Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chỉ ra cách chơi chữ sau câu đây :
a) Ngả lưng cho thế gian ngồi
\(\rightarrow\)Cái phản
b) Da trắng vỗ bì bạch
Rừng sâu mưa lâm thâm
\(\rightarrow\)da-bì, trắng bạch
Từ xa xưa dân tộc Việt Nam đã là một dân tộc hiếu học. Vì vậy có rất nhiều những câu nói về lễ nghi, cũng như cách học sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Trong số đó thì hai câu nói quen thuộc được truyền qua nhiều thế hệ chính là “ không thầy đồ mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”.
Có rất nhiều người cho rằng hai câu nói trên mâu thuẫn với nhau. Nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng hai câu nói này bổ sung và hỗ trợ nhau chứ không hề mâu thuẫn với nhau. Riêng em thì cho rằng hai câu tục ngữ trên đều đúng, và chúng không hề mâu thuẫn với nhau.
Trước hết chúng hãy tìm hiểu từng câu một. Từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trọng việc học nên đối với những người truyền thụ kiến thức cho mình cũng được mọi người yêu quý và kinh nể. Điều này được thể hiện qua những câu ca dao tục ngữ như : Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…
Vậy là qua nhưng câu ca dao tục ngữ trên chúng ta có thể thấy thầy cô là những người giữ vị trí cực kỳ quan trọng đối với việc học của mỗi các nhân. Vì vậy mới nói “ Không thầy đó mày làm nên”, câu nói là lời đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy người cô trong việc truyền trải kiến. Đây là những người dẫn đường chỉ lối sao cho chúng ta tìm đến những kiến thức nhanh và tốt nhất. Họ cùng là những người dạy cho chúng ta những điều hay lẽ phải hay kinh nghiệm trong cuộc sống hay công việc. Vì vậy, chúng ta cần tôn sư trọng đạo.
Nhưng việc “thầy” ở đây có phải là những người ở trường ở lớp? không theo ông cha ta “thầy” có nghĩa rất rộng. Họ không nhất thiết phải đứng trên bục giảng nhưng học dạy cho chúng ta dùng chỉ là một chữ thì họ cũng là thầy của chúng ta. Dù họ chỉ truyền cho chúng ta một chút kiến thức, thêm hiểu biết họ cũng xứng đáng để chúng ta tôn trọng và ghi nhớ công ơn.
Chính vì điều này mà chúng ta thấy rằng thầy cô giáo sáng ngang với cha mẹ. Vì vậy, câu nói “Học thầy không tày học bạn” không hề hạ thập vai trò của người thầy mà là câu nói chỉ ra phương pháp học tốt nhất. Thấy cô giáo là người dạy ta kiến thức, chỉ ra cho ta những con đường đi đến thành công còn chính chúng ta mới là người lựa chọn cách thức để hoàn thành con đường đi đó. Vì vậy, trên con đường đó thì những người đồng hành với chúng là những những người bạn. Và khi chúng ta học cùng bạn, chúng ta sẽ thấy dễ tiếp thu kiến thức hơn và gắt hái được nhiều thành công hơn. Nguyên nhân là vì sao vậy?
Đối với giáo dục Việt Nam từ xưa đến nay những người thầy người cô luôn có một uy quyền đặc biệt như cha mẹ đối với con cái. Vì vậy, học trò kinh nể thầy nên có nhiều kiến thức chưa hiểu chúng ta cũng ngần ngại chưa dám hỏi thấy. Hoặc là do số lượng học trò quá đông sức thầy cô có hạn nên không thể sâu sát đến từng cá nhân học trò. Từ đó dẫn đến những thiếu sót về kiến thức cả thầy và trò đều không hề nhận ra. Thêm nữa, cách học một chiều cũng dễ dẫn đến sự chán nản và mệt mỏi cho người học vì vậy mà khả năng tiếp thu kém đi.
Ngược lại, học với bạn những người cùng trang lứa, cùng lối sống lối suy nghĩ tâm lý chúng ta thường thoải mái tự do. Trong học tập chúng ta không ai có kiến thức tuyệt đối nên dễ nảy sinh tranh luận, từ những tranh luận này chúng ta mới có những cách giải và sự sáng tạo mới. Đồng thời dễ dàng bổ sung những khuyến khuyết của mình thông qua bạn. Rõ ràng là việc học tập cùng với bạn sẽ là một cách học thông minh và hiệu quả hơn là chỉ học với thầy.
Nhưng vậy, đến đây chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng hai câu tục nhữ này không hề mâu thuẫn với nhau, vì về bản chất là chúng đề cập đến các vấn đề khác nhau. Về thực thế chúng bổ sung, hoàn thiện cho nhau trong từ hoàn cảnh. Chúng ta học tập và tiếp thu kiến thức mới của thấy cô trên lớp trên trường còn ở nhà chúng ta rèn luyện bổ sung lại những kiến thức đó cũng với bạn bè để có thể năm chắc những kiến thức đã học. Những người “thầy” và những “bạn” của chúng ta đều đáng quý và đáng trân trọng vì đó đều là những người đưa chúng ta đi đến thành công.
Câu thứ nhất: "Không thầy đố mày làm nên"
+Người thầy: ở đây không chỉ riêng giáo viên trong trường mà ám chỉ cho tất những người đã cho ta những bài học và kiến thức. Như: ông, bà, cha, mẹ thậm chí là cả bạn bè nữa.
+Làm nên: nghĩa là sự thành công, thành đạt.
Câu thứ hai: "Học thầy không bằng học bạn"
+Người thầy: ở đây ảm chỉ duy nhất là giáo viên.
+Bạn: ở đây không giới hạn ở bạn đồng trang lứa. Bạn ở đây chính là những người mà giữa ta và họ có nhiều tình cảm VD: cha, mẹ, ông hàng xóm thậm chí là giáo viên.
=>Từ định nghĩa thầy của "câu" 1 và "bạn" của câu 2 bạn sẽ thấy chúng ko hề mâu thuẫn.
=>Chúng đang bổ sung cho nhau đấy: Muốn thành công thì cần có người dẫn dắt, cần có người dạy cho ta những kiến thức cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn (tiến trình sẽ nhanh hơn) nếu người dạy ta cũng là người mà ta yêu mến và kính trọng.
a) Bài Rằm tháng giêng được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Đặc điểm:
+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)
+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)
+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. ( viên – thiên – thuyền.)
- Ngắt nhịp: Toàn bài 4/3.
b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :
- cảnh thiên nhiên được miêu tả :
thời gian : vào lúc đêm khuya
không gian :
Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.
Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất "Nguyệt chính viên": "trăng ngày rằm", hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong "rằm tháng giêng".
Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống.
=> Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.
- Việc lặp từ "xuân" ở câu thơ thứ 2 đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng : câu thơ điệp từ “xuân” nhấn mạnh vào sự đẹp đẽ của sông nước đêm trăng. Ánh trăng kia với sức lan tỏa mạnh đã chiếu xuống sông làm cho màu nước và màu trời hòa quyện giống nhau và làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng đầy trăng, xuân như ngập tràn nơi đây.
- cẩm xúc của tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ : Tâm hồn Bác chan hoà cùng cảnh sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.
c) Đọc hai câu thơ cuối và cho biết :
- Trong đêm trăng ấy nhà thơ cùng với các chiến sĩ của mình họp bàn kế hoạch tác chiến với giặc.
– Trên con thuyền nhỏ được đưa ra giữa dòng ánh trăng kia như soi sáng lí tưởng cách mạng của những con người ấy, tiếp sức cho những người ấy để tiến tới thắng lợi.
– Chính sự hiền hòa của thiên nhiên đã khiến cho các chiến sĩ cộng sản càng mong đất nước hòa bình để giữ gìn cảnh sắc thiên nhiên này.
– Việc quân bàn bạc đến tận khuya trăng cũng như thức cùng càng chiến sĩ, soi rõ lý tưởng.
– Chữ “ngân” thay thế cho chữ “đầy” làm cho câu thơ lãng mạn hơn.
-> Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng thế thiên nhiên đi liền với hoạt động của con người và đa số là hoạt động cách mạng. Đêm trăng xuân đẹp như thế nhưng Bác và các chiến sĩ đang họp bàn việc quân để giành lại mùa xuân thật sự cho dân tộc Việt Nam. Mùa xuân của niềm vui, của tự do độc lập.
d)Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng . Bác cùng các vị lãnh đạo Trung ương Đảng bàn việc quân , việc nước . buổi đầu quốc kháng chiến đầy giang khổ biết bao? Tuy vậy BÁc vẫn ung dung , thư thả .Buổi họp kết thúc vào lúc nữa đêm . Trăng tròn treo giữa trời ( nguyệt chính viên ) ánh trăng đang loà sáng khắp mọi nơi . Cảnh sông nước trong đêm càng trơ nên thơ mộng . Dòng sông nước biến trỏ thành dòng sông trăng và con thuyền nhỏ dường như chở dầy trăng tuyệt dẹp tâm hồn Bác lâng lâng bạn tri âm muôn đời . Hình ảnh con thuyền nhỏ chở dầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạng àa sâu sắc . Chắc có lẽ Bác đã có một phong thái ung dung , tự tại , lac quan mãnh liệt nên Bác đã tạo ra đươc hình tượng nghệ thuật độc đáo trong hoàn cảnh đặc biêt .
e) - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
a)Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt(4 câu mỗi câu 7 chữ)
Cách ngắt nhịp:4/3
Cách hiệp vần:tiếng cuối của câu (1)hiệp với tiếng cuối của câu (2) và (4)
b) hai câu thơ đầu:
-Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong không gian cao rộng,bát ngát có tràn đầy sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.(không gian:cao rộng,bát ngát. / thời gian:vào đêm trăng rằm tháng giêng)
-từ xuân được lặp lại liên tiếp nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả không gian vũ trụ.trước cảnh của đêm trăng rằm tháng giêng đã gợi lên cảm xúc nồng nàn,tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên.
c) hai câu thơ cuối:
-Câu thơ thứ 3 tả cảnh Bác cùng các đồng chí lãnh đạo đang bàn bạc việc nước.Công việc kháng chiến chống Pháp-công việc hệ trọng của đất nước ,nơi kín đáo và yên tĩnh
-Câu thứ 4:nửa đêm xong việc quân quay trở về thuyền chở đầy ánh trăng
-Bác bận trăm công nghìn việc những vẫn cảm nhận vẻ đẹp của trăng xuân.Trăng đẹp lòng người sảng khoái,hài hòa giữa cảnh và tình
d)Qua bài thơ ta thấy một tâm hồn đầy tình cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên thể hiện tinh thần lạc quan,phong thái ung dungtwj tại và tình yêu nước thương dân của Bác
e)Nghệ thuật:điệp từ"xuân" và lựa chọn những từ ngữ gợi hình gợi cảm
Chúc bn học tốt
a) Hồ Chí Minh là nhà chính trị, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Tác phẩm "Cảnh khuya" được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dan Pháp.
b) - thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
- Đặc điểm: Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ. Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.
c)
- Dùng nghệ thuật so sánh ví von, tiếng suối như tiếng hát xa. Đồng thời lồng ghepstrawng và cây cổ thụ vào thành 1
→ Cho thấy sự giao hòa với thiên nhiên → tác giả yêu thiên nhiên.
→ Cho ta thấy 1 bức tranh thiên nhiên lung linh, có âm thanh, hìn ảnh đậm chất thơ.
d)
- 2 câu thơ cuối là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Song, 2 câu cuối còn khắc họa 1 phương diện khác của Bác, Bác chưa ngủ bởi " chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
- Cụm từ "chưa ngủ" được nhấn mạnh và nhắc lại 2 lần gắn vỡi nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác.
Hết rồi đó, chúc bạn học tốt.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Hồ Chí Minh là vì lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam , ông là một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn . Bài Cảnh khuya được Bác viết năm 1946-1954 , tronh những năm đầu trong cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp
a)
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số đó. Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy
e)Hồ Chí Minh – Người không phải là một nhà thuyết giáo, một vị Thánh, mà đơn giản, Bác là một người yêu Tổ quốc, yêu con người bằng cả sự sống của mình. Từ khi cả dân tộc Việt Nam và các dân tộc nô lệ vẫn chìm trong bóng tối và nhìn về Tổ quốc mình với nỗi tuyệt vọng, thì Hồ Chí Minh, mọi lúc, mọi nơi vẫn miệt mài đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình và cho hoà bình thế giới. Ngay cả những lúc Người bị vây hãm bởi những thế lực luôn luôn muốn dập tắt tiếng nói về độc lập, tự do, Người vẫn cất cao tiếng nói kiêu hãnh về dân tộc, tiếng nói của khát vọng tự do.Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và nhân dân bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, Người là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cuộc đời và những cống hiến Người để lại cho muôn đời sau đã trở thành niềm tin và sức mạnh của chân lý, là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng con người, là một trong những thứ hiếm hoi trong thế giới này vượt qua được sự băng hoại của thời gian.
Thơ ca là một trong những loại hình nghệ thuật gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình chuyển ngữ. Bởi việc thay đổi ngữ âm, từ ngữ rất dễ làm suy giảm giá trị của bài thơ, đặc biệt làm sao chuyển tải được nguyên vẹn tình cảm của một tác giả nước ngòai tới độc giả trong nước là một trách nhiệm vô cùng nặng nề đối với những người dịch thơ. Vượt qua tất cả những rào cản đó, nhân dân Việt Nam với các nhà thơ và nhân dân thế giới đã tìm thấy tiếng nói tương đồng là sự yêu thương và thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có ý kiến đã từng cho rằng: Văn hóa là sợi dây có khả năng nối liền nhân dân các nước và các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng sự nghiệp hoạt động cách mạng và những cống hiến về văn hóa của mình đã trở thành người Việt Nam đầu tiên bắc nhịp cầu giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè khắp năm châu. Cảm ơn các thi sĩ quốc tế - Những người bạn ngoại quốc quý giá của nhân dân Việt Nam đã cất lên những tiếng nói trữ tình từ trái tim nhân hậu, để khẳng định sức mạnh trong nhân cách, đạo đức và hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cổ vũ cho mỗi người dân Việt Nam tiếp tục vững bước trên con đường vinh quang mà Bác Hồ kính yêu đã đưa đường chỉ lối./.
g), Được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, sử dụng thi liệu thơ Đường, vừa cổ điển vừa hiện đại.
c, Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và từ ngữ giàu chất tạo hình, cái thực và cái ảo đan xen, hài hoà.
d, Cấu trúc tác phẩm: Tả cảnh, tả tâm trạng.
e, Trong thơ có hoạ có nhạc, hàm súc.
Những nét riêng về nghệ thuật của từng bài thơ.
Những điểm chung về nghệ thuật của hai bài thơ.
g, Nghệ thuật tả khái quát không gian, cảnh vật.
b, Có sáng tạo về cách ngắt nhịp, điệp ngữ chuyển tiếp.
d, Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.
càng đọc càng thấy lung tung
tao đây mà hiểu có khi sập trời
hay ko ??