Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài
Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:
- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?
- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiềng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?
II. Thân bài
- Nếu đó là danh lam thắng cảnh:
- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?
- Cảnh đẹp trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vậy.
- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề trên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô/ những ngọn núi xanh hùng vĩ,...Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó:đây là vùng biển / khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...
- Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:
- Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.
- Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có)
- Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú...),...
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...
III. Kết bài
Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Bài thơ "Phò giá về kinh" thể hiện lòng tự hào dân tộc qua những chiến thắng vang dội ở bến Chương Dương và cửa Hàm Tử, nhằm làm sống lại cái ko khí ở chiến trường.
Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm
Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược
Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.
Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được
yếu tố HV=>yếu tố HV tạo câu=>từ HV:+ đẳng lập
+ chính phủ
Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em.
Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy.
Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu.
Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng.
Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ.
Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng.
Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.
Dàn ý
A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.
B. Thân bài:
1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:
- Em thích màu của lá cây,…
- Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
- Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).
C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
Đã là con người ai chẳng yêu gia đình mình, yêu cái hương khế ngọt tuổi thơ rải dọc theo triền sông nhỏ, yêu cái vẫy đuôi xoắn tít của chú cún, yêu tất cả những gì được thấy là hay ho qua con mắt thời trẻ nhỏ, một thời thơ dại và ngây ngô. Là một lẽ tất nhiên, trẻ con yêu mẹ, yêu cha, những người gắn bó cả đời với chúng. Tuổi thơ tôi gắn bó nhất với bà ngoại. Tôi yêu nhất bà ngoại của tôi.
Bài văn cảm nghĩ về bà ngoại - Ảnh minh họa
Tầm tôi hai, ba tuổi tôi cứ nghĩ bà cụ nào cũng hiền và đẹp như bà tôi. Bởi một lẽ, hình ảnh bà gần như choán hết tâm trí tôi, bà lo cho tôi mọi thứ, lúc nào bà cũng ở bên tôi, đưa tôi vào thế giới diệu kỳ chuyện cổ. Bà tôi vẫn đẹp, một cái đẹp hiền hòa, dịu dàng. Những lọn tóc dày của bà hàng ngày tôi vẫn miệt mài tết thành bím. Và khi soi mình trong gương bà chỉ cười trừ. Tôi yêu bà, yêu hương hoa bưởi tinh khiết vấn vương trong mái tóc, yêu đêm trăng bà bày cách ngồi đan rổ, yêu buổi trưa nắng theo bà ra đồng.
Dáng người cao cao, đôi bàn tay nhăn nheo mà ấm áp, như truyền làn hơi ấm vào tâm hồn tôi, như chắt lọc những giọt nước tinh khiết nhất chảy vào tâm trí, từ cái thế giới ngoài khoảng sân, góc vườn nhà mình. Trước cái thế giới bao la mà tôi sẽ xòe cánh bay vào đó, bà như một tấm khiên mỏng manh đánh bật những điều xấu xa và đưa tôi đi đúng hướng, là một người hoa tiêu vững vàng rắn rỏi lại đầu óc tôi hướng về cái thiện. Bà còn là nhiều điều quý giá nữa mà tạo hóa ban tặng cho tôi.
Cái cười nheo nheo mắt, cái vỗ về an ủi của bà, tôi quên sao được. Nếu trong cuộc đời này tôi quên đi những điều đó cũng có nghĩa là quên đi tuổi thơ, quên đi quá khứ, quên đi niềm vui và hạnh phúc. Chỉ ở bên bà tôi mới nghe được tiếng sóng vỗ của biển, tiếng nhạn kêu trong cây lá xào xạc lay động trong khoảng trời vàng vàng… Những kho tàng kiến thức bà mở ra cho tôi sẽ mở thêm cho tôi tình yêu quê hương đất nước, con người…
Như một chân lý của cuộc đời, bà, vị thần ánh sáng của tôi, sẽ mãi mãi giữ một vị trí quan tọng trong tim đứa cháu hiếu thảo này.
Bà ơi! Có lời nào để cháu nói hết được nỗi tiếc thương bà…
( Đây là văn trên mạng nếu cần thiết thì mik sẽ lm văn của mik)
Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.
Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.
Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.
1. a) A
b) (1) hình ảnh, liên tưởng
Em thích đoạn văn đó là vì nó gợi lên nỗi nhớ quê của người xa xứ. Lại có sự ấm áp của bầu không khí gia đình, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân.
(2) Vàng
(3) chân trời
(1)Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội-đất Bắc,hiện lên trong nỗi nhớ của ”người con xa sứ“ có những nét rất riêng , đó là gì ?
Trả lời :Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
(2) Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không? Vì sao ?
Trả lời :n Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.
(3) Nhớ về mùa xuân ,Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết :"nhang trầm ,đèn nến ...không khí gia đình đoàn tụ êm đềm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng .Theo em,những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả ?
Trả lời:Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.
Chúc bạn học tốt !!!
Ở bài Cảnh khuya, trăng được quan sát dường như một tầm nhìn hẹp. Ánh trăng không hiện lên bằng cả một vầng sáng tròn đầy mà lại được cảm nhận theo một chiều kích khác. Nó phủ trùm lên những tán cây, chiếu rọi rồi rơi rớt, lan tỏa hàng trăm ngàn đốm sáng trên mặt đất. Trăng quyện hòa gần gũi và tràn đầy sức sống "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.Đêm thanh tĩnh, cảnh vật cũng tĩnh đến nỗi chúng ta có thể nghe thấy tiếng suối hát rất trong. Cảnh ấy, tình ấy khiến chúng ta nghĩ đến vẻ đẹp cổ điển của ánh trăng. Trăng với người ở đây dường như đang đối ứng và đối ẩm. Trăng chia sẻ với người và người dường như cũng đang muốn tâm sự cùng trăng.
+) Trăng ở Nguyên tiêu cũng ở trong cảnh tĩnh nhưng nó không chất chứa suy tư. Không giống với Cảnh khuya, trăng ở đây thoáng rộng, phóng túng và tràn trề sức sống hơn:Trăng xuân, lại là trăng của đêm rằm chính vì thế mà nó tròn đầy viên mãn. Ánh trăng tràn trên khắp mặt sông rồi quện hòa vào cái sức sống của đất trời sông nước. Cái hay cái đẹp của trăng ở bài thơ này không chỉ là sự thi vị mà còn là ở cái sức xuân, cái niềm lạc quan tin tưởng mà nó đang tiếp vào lòng người chiến sĩ. Trăng ở đây thực sự đang chấp cánh bay lên cho những vần thơ.Có thể nói dù được viết trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến, thế nhưng ở cả hai bài thơ, chúng ta đều thấy hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của Bác, Đó là một tâm hồn lạc quan, yêu đời và tha thiết đối với thiên nhiên. Đó cũng là một tâm hồn luôn canh cánh một nỗi niềm vì dân vì nước.
*Cảnh khuya:
Giữa một không gian vắng lặng, khuya khoắt, Người và cảnh vật đã hòa quyện vào làm một. Bác đã ccos thể nghe được cả tiếng nước chảy của dòng suối. Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động. Đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Có lẽ trong đêm khuya thanh vắng, Bác đang mê mải với công việc cách mạng thì tiếng suối ngân lên khiến Người rời bàn viết. Khẽ ngước lên, vẻ đẹp của đêm lại quyến rũ Người. Nét đặc sắc và rất riêng biệt của đêm chiến khu tiếp tục tạo ấn tượng cho thị giác:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
Cảnh vật dưới mặt đất thật nên thơ, trên bầu trời ánh trăng rọi xuống mặt đất khiến cảnh vật dưới mặt đất càng thêm huyền ảo. Câu thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa. Nếu câu đầu là trong thơ có nhạc (Thi trung hữu nhạc) thì câu thứ hai này là trong thơ có họa (Thi trung hữu họa). Hình ảnh thơ có vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gàm màu sáng tối, trắng đên như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ.
*Nguyên tiêu:Nhà thơ như giãi bày tâm sự của mình với cảnh thiên nhiên, cảnh thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của một thi sĩ không ngủ được. Trong bức tranh đêm hiền hòa, dịu êm như thế xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. “Chưa ngủ” vì “lo nỗi nước nhà” và cũng vì thế bất chợt bắt gặp và chia sẻ với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên. Nếu như trong “Cảnh khuya”, thiên nhiên hiện lên là cảnh rừng Việt Bắc chập chờn hai gam màu cơ bản trắng – đen thì trong “Rằm tháng giêng” thiên nhiên hiện lên lại là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang
KẾT LUẬN:
Hai bài thơ trên của Bác đều được viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng. Trăng trong “Cảnh khuya” là ánh trăng đã được nhân hóa. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng. Trong khi đó, trăng trong Rằm tháng giêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hòa của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.
Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Nhưng ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hòa cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.
Tinh thần lạc quan yêu đời của Bác thể hiện trong bài thơ thật đáng khâm phục. Bao nhiêu khó khăn gian khổ còn ở phía trước, bao điều suy nghĩ trăn trở chưa tìm ra cách giải quyết, vậy mà vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta vẫn giữ một tinh thần tự tại, ung dung. Điều này thể hiện sự quyết tâm không ngại khó khăn gian khổ, quyết chiến quyết thắng kẻ thù của Bác.
DÀN Ý
I- MỞ BÀI:
- Học tập là nhiệm vụ của mỗi người. Không những học trong sách vở nhà trường… mà còn phải học thêm bên ngoài xã hội nữa.
- Dẫn câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
- Đây là một bài học về cách sống ở đời.
II- THÂN BÀI:
l) Giải thích:
Nghĩa đen: “Đi” là đi đây, đi đó, có nghĩa rộng là tham gia nhiều hoạt động khác trong xã hội. “Sàng khôn"', nhiều tri thức, mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn… Nếu ta rời khỏi nhà thì ta sẽ hiểu biết thêm nhiều cái hay, cái lạ mà từ lâu ta chưa biết đến.
- Nghĩa bóng: Chỉ có bên ngoài xã hội đa dạng, phong phú mới giúp ta học hỏi nhiều điều, giúp ta trở thành con người biết cách sống đúng đắn. Câu tục ngữ khuyên ta nên học hỏi thêm ở ngoài đời.
2) Tại sao ta phải học hỏi thêm ở ngoài xã hội?
- Con người dù có thông minh đến đâu thì sự hiểu biết cũng có giới hạn.Muốn phát huy trí thông minh đó thì con người phải học hỏi, phải tìm tòi tri thức.
- Học hỏi tìm tòi tri thức ở đâu? Gia đình, nhà trường, sách vở… đã dạy rất nhiều, thế nhưng những điều dạy bảo đó chưa đủ. Đọc sách báo, nghe những lời giảng dạy, giáo huấn là cách bổ sung tri thức cho thêm phong phú, đó là chỉ nghe mà chưa thấy. Nếu đã “nghe” và được “thấy” thì những điều học hỏi ấy sẽ khắc sâu hơn. Chỉ có xã hội là nơi để ta thử nghiệm lại những hiểu biết mà ta đã học. Bởi xã hội là một môi trường lớn đầy đủ mọi thành phần, mọi cách sống, mọi số phận, cái xấu cái tốt lẫn lộn. Khi ta đã “đi” vào môi trường xã hội tất nhiên ta có dịp tìm hiểu, thu thập và sẽ mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn của ta hơn. Tiếp xúc thực tế xã hội giúp ta phân biệt cái đúng sai, tốt xấu. Qua nhiều thất bại, thử thách làm ta trở nên chín chắn, “khôn” hơn, ta sẽ không còn bỡ ngỡ, lạc lõng khi vào đời.
- Học “khôn” tức là ta phải biết chọn lọc, tiếp nhận cái tốt và gạt bỏ cái xấu trong xã hội. Như vậy tức là ta đã biết sống. Và xã hội là nhà trường lớn cung cấp cho ta vốn sống ấy, là nơi để ta thực nghiệm, là nơi để ta học “khôn”.
III- KẾT BÀI:
- Câu tục ngữ là một lời khuyên dạy giúp ta rèn luyện nhân cách, biết mở mang tầm hiểu biết để vừa có tri thức vừa sống cao đẹp.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn.
Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.
Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.
Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống
Câu chuyện kể về cuộc chia tay của Thành và Thủy.Vì bố mẹ chia tay nhau nên hai anh em Thành và Thủy đã phải chia tay.Thành ở lại với bố còn Thủy về quê ngoại với mẹ .Trước khi chia tay ,hai anh em chia đồ chơi.Thủy đau đớn khi chia tay thầy cô và các bạn .Trước khi trèo lên xe ,Thủy chạy vào nhà đặt hai con búp bê ở lại và dặn anh không bao giờ để chúng cách xa nhau.
Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.
-sơn hào hải vị: Món ăn quý hiếm trên núi, vị ngon quý hiếm ở biển.
-nem công chả phượng: Những thức ăn quý hiếm ở mọi nơi được lựa chọn
-khỏe như voi: Rất khỏe
-tứ cố vô thân: Đơn độc, không có họ hàng thân tích, không nơi nương tựa.
-da mồi tóc sương: Con người thay đổi nhan sắc hình dáng, trở nên tàn tạ già nua.
hay đấy !
conan ủng hộ 1 đúng rồi đó