K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Enzim là chất xúc tác cho các quá trình trao đổi chất
Bản chất của enzim là protein. Tùy vào thành phần (có hay không có kim loại) mà trung tâm hoạt động của enzyme thay đổi.
Enzim tác động theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa. Trong một phản ứng trao đổi chỉ có mộtenzim đặc thù thực hiện việc xúc tác. Nó sẽ gắn vào tác chất thúc đẩy nhanh tiến trình phản ứng. Kết thúc phản ứng enzim được giải phóng trở về trạng thái ban đầu (không mất đi).

16 tháng 1 2020

1. Khái niệm enzim

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

2. Cấu trúc

Enzim có thể là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với một số chất khác như các ion kim loại: sắt, đồng, kẽm…

Enzim có cấu trúc phức tạp. Đặc biệt là vùng trung tâm hoạt động – là nơi chuyên lên kết với cơ chất.

Cấu hình không gian của tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Cơ chất liên kết tạm thời với enzim, nhờ đó phản ứng được xúc tác.

Tên enzim = tên cơ chất + aza

VD: enzim phân giải tinh bột: amilaza, enzim phân giải kitin: kitinaza…

3. Cơ chế tác động

- Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động à phức hợp enzim cơ chất à enzim tương tác với cơ chất à sản phẩm.

- Liên kết enzim cơ chất mang tính đặc thù. Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:

+ Nhiệt độ: Mỗi enzim phản ứng tối ưu ở một nhiệt độ nhất định.

+ Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp. VD: enzim pepsin cần pH = 2.

+ Nồng độ cơ chất

+ Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim

+ Nồng độ enzim

II. VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

Làm tăng tốc độ của các phản ứng trong cơ thể à duy trì hoạt động sống của cơ thể.

Sử dụng các chất ức chế hoặc chất hoạt hóa để điều chỉnh hoạt tính của enzim .

Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim à phản ứng ngừng lại.

Bệnh rối loạn chuyển hóa: là bệnh cho enzim xúc tác cho một cơ chất nào đó không được tổng hợp hay tổng hợp quá ít làm cho cơ chất không được chuyển hóa hay chuyển hóa theo một con đường khác gây bệnh cho cơ thể.

6 tháng 11 2018

Vai trò của enzim là:

- Làm tăng tốc độ pư sinh hoá trong TB (lên cả triệu lần) do enzim xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hoá cơ chất (chất tham gia pư).
- Giúp tế bào tự điều chỉnh tốc độ chuyển hoá vật chất. Do TB điều chỉnh hoạt tính của enzim bằng cách sử dụng chất ức chế hoặc chất hoạt hoá enzim.
- Điều hoà chuyển hoá vật chất thông qua hiện tượng ức chế ngược

6 tháng 11 2018

- Làm tăng tốc độ pư sinh hoá trong TB (lên cả triệu lần) do enzim xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hoá cơ chất (chất tham gia ).

- Giúp tế bào tự điều chỉnh tốc độ chuyển hoá vật chất. Do Tế Bào điều chỉnh hoạt tính của enzim bằng cách sử dụng chất ức chế hoặc chất hoạt hoá enzim.

- Điều hoà chuyển hoá vật chất thông qua hiện tượng ức chế ngược

27 tháng 12 2018

Đáp án: A

8 tháng 5 2019

Đáp án: B

10 tháng 1 2017

Bạn tham khảo nhé:

Tinh bột trong các loại lương thực là một trong những thức ăn cơ bản của con người. Khi ta ăn, tinh bột bị thủy phân nhờ enzim amilaza có trong nước bọt thành đextrin, rồi thành mantozơ. Ở ruột, enzim mantaza giúp cho việc thủy phân mantozơ thành glucozơ. Glucozơ được hấp thụ qua thành mao trạng ruột vào máu. Trong máu nồng độ glucozơ không đổi khoảng 0,10,1% . Lượng glucozơ dư được chuyển về gan: ở đây glucozơ hợp thành enzim thành glicogen (còn gọi là tinh bột động vật) dữ trữ cho cơ thể. Khi nồng độ glucozơ trong máu giảm xuống dưới 0,10,1%, glicogen ở gan lại bị thủy phân thành glucozơ và theo đường máu chuyển đến các mô trong cơ thể. Tại các mô, glucozơ bị oxi hóa chậm qua các phản ứng phức tạp nhờ enzim thành CO2CO2 à H2OH2O, đồng thời giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động. Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể được biểu diễn bởi sơ đồ sau:

(Bạn có thể tham khảo thêm tại: http://hoa.hoctainha.vn/Thu-Vien/Ly-Thuyet/414/tinh-bot)
10 tháng 1 2017

co trong ruot non

dung de bien doi duong mantozo thanh glucozo

5 tháng 1 2018

1. Cấu trúc prôtêin:

a. Cấu trúc hóa học prôtêin:

- Khôí lượng 1 phân tử của một aa bằng 110đvC
- Mỗi aa gồm 3 thành phần:
+ Nhóm cacbôxy - COOH
+ Nhóm amin- NH2
+ Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) => có 20 loại aa khác nhau.
- Công thức tổng quát của 1 aa

Hình 1: Cấu tạo của axit amin


- Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit (nhóm amin của aa này liên kết với nhóm cacbôxin của aa tiếp theo và giải phóng 1 phân tử nước) tạo thành chuỗi pôlipeptit. Mỗi phân tử prôtêin gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit.

b. Cấu trúc không gian:

Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:
Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.
Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có câu trúc xoắn hình lò xo.
Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.
Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành khối cầu.

Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).

2. Tính chất của prôtêin:

Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù: được quy định bởi số lượng + thành phần + trật tự sắp xếp của các aa trong chuỗi pôlipeptit.

3. Chức năng của prôtêin:

Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.
Điều hòa sự trao đổi chất.
Bảo vệ cơ thể.
→Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.



5 tháng 1 2018

Hỏi đáp Sinh họcHỏi đáp Sinh học

16 tháng 12 2016

c1

hóa năng, nhiệt năng, cơ năng, quang năng, điện năng,...

c2;

cấu tạo ATP:phân tử đường 5C đc dùng làm bộ khung để gắn adenin và 3 nhóm photphat

vai trò ATP: cung cấp năng lượng phổ biến cho tế bào (đồng tiền năng lương);tổng hợp chất vận chuyển các chất

c3:

cấu tạo của enzim: có bản chất là Pr

cơ chế tác động : làm giảm nl hoạt hóa bằng cách tạo nhiều phản ứng trung gian thoạt đầu enzim liên kết với cơ chất để tạo hợp chất trung gian(ezim-cơ chất). cuối phản ứng, hợp chất đó sẽ phân giải để cho sản phẩm của phản ứng và giải phóng enzim nguyên vẹn. enzim đc giải phóng lại có thể xúc tác phản ứng vs cơ chất mới cùng loại.

c4:

vai trò của enzim: làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng do đó làm tăng tốc độ của phản ứng.

c5:

hiện tượng ngâm mơ trong đường 1 thời gian thì mơ quắt: khi ngâm mơ tong đường 1 thờ gian thì: do trong quả mơ có H20 nhưng không có chất tan (đường). cồn ở đường thì bản chất là chất tan nhưng k có H2O. Nên H2O dịch chuyển từ thế nước cao ---> thế nước thấp, và từ chất tan ít---> chất tan nhiều. vì thế mơ khi ngâm đường 1 thời gian sẽ bị quắt do mất nước

tương tự như hiện tượng của rau

2 tháng 1 2021
– Nhờ enzim mà các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống xảy ra rất nhạy với tốc độ lớn trong điều kiện sinh lí bình thường. Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng hàng triệu lần. Nếu tế bào không có các enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được vì tốc độ của các phản ứng sinh hoá xảy ra quá chậm.– Tế bào có thể điều hòa quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế. Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất. Ngược lại, các chất hoạt hoá khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim.– Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hoá.– Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì sản phẩm không những không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích luỹ lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hoá theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. Các bệnh đó ở người được gọi là bệnh rối loạn chuyển hoá.Câu trả lời đây nha bạn !
3 tháng 1 2021

Vai trò của enzim trong quá trình TĐC:

- Enzim giúp tăng tốc độ cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào (không quyết định chiều phản ứng)

=> tạo điều kiện duy trì các hoạt động sống của tế bào.

- Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim. 

- Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim →phản ứng ngừng lại.