Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo?
- Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ.
- Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật
tham khảo
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Tham khảo ý 1 nha:)
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền riêng tư ,...
+ Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại , tố cáo là thể hiện sự công bằng giữa mỗi công dân . Tất cả đến có quyền được khiếu nại và tố cáo những hàn vi sai trái , vi phạm pháp luật .
Các ý kiến trên chưa chính xác:
- Câu a bổ sung thêm: bảo vệ quyền lợi công dân
- Câu b viết lại:... tham gia quản lí nhà nước và bảo vệ lợi ích của công dân.
- Viết đúng: Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ lợi ích của công dân.
Các ý kiến trên chưa chính xác:
- Câu a bổ sung thêm: bảo vệ quyền lợi công dân
- Câu b viết lại:... tham gia quản lí nhà nước và bảo vệ lợi ích của công dân.
- Viết đúng: Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ lợi ích của công dân.
* Giống nhau:
+ Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.
+ Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.
+ Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.
* Khác nhau:
- Đối tượng:
+ Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
+ Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Cơ sở:
+ Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.
+ Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Mục đích:
+ Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.
+ Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Câu 4 (SGK trang 52)
+Sự giống nhau:
Quyền khiếu nại và quyền tố cáo là những quyền chính trị cơ bản của công dân, là phương tiện bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội. Đồng thời đó cũng là nguồn thông tin quan trọng về tình trạng pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, nó góp phần củng cố mối liên hệ giữa nhà nước và công dân.
+Sự khác nhau:
- Trước hết, về chủ thể: chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Trong khi đó, chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ bao gồm công dân và người nước ngoài. Cá nhân thực hiện hành vi tố cáo có thể chịu tác động trực tiếp hoặc không chịu tác động của hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thì pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau. Nếu chủ thể khiếu nại thực hiện không đúng pháp luật quyền khiếu nại của mình thì họ sẽ mất cơ hội được yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Còn nếu chủ thể tố cáo thực hiện quyền của mình không đúng quy định của pháp luật như tố cáo nặc danh, mạo danh thì tố cáo của họ không được giải quyết.
- Thứ hai, về đối tượng: Trong khi đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống, những quyết định và hành vi này phải có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Thì đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Có nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của tố cáo có thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo có thể không. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau về thẩm quyền, thủ tục giải quyết, về quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo…Cụ thể:
+ Về thẩm quyền
+ Về trình tự giải quyết.
- Thứ ba, về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. Thì mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà cao hơn thế nữa là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
Khiếu nại: - Là quyền của công dân đề nghị các cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo qui định của pháp luật, quyết định kỉ luật khi cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại có thể trực tiếp khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo qui định của pháp luật.
Tố cáo: - Là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức.
Ví dụ:
+ Mình không vi phạm gì mà nhà trường bắt mình nghỉ học, kêu ba mẹ lên khiếu nại nhà trường.
+ Ông A lấy trộm tiền(tham nhũng) của cơ quan về làm của riêng, ông B đi tố cáo.
tham khảo
-Quyền khiếu nại: là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ.
VD:
+Nếu thầy cộng điểm bài kiểm tra sai thì mình có quyền khiếu nại bằng cách đưa bài kiểm tra cho thầy và nhờ thầy xem lại còn nếu không dám đưa trực tiếp cho thầy thì có thể nhờ cô chủ nhiệm đưa dùm.
+Gíam đốc đuổi việc mình mà không có lí do thì chúng ta có quyền khiếu nại.
+Gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế cho mình.
-Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật.
VD:
+Tố cáo một người nào đó có hành vi giết người
+Tố cáo một địa điểm nào đó mà mình T chắc chắn là ở đó là nơi buôn bán ma túy, tiêm chích ma túy
+Tố cáo những cán bộ tham nhũng