Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.
Câu 1 (trang 88 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn:
+ Người thon gọn chiếc áo lông trần hạt lựu
+ Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi
- Nét đằm thắm, mặn mà toát lên từ tâm hồn chị, từ tình cảm đôn hậu, từ cách ứng xử đến quan hệ với mọi người
+ Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, chị đã có một gia đình riêng nhưng mọi thứ vấn nhớ, vẫn quý, vẫn yêu chị
+ Người phụ nữ trưởng thành, để lại dấu ấn với mọi người trong gia đình
+ Nhân vật chị Hoài là mẫu phụ nữ đẹp truyền thống, giữ được nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người qua “cơn địa chấn” xã hội
Câu 2 (trang 88 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Tâm trạng của các nhân vật ông Bằng, chị Hoài:
- Tâm trạng xúc động mạnh mẽ:
+ Ông Bằng khi nhìn thấy Hoài, “môi ông bật không thành tiếng, có cảm giác như ông sắp khóc òa”
+ Nỗi vui mừng, xúc động dâng trào khi ông được gặp lại người con dâu trưởng mà ông quý mến
+ Chị Hoài: gần như không chủ động được lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản…, chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông”
→ Sự xúc động của hai người thể hiện chân thành trong gia đình, dự cảm những điều tốt đẹp trong truyền thống gia đình
- Trước sự có mặt của chị Hoài, ông Bằng như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh âm thầm giành những điều tốt đẹp cho truyền thống gia đình giờ đây trước bao tác động của cuộc đời, có nguy cơ bị băng hoại
Câu 3 (trang 88 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Khung cảnh ngày Tết:
+ Khói hương, mâm cỗ thịnh soạn trong thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau ba mươi năm chiến tranh
+ Mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần
+ Tất cả chuẩn bị chu đáo trong khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 Tết
- Hình ảnh gieo vào lòng người niềm xúc động rưng rưng, để “nhập vào dòng xúc động tri ân tổ tiên”
- Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trong lễ cũng tất niên, trở thành truyền thống trân trọng, tự hào của dân tộc ta
- Dù cuộc sống hiện đại vẫn cần gìn giữ giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ.
I. Tác giả & tác phẩm
1. Tác giả
Ma văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Ông là người có nhiều đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặt của văn học nghệ thuật. Ông được tặng Giải thưởng Văn hoc ASEAN năm 1998 và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
2. Tác phẩm
Mùa lá rụng trong vườn. kể về câu chuyện của gia đình ông Bằng, một gia đình được coi là nề nếp, luôn giữ gìn gia pháp và gia phong, nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài. Nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những đổiv thay của thời cuộc.
Tiểu thuyết được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
- Chị Hoài là một người phụ nữ đôn hậu, chất phác. Dù hiện tại chị đã có gia đình riêng, ít liên quan đến gia đình nhà ông Bằng nhưng chị Hoài vẫn luôn quan tâm đến từng người và gắn bó với những biến động của gia đình người chồng cũ.
- Chị Hoài xuất hiện vào thời điểm rất có ý nghĩa: chiều 30 tết - ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
→ Đây là thời điểm thiêng liêng nhất của tình cảm gia đình, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc.
* Mọi người yêu quý và trân trọng chị bởi ở chị luôn toát lên những phẩm chất đáng quý: nhân hậu, tình nghĩa, thủy chung. Chị Hoài – hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, chính là sợi dây kết nối, xóa đi những khoảng cách vô hình mà xã hội với nền kinh tế thị trường, với sự tính toán vụ lợi làm phá vỡ những giá trị tốt đẹp, làm nguội lạnh quan hệ tình cảm thiêng liêng trong gia đình.
Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Diễn biến tâm lí của nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại trước giờ cúng tất niên:
* Ông Bằng:
- “Nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”.
- “Ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc òa”.
- “Giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư con?”
→ Nỗi vui mừng, xúc động không giấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất quý mến.
* Chị Hoài:
- “Gần như không chủ động được mình lao về phía ông bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản… kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”.
- Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng “nấc” của ông.
→ Cảnh gặp gỡ vui mừng xen với những nối tiếc, đau buồn, lo lắng trước những cơn biến động của gia đình ông Bằng.
=> Sự có mặt của chị Hoài khiến nỗi cô đơn của ông Bằng được giải tỏa, như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh giữ gìn những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình.
Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Khung cảnh ngày tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông bằng trước bàn thờ:
- Gợi nhớ về cuội nguồn, về các giát trị truyền thống của dân tộc.
- Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong quá khứ: “mỗi dân tộc không có quá khứ là một dân tộc bất hạnh”.
????
Đợi mỗi lần vết thương lành lại thì chủ chó lại thỉnh thoảng thả chó ra đường và nó lại cắn mẹ tôi thì chủ chó lấy lý do là chó bị xổng chuồng nên trở tay không kịp. Khi tôi đã bị con chó cắn lần 3 thì tôi và mẹ có lên công an nhờ họ giải quyết và lập nên bản cam kết với nội dung: Chủ chó phải di chuyển con chó cắn người đi nơi khác không được nuôi tại nhà nữa. Trong cam kết không có đề cập đến thời gian cụ thể thực hiện việc chuyển chó. Đã hơn một tuần mà tôi vẫn thấy con chó ở nhà và chủ chó nói là nó đã được xích lại trên lầu và không hề nghe chủ chó nói về việc di chuyển chó. Mỗi lần tôi đi ngang qua nhà cửa nhà chủ chó thì con chó lại sủa rất nhiều. Cũng chỉ vài ngày sau đó tôi thấy chủ chó có vài lần không xích chó lại và để cho nó chạy trong nhà. Tôi có lần lên nói chuyện với điều hành khu phố, họ nói là cần có thời gian để chuyển chó nhưng khi hỏi thời gian cụ thể chuyển chó thì họ không nói và con chó cứ thế vẫn ở nhà.Vậy là lần thứ 4 tôi bị cắn , tôi quyết định thiến con chó đó cho nó sml.Mấy hôm sau; con chó đó ko cắn tôi nữa :))
Các bạn nghĩ rằng mắc lỗi chỉ là chuyện thường thôi, nhất là với trẻ con, có phải không? Nhưng có một lần tôi đã mắc phải một lỗi rất đáng trách mà tôi nhớ đến tận bây giờ.
Hôm đó là ngày thứ bảy, trời nắng đẹp. Tôi tung tăng tới lớp trên con đường quen thuộc. Vừa đi, tôi vừa ấm ức nghĩ: “Hôm nay là ngày về bà ngoại thế mà bố mẹ chẳng cho mình nghỉ học. Đằng nào cũng chỉ bỏ mất một buổi học thôi, lo gì?”. Suy nghĩ miên man mà không để ý là tôi đã tới trường từ lúc nào. Các bạn tất bật vào lớp, còn tôi thì cứ đứng ngoài cổng trường ngần ngừ không muốn vào. Hai dòng tư tưởng cứ đan xen vào nhau, hoặc là tôi về nhà hoặc là vào học. Nhưng vì chưa bao giờ bỏ học nên tôi sợ lắm, nghĩ đủ mọi điều không tốt. Tôi cứ đứng trước cổng trường như thế đến - mười lăm phút. Tiếng trống gióng giả vang lên như thúc giục tôi. Lúc này sân trường chỉ còn lại vài bạn học sinh đi muộn. Thấy tôi cứ đứng đó mãi, bác bảo vệ hỏi: “Cháu có vào lớp không để bác còn đóng cổng?”. Tôi trả lời như vô thức: “Dạ không, cháu chỉ đi qua chờ anh cháu thôi ạ”. Và cánh cổng trường đóng lại trước mắt tôi. Tần ngần hồi lâu, tôi quay bước ra về. Thấy tôi, bố liền hỏi, “sao con lại về?”. Lúc này tôi đang mải mê suy nghĩ, nghe tiếng bố hỏi, tôi giật mình trả lời: “Dạ, hôm nay cô ốm không có ai dạy thay nên bọn con được nghỉ”.
Bố cười với tôi: “Vậy thì con vào chuẩn bị đi, bố đưa con đến nhà ông ngoại. Mẹ cũng ở đấy rồi”. Nghe bố nói thế, tôi mừng rơn, quên sạch cả chuyện tôi trốn học. Nhưng kẻ nói dối thì không thể nào mà ung dung được. Tối đến, tôi cứ thấp thỏm lo sợ nhỡ ra bố mẹ biết. Và điều mà tôi lo sợ đã đến. Chuông điện thoại nhà tôi reo vang: “Reng... reng...”. Bố nhấc máy. Khuôn mặt bố đang tươi tỉnh bỗng nhiên tối sầm lại. Bố đặt máy xuống, quay lại phía tôi rồi hỏi: “Sao hôm nay con không đi học?” - giọng bố pha chút buồn buồn. Tôi đứng trân trân nhìn bố, miệng ấp úng: “Con... con”. Bố hỏi lại lần nữa: “Tại sao?”. Tôi bật khóc và tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện trong tiếng nấc. Tôi hứa với bố là tôi sẽ không bao giờ tái phạm nữa, nhưng bố bảo lần này bố phải đánh đòn để cho tôi nhớ. Tôi nín lặng không dám khóc nữa, phần vì sợ bố, phần vì tôi thấy không xứng đáng được khóc. Từ đó trở đi tôi quyết tâm không nói dối bố mẹ dù chỉ nửa câu.
Nói dối là một tính xấu mà học sinh chúng ta không nên mắc phải. Đây là một bài học lớn dành cho tôi.
Í mình là văn tả cảnh, tả người, hoặc tả trường đều được nhé.
phải học bài mới giỏi văn được chứ, tham khảo sao giỏi được ;-;