K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2018

Chọn đáp án: A

21 tháng 12 2017

So sánh văn bản (2), (3) của mục I với các loại văn bản khác :

a) Phạm vi sử dụng :

- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

b) Mục đích giao tiếp cơ bản :

- Văn bản (2) : bộc lộ cảm xúc.

- Văn bản (3) : kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.

- Các văn bản trong SGK: truyền tải các kiến thức khoa học ở các lĩnh vực toàn diện trong cuộc sống như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, …

- Văn bản đơn từ và giấy khai sinh nhằm trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa cá nhân với các tổ chức hành chính.

c) Lớp từ ngữ riêng :

- Văn bản (2) dùng các từ ngữ gần với ngôn ngữ sinh hoạt, giàu hình ảnh, cảm xúc và liên tưởng nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ chính trị, quân sự.

- Các văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành khoa học riêng biệt.

- Văn bản đơn từ hoặc giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính trang trọng, đúng khuôn mẫu.

d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản:

- Văn bản (2) sử dụng thể thơ lục bát, có kết cấu của ca dao, dung lượng ngắn.

- Văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc.

- Mỗi văn bản trong SGK cũng có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục…

- Đơn và giấy khai sinh, kết cấu và cách trình bày đều đã có khuôn mẫu chung.

29 tháng 3 2019

a. Các nhân vật giao tiếp:

- Người viết SGK : có nhiều vốn sống (có thể là đã lớn tuổi), có trình độ hiểu biết sâu rộng về văn học, hầu hết đều là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học trong nhà trường phồ thông.

- Người tiếp nhận SGK: giáo viên, học sinh lớp 10 trên phạm vi toàn quốc.

b. Hoàn cảnh giao tiếp: Trong môi trường giáo dục của nhà trường; có chương trình, có tổ chức theo kế hoạch dạy học.

c. - Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là kiến thức về Văn học.

- Đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam.

- Các vấn đề cơ bản:

    + Các bộ phận cấu thành của văn học Việt Nam.

    + Tóm tắt tiến trình phát triển của lịch sử văn học và thành tựu của nó.

    + Những nét lớn về nội dung, nghệ thuật của văn học Việt Nam.

d. Mục đích của hoạt động giao tiếp:

- Xét từ phía người viết: Cung cấp những tri thức cơ bản về nền văn học Việt Nam.

- Xét từ phía người tiếp nhận: Tiếp thu những kiến thức về văn học Việt Nam.

e. Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học Ngữ văn phối hợp với phương thức thuyết minh để nêu tri thức,

Cách tổ chức văn bản: Được kết cấu thành các phần mục rõ ràng, trong đó có các đề mục lớn, nhỏ, trình bày một cách rành mạch, có trình tự hợp lí.

28 tháng 2 2019

Chọn đáp án: A

7 tháng 5 2023

     Ngày 12/05/2022 vừa qua, Trường THPT A đã tổ chức một buổi ngoại khóa về chủ đề An toàn giao thông cho các học sinh trong trường. Tất cả các Cảnh sát giao thông quận, thầy cô trong Ban Giám hiệu, thầy cô giáo bộ môn cùng toàn thể học sinh trong nhà trường. Đại diện của cơ quan Cảnh sát quận đã có lời phát biểu và hướng dẫn cho tất cả học sinh về luật an toàn giao thông đường bộ, những tác hại nếu như không tuân thủ đúng theo luật giao thông,... Thông qua các hình thức ngoại khóa kết hợp như: Tuyên truyền, trò chơi vận động, Giải đáp thắc mắc, tiểu phẩm, xây dựng tình huống, thực hành kỹ năng,... hoạt động ngoại khóa dưới cờ đang trở nên có sức hấp dẫn riêng, lôi cuốn học sinh tham gia. Đây là hoạt động có kế hoạch cụ thể, được triển khai đối với mỗi chi đoàn và được thực hiện nghiêm túc, có sự chuẩn bị chu đáo, công phu từ phía học sinh và nhà trường.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Lễ hội Đền Hùng năm 2022:

Không tổ chức các hoạt động đông người để phòng Covid-19

Theo UBND tỉnh Phú Thọ, tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày quốc lễ của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, việc tổ chức phần lễ sẽ được tổ chức đảm bảo trang nghiêm, trọng thể, thành kính; phần hội sẽ gắn với các hoạt động vui tươi, lành mạnh, hướng về nguồn cội.

Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường như hiện nay, để bảo vệ sức khoẻ nhân dân và du khách, phần lễ sẽ gồm: Lễ giỗ đức Quốc tổ Lạc Long Quân; Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ tổ chức vào ngày 6/3 âm lịch. Lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch.

Trong phần hội, tỉnh Phú Thọ không tổ chức các hoạt động tập trung quá đông người, mà chỉ tổ chức một số hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như: Đánh trống đồng, đâm đuống (giã gạo), diễn xướng hát Xoan tại các làng xoan cổ, múa rối nước, bơi chải truyền thống.

Đồng thời UBND tỉnh Phú Thọ cũng quyết định, không tổ chức một số hoạt động như: Hội chợ Hùng Vương, Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương, Lễ hội đường phố… Bên cạnh đó, các hoạt động trong khuôn khổ "Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến tổ chức tại Phú Thọ dịp này sẽ tạm dừng đến thời điểm phù hợp.

20 tháng 4 2019

a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp là: Vua Trần và các bô lão.

Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).

Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:

    + Vua: người đứng đầu của một đất nước.

    + Các vị bô lão: đại diện cho các tầng lớp nhân dân, nêu lên ý kiến của đông đảo quần chúng.

b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:

    + Vua Trần là người nói trước, với các hoạt động “trịnh trọng hỏi”, “hỏi lại một lần nữa”; khi đó các bô lão là người nghe, tiếp nhận câu hỏi của vua.

    + Sau đó, khi các bô lão đưa ý kiến với các hoạt động "xôn xao, tranh nhau nói" , "Xin bệ hạ cho đánh", "Thưa, chỉ có đánh"... và hành động: “tức thì, muốn miệng một lời : Đánh! Đánh!” thì vua Trần đổi vai là người nghe.

c. Hoàn cảnh giao tiếp:

- Địa điểm: tại điện Diên Hồng.

- Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên - Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta.

- Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: Thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm.

Vấn đề cụ thể là: trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược

e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích : hỏi ý kiến, kêu gọi tinh thần chống giặc ngoại xâm từ các bô lão và nhân dân; thông qua các bô lão để động viên, khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.

28 tháng 8 2016
  • Đôi bàn tay lao động, sáng tạo những giá trị vật chất và tinh thần, làm giàu, làm đẹp cho đời...
  • Đôi bàn tay yêu thương, sẻ chia nâng đỡ - biểu tượng của tình người ấm áp...
  • Ấn tượng sâu đậm về một đôi bàn tay.