K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh vì cơ thể có khả năng nhận diện, ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể, đó gọi là khả năng miễn dịch của cơ thể.

4 tháng 4 2024
  Con người tồn tại và phát triển trong môi trường chứa vi khuẩn có hại nhờ hệ thống phòng thủ đa tầng:

Con người, dù sinh sống trong môi trường tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại, vẫn có khả năng duy trì sức khỏe nhờ vào hệ thống phòng thủ đa tầng, bao gồm các yếu tố sinh học và hành vi chủ động.

Hệ thống miễn dịch, đóng vai trò là lá chắn đầu tiên, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân xâm nhập. Hệ thống này bao gồm các tế bào bạch cầu, cơ quan như tủy xương, hạch bạch huyết, lá lách, thymus và các protein miễn dịch như kháng thể. Khi vi khuẩn tấn công, các tế bào bạch cầu sẽ nhận diện và tiêu diệt chúng, đồng thời kháng thể sẽ gắn kết và vô hiệu hóa vi khuẩn.

Da, rào cản vật lý quan trọng, góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Lớp biểu bì da với các tế bào sừng chết xếp chồng tạo thành lớp màng bảo vệ, chống thấm nước và hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn trên da cũng đóng vai trò bảo vệ: mồ hôi chứa chất kháng khuẩn tiêu diệt vi khuẩn, bã nhờn giúp da mềm mại và có tính axit nhẹ, tạo môi trường bất lợi cho vi khuẩn phát triển.

Hệ tiêu hóa, nơi diễn ra cuộc chiến giữa vi khuẩn có lợi và có hại. Vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại để giành thức ăn và không gian sống, đồng thời sản xuất các chất ức chế và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Axit dạ dày cũng góp phần tiêu diệt vi khuẩn trong thức ăn.

Hệ hô hấp được bảo vệ bởi các hàng rào vật lý và hóa học. Lông mũi và lông mi lọc bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí, chất nhầy trong mũi và khí quản bẫy vi khuẩn. Ho và hắt hơi là phản xạ tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn và chất nhầy ra khỏi cơ thể.

Hành vi vệ sinh đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa lây lan vi khuẩn. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước là biện pháp hiệu quả nhất. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nấu chín thức ăn kỹ lưỡng, sử dụng nước an toàn là những hành vi thiết yếu cần được tuân thủ.

Nhờ hệ thống phòng thủ đa tầng này, con người có thể tồn tại và phát triển trong môi trường chứa vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng là điều kiện tiên quyết để hạn chế nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. TGH

25 tháng 10 2024

- Miễn dịch là hiện tượng cơ thể không mắc bệnh mặc dù đang sống trong môi trường mầm bệnh.

 - Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh vì cơ thể có khả năng nhận diện, ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể, đó gọi là khả năng miễn dịch của cơ thể.

24 tháng 7 2023

Vì những người làm việc hoặc sống trong môi trường có âm thanh cường độ cao thường xuyên như công nhân nhà máy dệt, người sống gần đường tàu,.... hay tiếp xúc với âm thanh cường độ cao trong thời gian dài, nó gây tổn thương cho các tế bào thính giác trong tai. Các tế bào này chịu áp lực và bị hủy hoại, dẫn đến giảm khả năng nghe. Từ đó họ dễ bị giảm thính lực, khó nghe, ù tai.

16 tháng 8 2023

Tham khảo :

- Bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể vì: Quần thể sinh vật tồn tại trong môi trường sống, bị biến động do các nhân tố vô sinh và hữu sinh từ môi trường. Do đó, bảo vệ môi trường sống nhằm đảm bảo các nhân tố của môi trường ít biến động theo hướng tiêu cực cho sự phát triển của quần thể chính là biện pháp quan trọng để quần thể phát triển ổn định.

- Ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể: Thành lập các vườn quốc gia (vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì,…) và các khu bảo tồn, khai thác hợp lí tài nguyên sinh vật, kiểm soát dịch bệnh,…

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

 Môi trường sống của con người đang bị đe dọa nghiêm trọng: Chất thải, khí thải,… được thải ra môi trường gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động cao; các khu rừng đang dần bị phá hủy gây nên sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu và sự suy giảm đa dạng sinh học;…

- Những biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Hạn chế ô nhiễm môi trường: xử lí rác thải sinh hoạt và từ nhà máy trước khi thải ra môi trường; hạn chế sử dụng hóa chất gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, thay thế bằng thuốc có nguồn gốc sinh học; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo;…

+ Trồng cây gây rừng và phòng chống cháy rừng.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

Phương pháp giải

Quan sát hình ảnh và kể tên được nơi sống (môi trường sống) của các sinh vật

Lời giải chi tiết

a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:

- Con sùng đất: Trong lòng đất.

- Con giun: Trong lòng đất.

- Con bò: Trên mặt đất.

- Con sâu: Trong thân cây.

- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.

- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.

- Cá: Trong nước.

- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.

→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

b) Các sinh vật có cùng loại môi trường sống:

- Môi trường trong đất: Sùng đất và giun đất.

- Môi trường sinh vật: Sâu đục thân và vi khuẩn đường ruột.

- Môi trường trên cạn: Cây đước, con bò, cây gỗ, cỏ.

- Môi trường dưới nước: Cá.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:

- Con sùng đất: Trong lòng đất.

- Con giun: Trong lòng đất.

- Con bò: Trên mặt đất.

- Con sâu: Trong thân cây.

- Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.

- Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.

- Cá: Trong nước.

- Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.

→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

22 tháng 7 2023

Tham khảo

- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.

- Có 4 loại môi trường sống: môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất và môi trường sinh vật.

- Các nhân tố tạo nên môi trường sống: Nhân tố vô sinh (nước, đất, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…) và nhân tố hữu sinh (động vật, thực vật, con người,…).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
11 tháng 9 2023

Câu 1.

Hiến máu hoàn toàn không có hại cho sức khỏe, vì mỗi lần hiến máu, ta chỉ cho đi một lượng máu rất nhỏ của cơ thể.

Ngoài ra, hiến máu còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

- Được kiểm tra sơ bộ về sức khỏe và xét nghiệm trước khi hiến máu

- Giảm lượng sắt dư thừa trong cơ thể.

- Tạo “sức ép” cho cơ thể sản sinh tế bào máu mới.

- Giảm nguy cơ đột quỵ tim mạch …

Câu 2.

Điều kiện để được hiến máu là:

- Khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính và mãn tính.

- Không có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu.

- Tuổi từ 18 - 60Cân nặng từ 45 kg (đối với nam) và 42 kg (đối với nữ).

- Mạch và huyết áp bình thường, nhịp tim bình thường.

Đối tượng không thể hiến máu bao gồm:

- Phụ nữ mang thai, đang trong thời kì kinh nguyệt, cho con bú không được hiến máu.

- Chưa đủ thời gian tối thiểu giữa hai lần hiến máu (12 tuần).

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật vì: Con người có tư duy, có lao động để phục vụ cho mục đích của mình. Thông qua những hoạt động này, con người đã tác động và làm biến đổi rộng rãi, mạnh mẽ môi trường tự nhiên, dẫn đến tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển của nhiều loài sinh vật.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Môi trường sống và một số sinh vật sống trong môi trường đó

Môi trường sống

Sinh vật

Môi trường trên cạn

Trâu, bò, gà, mèo, hươu, hổ, ngựa, gấu, châu chấu, cây bàng, cây dương

xỉ, cây đào, cây táo,…

Môi trường dưới nước

Cá mè, cá chép, bạch tuộc, mực, tôm, cá voi, san hô, cây rong đuôi chó,…

Môi trường trong đất

Giun đất, sùng đất, chuột chù, sên ma,…

Môi trường sinh vật

Giun đũa, giun kim, sán dây, sán lá gan, rận, chấy,…