Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài tham khảo nè
Cây vú sữa ba trồng đầu hồi nhà thuở em còn là đứa trẻ lên ba, nay đã qua hai mùa trái ngọt. Mùa nào cũng sai bông trĩu quả. Và bây giờ, nó đang bước sang mùa thứ ba ở độ sung sức của tuổi trưởng thành.
Gốc cây to như bắp vế người lớn với những chiếc rễ ăn sâu xuống đất, tạo cho cây vú sữa một dáng đứng vững chãi. Từ mặt đất lên chừng một mét, thân cây chia thành hai nhánh lớn, vươn thẳng lên cao ước chừng gần bằng nóc nhà em. Vòm lá sum suê tỏa bóng mát xuống cả một góc sân rộng, tạo thành một chỗ vui chơi lí tưởng cho hai chị em và lũ bạn học cùng xóm. Những trò chơi đánh đáo, cướp cờ, bịt mắt bắt dê…thường tổ chức dưới gốc cây vú sữa này. Những lúc mệt mỏi, sau những trò chơi thú vị, bổ ích, chúng em lại quây quần bên chiếc bàn nhỏ đặt dưới gốc cây, bày sẵn hai đĩa vú sữa mà trước lúc đi làm, ba đã hái cho.
Nhà em trồng khá nhiều cây ăn trái: cam, bưởi, quýt, sa-bô-chê, táo…mỗi loại được trồng trên một bờ dài thẳng tắp. Tổng cộng có đến một mẫu vườn nhưng chỉ có một cây vú sữa “lò rèn” đặc biệt, không những sai quả mà hương vị của nó còn vượt hơn hẳn giống vú sữa thường thấy ở các vườn cây khác trong vùng. Quả nhiều bao nhiêu cũng không bán. Mùa nào cũng vậy, khi vú sữa chín, ba thường chọn một chục quả ngon nhất, đặt lên bàn thờ tổ tiên, cúng vái đất đai nhà cửa tưởng nhớ đến người mẹ “kì diệu” trong truyện cổ tích đã hóa thân thành cây vú sữa tuyệt vời này. Còn lại, ba dùng để biếu các bác, các chú thân quen trong hai cơ quan của ba mẹ, và dành cho hai chị em bồi dưỡng hàng ngày.
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa, em cảm thấy như cây thấp xuống và xòe rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái ấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái chút xíu mà có đến bảy, tám trái chín mọng, đeo lúc lỉu từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vồng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió chướng thổi qua, tưởng như chúng sẽ bị gẫy gập cả xuống. Nhưng vú sữa vốn dẻo và dai, bền vững như tình mẹ trong truyện cổ tích.
Đúng là một giống cây ăn trái không những quý hiếm mà còn mang một biểu tượng tuyệt vời về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được cái hương vị ngọt ngào chảy ra từ những “bầu sữa kì diệu” ấy của người mẹ. Ôi! Tình yêu của mẹ thật như “biển hồ lai láng” mà suốt cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả như cây bưởi, cây hồng xiêm xanh lá, cây nhãn chín ngọt lịm hay cây ổi có vị chua chát,... nhưng trong đó em thích nhất là cây mận hồng đào, cây mận này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.
Cây cao khoảng sáu đến bảy mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh.
Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhau mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao!
Có lẽ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dày cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn rụm. Cả nhà em ai cũng quý cây mận vì mận chẳng những cho quả ăn thật ngon lại còn tỏa bóng mát cho khu vườn. Thỉnh thoảng, em lại ra gốc mận nhặt lá vàng và thưởng thức vị ngọt khó quên của quả mận hồng đào.
1.. Cây bưởi đúng là một loài cây không thể thiếu đối với cuộc sống của dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng. Nếu thiếu bưởi thì cuộc sống tinh thần của người dân Việt Nam sẽ vô vị đến mức nào.
2. Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
3. Một năm bắt đầu từ mùa xuân và mùa xuân có hoa đào đó là những dấu hiệu quen thuộc khiến tôi nhận ra mình đã thêm một tuổi mới. Dù sau này lớn lên,tôi sẽ không quên được hình ảnh cây hoa đào trong mùa xuân yêu hương
Khi em lên lớp hai, bố trồng một cây vú sữa gần cổng nhà. Hai năm qua đi, cây vú sữa đã ra lứa đầu tiên cho quả ăn rất ngon, ngọt. Năm nay,khi gió heo may tràn về, đó cũng là lúc cây vú sữa đong đưa theo gió những trái tròn bóng, xanh tươi.
Cây vú sữa cao hơn bốn mét, tán lá xoè rộng, che mát một góc sân. Thân cây to bằng một bắp đùi người lớn. Lên cao, thân cây thon nhỏ lại, đâm cành, chĩa nhánh ra xung quanh, vỏ của thân cây màu nâu đậm, xù xì, nứt rạn như mặt bùn khô đanh lại.Cành vú sữa giòn, dễ gãy nên nếu cành nào sai quả, bố em phải dùng cây dựng lên đỡ cành. Trái vú sữa trắng bóng, tròn trịa, lúc lỉu trên cành như hàng trăm quả banh chuyền màu trắng xanh đang chuyển dần sang màu trắng ngà, có trái mang màu trắng như màu của hạt ngọc trai. Cây vú sữa sai trĩu trịt, đu đưa theo gió. Bầu sữa của cây, nom thật thích mắt. Lá vú sữa hơi cứng, có hai mặt khác màu nhau, phiến lá hình bầu, mặt trên xanh bóng, thẫm màu, mặt dưới phiến lá màu đỏ đồng pha nâu. Bẻ một lá vú sữa, nhựa của lá có thể làm bỏng rát da tay. Nhựa vú sữa dính chặt như keo vậy.
Vú sữa phải để chín trên cây mới hái ăn được. Vú sữa không giống những loại cây ăn quả khác chớm già là hái ăn được. Vú sữa phải để chín bóng mới hái vì nếu hái non, quả đầy mủ nhựa không ăn được. Vú sữa chín, lăn trái cho hơi mềm tay hẵng cắt ra ăn. Thịt của quả có hai phần rõ rệt. Thịt trong và dai bao bọc lấy hạt màu đen ở giữa quả, được bao bọc bởi một lớp thịt dày, mềm và rất ngọt ở bên ngoài. Vũ sữa là loại trái cây có tính nóng, không nên ăn nhiều một lúc dù trái của nó rất ngon.
Chỉ có một cây vú sữa mà nhà em có trái cây tươi ngon dâng tổ tiên và làm quà biếu cho anh em, xóm giềng. Bố em vun gốc cho cây rồi bón phân ka-li, tưới nước đều đặn nên cây sai quả, trái lớn, tròn, đẹp, ngọt ngon. Chiều mát, em đứng ở hiên nhà nhìn cây vú sữa bồng bế lũ con tròn bóng của nó thật thích mắt.
Em rất thích cây vú sữa bố trồng, nhất là lúc nó đang sai quả. Phụ tưới cây với bố là niềm vui của em. Bố em cũng rất vui khi hai cha con lúi húi chăm cây trái. Cây vú sữa vừa cho trái ngon, vừa che mát sân nhà. Gió reo, lá cây vú sữa trò chuyện cùng nhau, cành lá lao xao. Cảnh quê thanh bình thật yên ả
Dàn ý của một bài văn miêu tả cây ăn quả
Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:
1. Mở bài: giới thiệu cây định tả.
2. Thân bài:
a) Tả bao quát hình ảnh của cây.
b) Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây)
3. Kết bài:
- Nêu ích lợi của cây. Tình cảm của em đối với cây.
- Ấn tượng của cây đối với mọi người.
Tả cây Nhãn
Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.
Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ. Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại.
Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn.
Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nảy mầm, xanh tươi.
Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư
bạn tham khảo bài nhé
ko phải mình chép trên mạng đâu nhá
Tả một món đồ chơi (rubik)
Mở bài gián tiếp:
Một trò chơi trí não như:cờ vua, cờ tướng,.... .Nhưng tất cả món đồ chơi ấy đều là trò chơi trí tuệ giữa hai người, vậy có trò chơi nào luyện tập trí não mà chỉ có một người chơi không? Có, món đồ chơi ấy không chỉ rèn luyện trí não mà còn rèn luyện khả năng phản xạ cho mắt và tay. Đó là rubik, khối lập phương kì diệu mà em rất yêu thích.
Kết bài mở rộng:
Chiếc rubik này đã giúp em có thể thư giãn giải trí sau những giờ học tập chăm chỉ. Đây là một đồ chơi vừa vui, vừa giúp em tăng khả năng phản xạ. Em sẽ luôn đem nó theo mình để nhắc nhở mình phải luôn luôn cố gắng và không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ.
#ht
a. Đồ dùng học tập mà em thích nhất đó là: Chiếc bút máy
b. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả:
Mở bài: Giới thiệu đồ dùng học tập
- Cây bút máy
- Ba em tặng nhân ngày khai giảng năm học mới.
Thân bài: Tả cây bút máy
- Tả bao quát bên ngoài:
- Hình dáng: thon, mảnh, dài khoảng 20cm
- Chất liệu: nhựa cao cấp,
- Màu sắc: màu xanh da trời, nắp bút đậy rất kín.
- Trang trí: Hình bông hoa trên bút, thanh cài trên đầu bút bằng thép mạ vàng.
- Tả các bộ phận bên trong:
- Ruột bút to hơn bút bi, mềm nhũn, mỗi lần hết mực chỉ cần bóp nhẹ đầu ruột bút để hút mực lên.
- Ống kim loại mỏng bao bọc ruột bút.
- Ngòi viết sáng loáng được gắn chung với lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút....Khi viết tạo ra nét chữ đẹp và mềm mại.
Kết bài: Em rất yêu quý cây bút, gìn giữ nó rất cẩn thận, không bỏ quên, viết xong là đậy nắp lại. Nó là kỷ vật của ba em tặng em.
c. Viết mở bài theo kiểu gián tiếp
Là một học sinh, hẳn ai cũng có rất nhiều đồ dùng học tập gắn bó với mình nào là sách vở, bút thước....Và trong số những đồ dùng đó, em có dành một tình cảm đặc biệt đối với chiếc bút máy. Bởi đó là món quà mà bố đã gửi tặng từ hải đảo xa xôi nhân dịp em vào năm học mới.
d. Viết kết bài theo kiểu mở rộng
Chiếc bút không phải là món quà đắt giá hay cao sang. Nhưng đó là tấm lòng của bố là vật mà bố đã gửi gắm vào đó nhiều mong muốn. Như bố đã từng viết trong thư: "Con gái à, hãy dùng chiếc bút này để tạo nên những bài học hay, những câu văn đẹp để trở thành một học sinh giỏi, một người con ngoan con nhé". Vì vậy, em sẽ sử dụng và cất giữ nó cẩn thận để nó theo em luôn đồng hành cùng em trong hành trình phía trước.
Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây khác trong vườn.
Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông dành cho em vẫn ấm áp như ngày nào.
Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên, phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao, những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi. Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tấm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu từ vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...
Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi như vốc tay người lớn. Cậy bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng trở thành vật có ích cho người.
Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ bảo đó là lộc ông nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lòng bồi hồi, xúc động.
Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thê. Em yêu quý loài cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.
Đề 2:
Tham khảo bải này bạn nhé:
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
Học tốt!
Mở bài: Giới thiệu cây bút máy do ba em tặng nhân ngày khai giảng năm học mới.
Thân bài: Tả bao quát bên ngoài: Hình dáng thon, mảnh, chất liệu nhựa cao cấp, màu sắc: màu xanh da trời, nắp bút đậy rất kín. Hoa văn rất đẹp. Cái cài bằng thép mạ vàng.
Tả các bộ phận bên trong: ngòi bút, nét chữm dụng cụ bơm mực.
Kết bài: Em rất yêu quý cây bút, gìn giữ nó rất cẩn thận, không bỏ quên, viết xong là đậy nắp lại. Nó là kỷ vật của ba em tặng em.
Mở bài kiểu gián tiếp: Trong cặp tôi luôn luôn có sách, vở, bút, giấy, thước kẻ...Trong các món ấy, tôi đặc biệt yêu quý cây bút máy hơn cả.
b) Kết bài kiểu mở rộng: Vì là cây bút máy được lãnh thưởng nên mỗi khi dùng nó, em cảm thấy sung sướng lắm.
Em rất hãnh diện vì nó là một vật trong phần thường hạng nhất em được lãnh năm ngoái.
Mở bài: Giới thiệu cây bút máy do ba em tặng nhân ngày khai giảng năm học mới.
Thân bài: Tả bao quát bên ngoài: Hình dáng thon, mảnh, chất liệu nhựa cao cấp, màu sắc: màu xanh da trời, nắp bút đậy rất kín. Hoa văn rất đẹp. Cái cài bằng thép mạ vàng.
Tả các bộ phận bên trong: ngòi bút, nét chữm dụng cụ bơm mực.
Kết bài: Em rất yêu quý cây bút, gìn giữ nó rất cẩn thận, không bỏ quên, viết xong là đậy nắp lại. Nó là kỷ vật của ba em tặng em.
Mở bài kiểu gián tiếp: Trong cặp tôi luôn luôn có sách, vở, bút, giấy, thước kẻ...Trong các món ấy, tôi đặc biệt yêu quý cây bút máy hơn cả.
b) Kết bài kiểu mở rộng: Vì là cây bút máy được lãnh thưởng nên mỗi khi dùng nó, em cảm thấy sung sướng lắm.
Em rất hãnh diện vì nó là một vật trong phần thường hạng nhất em được lãnh năm ngoái.
Đề bài: Tả 1 đồ dùng học tập.
(cặp sách)
Bài làm
Mỗi đồ vật đều có một công dụng và hữu ích riêng. Em bútchì giúp em chữa bài tập sai. Anh bút mực giúp em viết nhữngdòng chữ nắn nót. Giúp em đựng hết sách vở thật gọn gàng là chịcắp sách mà bố em mua.
Chiếc cặp của em được làm bằng vải cứng pha nilông. Dángcặp như một hình chữ nhật nằm, rộng gần bằng hai quyển sáchgiáo khoa ghép lại. Chiếc cặp trông thật bắt mắt khi khoác lênmình bộ áo màu hồng pha lẫn với màu trắng. Nổi bật nhất trên nắp cặp là một cô búp bê, tay cầm bông hoa tươi thắm, bên cạnh là chú mèo trông rất đáng yêu.Quai cặp làm bằng vải sợi nilông, bên trong có một cái đệm mút rất êm để em đeo cặp dễ dàng hơn. Giúp em mở được cặp làchiếc khóa cặp. Khóa cặp làm bằng sắt có mạ một lớp nhôm bênngoài rất chắc chắn. Mỗi khi cần mở cặp chỉ cầnấn nhẹ vào haibên.Mở chiếc cặp ra em thấy cặp có tới năm ngăn. Có hai ngăn to và hai ngăn nhỏ. Ngăn to đầu tiên em để sách giáo khoa. Ngăn to thứ hai em đựng vở và hộp bút. Ngăn nhỏ bên trong có ngăn khóa kéo trông thật bí mật nằm gọn gàng trong hai ngăn to thì em đựngmột ít giấy kiểm tra và giấy vẽ. Hai ngăn nhỏ bên ngoài trông nhưhai chiếc tai xinh xinh thì một ngăn em để ô, còn một ngăn em đựng nước uống.
Trước đây, bây giờ, và sau này, chiếc cặp sẽ mãi lưu giữ cho em những ấn tượng, những kỷ niệm vui buồn ở thời Tiểu học này.Chiếc cặp sẽ mãi là người bạn đồng hành thân thiết giúp em đi những bước đi đầu tiên.
(dàn ý)
1) Mở bài: Chiếc cặp được bố mua cho vào đầu năm học mới.
2) Thân bài:
a) Bao quát:
- Chiếc cặp hình khối hộp chữ nhật.
- Chất liệu là một loại vải bố rất dày.
b) Chi tiết:
• Bên ngoài:
- Các cạnh của cặp được viền bằng một loại vải da màu nâu sẫm.
- Nắp cặp màu xanh, viền xung quanh.
- Khoá cặp bằng sắt bóng loáng.
- Mặt trước cặp có trang trí hình chú gấu Misa ngộ nghĩnh.
- Mặt sau màu xanh thẫm hơn mặt trước.
- Có vân chìm, sờ vào nghe ram ráp.
- Hai quai đeo được lót xốp rất êm, mỗi đầu quai có khoen sắt.
- Phía trên nắp cặp là một quai xách cong cong như chiếc cầu vồng bé tí.
• Bên trong:
- Có ba ngăn, một ngăn rộng, hai ngăn nhỏ.
- Ngăn lớn nhất đựng sách vở, ngăn nhỏ đựng đồ dùng học tập.
- Các ngăn được lót bằng vải ni lông rất bền.
3) Kết bài:
- Chiếc cặp là bạn đồng hành với em.
- Cặp giúp em bảo quản sách vở, đồ dùng.
- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền lâu
b,
phần mở bài theo kiểu gián tiếp
Mỗi đồ vật đều có một công dụng và hữu ích riêng. Em bút chì giúp em chữa bài tập sai. Anh bút mực giúp em viết những dòng chữ nắn nót. Giúp em đựng hết sách vở thật gọn gàng là chị cắp sách mà bố em mua .
phần kết bài theo kiểu mở rộng
Trước đây, bây giờ, và sau này, chiếc cặp sẽ mãi lưu giữ cho em những ấn tượng, những kỷ niệm vui buồn ở thời Tiểu học này.Chiếc cặp sẽ mãi là người bạn đồng hành thân thiết giúp em đi những bước đi đầu tiên.
:))^^^ k mk nha!!!
Bài làm
Mở bài trực tiếp
Để viết mở bài trực tiếp thì chính là các em đi ngay vào đề tài của đề văn. Ví dụ đề bài “Tả một loài hoa mà em yêu thích”, thì khi viết mở bài trực tiếp: “Loài hoa em yêu thích nhất là hoa .......”.
Mở bài gián tiếp
Đề bài “Tả một loài hoa mà em yêu thích” thì các em có thể làm như sau:
Chưa có mùa xuân nào vườn hoa nhà em lại nở nhiều bông như năm nay. Chúng như đang đua nhau khoe sắc, tỏa hương trong vườn. Nào hồng, nào huệ, nào cúc, rồi lay ơn, thược được… cây hoa nào cũng đẹp cũng thơm. Nhưng em thích nhất vẫn là cây hoa hồng do chính tay ông nội trồng cách nay mười năm, nó cũng gắn liền với tuổi thơ em vậy .
Kết bài không mở rộng
Mỗi lúc hình dung ra hình dáng thân thương bà. đôi mắt hiền từ, nước da màu hạt dẻ nhăn nheo của bà, tôi luôn tự nhủ thầm: “Hãy làm điều tốt để bà vui”.
Kết bài mở rộng
Bà em đã khoẻ lại. Mọi người đều vui mừng nhưng em là người sung sướng nhất. Sau trận ốm, bà em vẫn làm việc, vẫn nấu cơm, dọn nhà cửa và dạy em học. Ôi có lẽ trên đời này, bà em là người tốt với em. Bà là người mà em yêu nhất. Em mong sao bà sống trăm tuổi vui vầy với con cháu.