuyên còn nhớ lời cô đã nói: “Bước qua cánh cổng này là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Đúng là như vậy. Ngôi trường của chúng ta giờ đã thay đổi khá nhiều:to đẹp hơn, khang trang hơn, có tường bao, vườn thực vật và rất nhiều cây cảnh. Chỉ có những hàng cây trên sân trường là vẫn thế:xanh biếc đến nao lòng. Cuối sân trường, hàng phượng vĩ vẫn nở hoa đỏ rực như mùa thi chỉ vừa mới qua thôi…Mình bước chầm chậm lên hành lang tầng hai, giật mình khi trông thấy bác La bảo vệ. Có lẽ nhìn cái vẻ bần thần của mình bác ấy cũng đoán ra là học sinh cũ về thăm trường nên chỉ cười mà không hỏi gì cả. Lòng bồi hồi bước đến bên lớp cũ, nhìn qua cửa sổ, cảm thấy mình vẫn là cô học trò nhỏ ngày nào. Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên trong sáng. Những dãy bàn, những giờ học hăng say, dường như còn thoảng đâu đây cả lời cô giáo giảng… Sơn Ca còn nhớ chỗ ngồi của bọn mình ngày xưa không? Bàn thứ hai, bên trái, chỗ ngồi đã gắn bó với chúng mình trong suốt cả năm học lớp 9. Có lần cô giáo cho làm bài tập, cả lớp cắm cúi làm còn An cúi mặt xuống bàn làm một giấc. Thấy An ngủ ngon lành quá, mình vẽ lên mũi cậu ấy một chấm tròn to nhìn y như mũi con mèo. Một lát cô giáo trông thấy, gọi An đứng dậy. Nhìn An, cô giáo bật cười còn cả lớp được một phen nghiêng ngả. Ngày ấy chúng mình quí nhất cô Phương. Với cả lớp, cô như người chị cả, vừa nghiêm nghị vừa gần gụi, yêu thương. Giọng cô nhỏ và trong, những bài cô dạy, những câu chuyện cô kể dường như bao giờ cũng hấp dẫn hơn nhiều lần…Tất cả như vừa mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong ký ức, giờ ào ạt ùa về khiến nỗi nhớ trở nên cồn cào, cháy bỏng. Gió chiều mát dịu, mang theo cả vị mặn mòi của biển khiến mái trường quê thêm thân thuộc biết bao!
Mỗi chúng ta giờ đều đã khôn lớn trưởng thành. Những ước mơ xưa giờ đã thành hiện thực. Nỗi lo toan của cuộc sống khiến ta đôi lúc lãng quên nhiều thứ. Chỉ riêng ở nơi này, những kỷ niệm của chúng mình vẫn chờ đợi những học trò xưa…
Chiều muộn, mình trở về. Đã bước chân ra khỏi ngôi trường lưu giữ những tháng năm học trò hồn nhiên và đẹp như một câu chuyện cổ tích mà thấy lòng mình vẫn xao xuyến bâng khuâng…
Khuyên! Thư đã dài, mình dừng bút nhé. Hẹn gặp nhau một ngày gần nhất khi chúng mình cùng trở lại trường xưa!
Bạn xem thêm tại : https://doctailieu.com/viet-thu-ke-lai-buoi-tham-truong-sau-20-nam
# Học tốt #
Bạn tham khảo tại đây:
Người lái đò sông Đà - Tác giả, tác phẩm, tóm tắt và phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà
Anh/chị tham khảo ở đây ạ:
Người lái đò sông Đà - Tác giả, tác phẩm, tóm tắt và phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà - VnDoc.com
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn khóc tế các nghĩa sĩ tử trận, xây dựng hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ kiên cường, bất khuất, ghi dấu mốc lịch sử bi thương mà hào hùng của dân tộc
+ Nghệ thuật bài văn tế: viết theo lối cổ nhưng giàu cảm xúc nhà thơ, đủ để lay động triệu trái tim
- Thanh niên ngày nay cần nuôi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Phải học tập để đáp ứng những yêu cầu cần thiết của xã hội trong thời kì mới
cậy tre việt nam đã có từ việt nam từ rất lâu rồi có lẽ tre có nguồn gốc từ tự nhiên . Do một ông hay một bà nào đó phát hiện . Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,...Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài "Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng đứng vững trên chiến trường tre còn được ông cha ta dùng đi đánh giặc thay cho vũ khí như anh tràng thahs gióng . nếu nói về việt nam thì không thể nào không nói đén hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
chúc bn hok tốt mik tự viết đó
bạn thân có học ở đấy không ?