Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hướng dẫn giải:
- Dấu ngoặc kép đó dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của cô bé.
Nhân ngày 20/11 em đã cùng các bạn về thăm lại mái trường cũ, chúng em xa trường đã ba năm, mới đây còn là những học sinh lớp một đầy bỡ ngỡ, hồn nhiên thì giờ đây chúng em đang chuẩn bị bước sang cánh cửa mới của cuộc đời, bước ngoặt đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức, trong học tập, đó là trở thành một học sinh cấp ba. Đã ba năm trôi qua, chúng em xa thầy cô, xa mái trường cấp một đầy dấu yêu. Nay được về tri ân thầy cô trong ngày trọng đại của nhà giáo này thì những kỉ niệm khi xưa bên vòng tay dìu dắt của thầy cô lại vỡ òa trong em.
Ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam, là ngày để học sinh cả nước tri ân công lao dạy dỗ, giáo dục của những người lái đò, những người cha mẹ thứ hai ấy. Có cơ hội trở về mái trường xưa, em và các bạn đều vô cùng mong chờ, có chút hồi hộp xap xuyến, ba năm là một thời gian không dài nhưng đủ để tạo ra trong lòng mỗi người học sinh cũ chúng em những hoài niệm nhớ thương, những dấu ấn học trò bên bạn bè, bên thầy cô đều là những kí ức đẹp nhất, đáng trân trọng nhất của cuộc đời chúng em.
Hãy kể một kỉ niệm về thầy giáo ( cô giáo) mà em nhớ mãi
Bước vào cổng trường, không khí rộn ràng náo nức của các em học sinh khiến cho chúng em cũng bang khuâng một niềm vui xao xuyến, chúng em như tìm thấy được bóng dáng của chính mình trên những khuôn mặt hồn nhiên, trong sáng kia. Chúng em đã từng trải qua quãng thời gian đẹp như vậy, để giờ đây khi trở về thì những kí ức ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, những kí ức khi xưa cũng ùa về.
Chúng em đã vào văn phòng của thầy cô để tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm, những lời chúc chân thành nhân ngày lễ trọng đại này. Những bó hoa tươi thắm cũng chính là tấm lòng trân trọng biết ơn của chúng em dành cho thầy cô. Chúng em mỗi ngày một lớn thêm, thầy cô dường như vẫn vậy, vẫn là những người thầy, người cô đầy nhân hậu, nhiệt huyết với nghề. Chuyến về thăm trường này một mặt chúng em muốn gửi lời tri ân đến thầy cô nhưng cũng là chuyến đi đầy mong mỏi cho cuộc gặp gỡ với cô giáo chủ nhiệm cũ đầy kính yêu của lớp chúng em xưa.
Cô giáo chủ nhiệm của lớp em là cô Duyên, cô là người phụ trách, dìu dắt các hoạt động của lớp nhưng cũng là giáo viên phụ trách môn tiếng việt của chúng em. Cô là một người mẹ thứ hai của chúng em với tấm lòng nhân hậu, yêu thương, quan tâm tận tụy đến từng hoạt động, đến từng học sinh trong lớp, cô là người mà chúng em vô cùng yêu mến và kính trọng. Dù đã ra trường được nhiều năm nhưng cô vẫn nhớ rõ tên, biệt danh của từng đứa, điều này khiến cho em và các bạn đều vô cùng xúc động.
Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó là vào kì học thứ nhất của năm học lớp năm, khi ấy chúng em đã là những người anh người chị trong mái trường tiểu học, tâm sinh lí cũng phát triển chưa toàn diện nên chúng em vô cùng ngang bướng và khó bảo. Từ lớp một đến lớp bốn thì thành tích học của chúng em rất tốt, nhưng lên lớp năm chúng em trở nên lười biếng, phá phách hơn và thường xuyên nằm trong danh sách những lớp cá biệt của trường. Các thầy cô giáo cũng rất e dè khi nhận làm chủ nhiệm của em, nhưng cô Duyên thì không như vậy, cô đã đề nghị ban giám hiệu xin làm chủ nhiệm của lớp chúng em.
Ngày đầu vào lớp, như thường lệ chúng em không mấy chú ý đến sự xuất hiện của cô giáo mới mà chỉ nghĩ xem có những trò nghịch ngợm, phá phách nào cho thú vị. Nhưng cô Duyên không bị những trò nghịch ngợm của chúng em làm cho tức giận, ngược lại chúng em càng nghịch thì cô càng nhẹ nhàng nhắc nhở, cô đến từng nơi, chỉ dẫn cho từng đứa học sinh chúng em. Ai mắc lỗi cô cũng không trách móc trước lớp mà cô thường gọi riêng những học sinh ấy để nhắc nhở nhẹ nhàng. Dần dà trước sự quan tâm của cô,chúng em cảm thấy yêu mến cô hơn và cũng nghe lời cô học hành cẩn trọng.
Trong suốt quá trình học, cô luôn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong học tập và thi đua. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên tổ chức cho chúng em vui chơi, liên hoan nhẹ vào mỗi buổi sinh hoạt, thay vì hoạt động kiểm điểm những học sinh có hành vi không tốt trong tuần. Sự xuất hiện của cô như một phép thần kì đối với lớp học chúng em, lớp em từ một lớp nghịch ngợm phá phách đã có ý thức học hơn, và cuối kì kết quả học tập tốt chính là công lao to lớn của cô.
Những người thầy, người cô là những người cho ta kiến thức, dạy dỗ chúng ta nên người, bằng tấm lòng nhiệt huyết với nghề và tấm lòng yêu thương học sinh, các thầy cô đã trở thành những người chèo đò đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ bên kia của tri thức. Là mỗi học sinh chúng ta cần biết ơn, trân trọng những người đã yêu thương, dạy dỗ chúng ta, cho chúng ta những kiến thức bổ ích mà trang bị cho chúng ta những hành trang để bước vào đời.
Tả ngôi trường – Chọn lọc những bài văn tả trường học hay nhất
Quỳnh Anh 1 Năm Ago
BÀI SAUBÀI TIẾP
NỘI DUNG CHÍNH
- Đề bài: hãy tả ngôi trường thân yêu của em
- Tả ngôi trường lớp 2 hay nhất
- Kể về ngôi trường của em lớp 3 chọn lọc
- Tả ngôi trường em trước buổi học lớp 4 hay
- Tả ngôi trường lớp 5 những bài rất hay
- Bài văn mẫu lớp 6 tả ngôi trường trung học cơ sở
- Thư viện hình ảnh về trường học
Ngôi trường thân yêu nơi đã dạy dỗ chúng ta trưởng thành và khôn lớn lên người, tiếp thu những kiến thức bổ ích để vững vàng trong cuộc sống. Sau đây bài viết giới thiệu tuyển tập những bài văn tả ngôi trường thân yêu hay nhất, đạt điểm cao là những bài mẫu giúp các bạn và các em tham khảo để học tốt hơn bài làm văn này.
Đề bài: hãy tả ngôi trường thân yêu của em
Sau đây là tuyển tập những bài rất hay của các bạn học sinh từ lớp 2 cho đến lớp 9 các bạn đón đọc và tham khảo nhé.
Tả ngôi trường lớp 2 hay nhất
- Tả cô giáo chủ nhiệm 10 bài hay nhất
Bài làm 1 học sinh lớp 2 – Em rất yêu trường em
Ngôi trường em đang học là một ngôi trường Tiểu học khang trang và rộng rãi. Cổng trường cao, phía bên trên là tên trường nổi bật: “Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân”. Sân trường được lát gạch đỏ, trên sân là những cây bàng, cây phượng cao lớn như chiếc ô khổng lồ tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi. Trường có một khu vườn nhỏ, trong đó trồng rất nhiều các loại cây, loài hoa khác nhau: hoa hồng, hoa sữa, cây bằng lăng… Khu vườn ấy đã tô điểm thêm vẻ đẹp cho ngôi trường.
Gần vườn là một đài phun nước rất đẹp, bên trong hồ có nuôi những chú cá vàng nhỏ xinh để chúng em có thể ngắm và cho chúng ăn mỗi giờ nghỉ giải lao. Các lớp học rộng rãi và vô cùng thoáng mát, được trang trí bởi thầy cô giáo và học sinh chúng em. Trên bục giảng là chiếc bảng đen để cô giáo ghi lên đó những bài học. Phía trên bảng là hai tấm bảng nhỏ có ghi dòng chữ: “Dạy tốt – Học tốt”. Em rất yêu ngôi trường của em. Em tự hứa sẽ học thật giỏi để có thể đóng góp phần nào cho mái trường thân yêu.
Vậy là một năm học nữa lại kết thúc rồi, chúng em chia tay thầy cô bè bạn để về nghỉ hè hai tháng. Em sẽ rất nhớ chiếc bảng đen, chiếc cửa sổ, viên phấn trắng và cả chỗ ngồi thân quen. Đặc biệt điều mà làm em nhớ nhất lại chính là tiếng trống trường.
Cái trống trường em được đặt ở hành lang khu hiệu bộ. Cái trống to lắm ,phải mấy người ôm mới hết được. Thân trống được làm bằng lớp gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ tươi trông thật đẹp mắt. Thân trống phình to ở giữa nhìn béo béo ngộ nghĩnh lắm. Mỗi lần nhìn vào chiếc trống em lại tưởng tượng đến một anh to béo, lực lưỡng.
Hai bên bề mặt trống có hình tròn, nhẵn lì và được làm bằng lớp da trâu rất khỏe. Bởi vậy đã bao năm nay dù gõ mạnh thế nào cũng không thể chọc thủng được. Bên trong chiếc trống rỗng không có gì cả. Chính khoảng không gian trống rỗng bên trong đã giúp tiếng trống kêu thật to mỗi ngày, để các lớp học trên tầng hai tầng ba cũng có thể nghe được.
Trống được đặt trên giá làm bằng gỗ xà cừ chắc chắn và vững chãi.Cái trống cũng như một chiếc đồng hồ. Mỗi sáng tới trường chúng em lại được nghe tiếng trống rộn rã, vui tươi báo hiệu bắt đầu một buổi học mới. Tiếng trống cất lên cũng báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Rồi mỗi khi tan trường trống cũng lại vang lên liên hồi đều báo hiệu cho tất cả mọi người biết đã hết giờ.
Có lúc em thầm nghĩ, không biết bác trống có mệt mỏi không nhỉ? Ngày nào bác cũng làm việc nhiều lắm mà. Rồi hè đến, tất cả thầy cô và học sinh ở nhà, bác trống có buồn không? Em yêu và thích nghe tiếng trống nhất là phút giây khai trường. Thầy hiệu trưởng lên đánh những tiếng trống đầu tiên của năm học mới hòa cùng tiếng thơ: “Các em ơi trống trường đã điểm, một năm học mới nhiều niềm vui bắt đầu…”. Những khi ấy lòng em lại rạo rực háo hức vô cùng, háo hức chào đón năm học mới với thật nhiều điều thú vị.
Vậy đấy, với mọi người có thể tiếng trống thật bình thường, thật vô tri vô giác. Nhưng đối với em lại thật thân thương đến lạ kỳ. Em yêu trống trường em. Mong sao mùa hè này qua nhanh để em lại được tới trường lắng nghe tiếng trống rộn rã.
Tôi còn nhớ mãi năm học lớp ba, trong buổi lễ tổng kết trao phần thưởng học sinh hoạt động đội xuất sắc, tôi nhận được bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn đội viên. Đó là món quà có nhiều ý nghĩa đối với tôi.
Bức ảnh đó không to lắm với chiều dài khoảng chừng bốn mươi cen ti mét, chiều rộng khoảng chừng ba mươi cen ti mét. Khung ảnh được làm bằng gỗ sơn màu vàng nhạt. Run run cầm bức ảnh trên tay, tôi cảm nhận được mùi thơm của gỗ mới và véc ni. Mặt khung ảnh là một tấm gương trong suốt, rất dày. Đằng sau khung ảnh là một miếng gỗ cắt vừa với chiếc khung. Bốn góc phía sau là bốn ốc vít để điều chỉnh cho tấm gương và miếng gỗ vừa khít lại với nhau. Quan trojgn nhất là bức ảnh trong khung. Đó là bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn nhi đồng. Bác mặc bộ quần áo ka ki trắng giản dị, quen thuộc. Mái tóc của Người đã bạc trắng. Bác đang nhìn bạn nhỏ với ánh mắt đầy tự hào và yêu thương. Một nụ cười thân ái nở trên đôi môi của Người. Bạn nhi đồng trong ảnh mặc bộ đồng phục áo sơ mi trắng và váy. Hai bím tóc tết lại gọn gàng hai bên. Chiếc khăn quàng Bác đang đeo lên vai bạn khiến bức tranh trở nên ý nghĩa. Ở phía bên dưới của khung ảnh nổi bật dòng chữ màu đỏ: "đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh".
Ngày nhận được món quà đó, tôi vô cùng xúc động. Tôi đã trang trọng treo nó ở góc học tập của mình. Bức hình nhỏ bé, giản dị nhưng nổi bật trên tường. Bên cạnh bức hình là những tờ giấy khen cùng những món quà kỉ niệm khác trong những năm tôi tham gia công tác đội. Mỗi lần nhìn tầm hình, tôi lại có cảm giác như Bác đang mỉm cười thân ái với tôi, tôi lại như được tiếp thêm động lực để học tập và phấn đấu.
Bức hình tôi được tặng không có nhiều hình ảnh, không có cảnh thiên nhiên hay những hình ngộ nghĩnh mà bọ trẻ nhỏ như chúng tôi thích và thường hay sưu tầm. Nó chỉ là một bức hình bình dị. Bình dị nhưng đó lại là món quà đầy ý nghĩa, không chỉ với tôi mà với tất cả những ai từng trải qua tuổi thiếu niên nhi đồng.
Gợi ý cho bạn về cảm nghĩ
- Cảm nhận được nỗi vất vả của thầy cô trong công cuộc trồng người ( đặc biệt với những học sinh "cá biệt"
- Biết ơn thầy cô vì công ơn dạy dỗ
- Hiểu thêm về công việc của thầy cô => cảm thông cho họ
- Tự hứa với lòng chăm chỉ học tập nghe lời thầy cô
"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rã của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Cái trống được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt bằng đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rắn chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.
Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ ra chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn. Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang.
Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái. Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em.
Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy cô, bạn bè vui biết bao nhiêu.
Gần gũi nhất với học sinh chúng em phải kể đến anh bảng đen lớp học. Anh chiếm gần hết bức tường phía trên lớp. Anh bảng đen nàyhình dáng rất rõ ràng: anh là một hình chữ nhật làm bằng gỗ ép rộng hai mét, dài ba mét. Anh khoác lớp áo sơn đen chống loá ánh sáng. Gương mặt phẳng, láng mịn của anh được đóng khung bốn cạnh trong thanh nẹp to năm xăng-ti-mét. Nẹp bảng cũng được sơn đen. Ở góc trái bảng có một khung nhỏ kẻ bằng sơn trắng để ghi tên lớp và sĩ số học sinh. Anh bảng đen chịu thương chịu khó chuyển tải trên thân mình khối lượng không nhỏ kiến thức học tập mà cô giáo dạy hằng ngày. Bạn nào trong lớp cũng thích lau bảng và yêu anh bảng đen lắm!
cậu lên mạng mà tra đầy bài trên đây cũng chỉ sao chép mạng thôi mà !
Haha thà lên Google tha hồ mà chọn bài còn hơn ở đây để ....:)
Bài làm
Cô giáo viên chủ nhiệm lớp 8C - cô Hồ Thị Thanh Tịnh - người mẹ thứ hai mà thiên sứ đã mang đến cho chúng tôi
Ấn tượng đầu tiên của tôi về cô là nụ cười dễ mến, cô cực kỳ dễ thương, và ấn tượng khi nhìn ngoài không ai có thể đoán được tuổi thật của cô! Tôi đã nghe các anh chị khóa trước kể lại cô giảng bài rất hay và rất gần gũi với học trò, ngày đầu tiên học cô thì tôi đã chứng thực ngay được điều đó. Cô giảng bài rất có hồn cùng với nhiều ví dụ khá là thú vị đã như cuốn hút tôi vào bài văn cô giảng. Đó là những ấn tượng ban đầu, để rồi từ những ấn tượng này đến ấn tượng khác tôi lại càng hiểu và dành nhiều tình cảm cho cô hơn. Không biết là cô có cảm nhận được những tình cảm mà tôi dành cho cô không nhỉ? Chắc là không đâu. Tình cảm đó là sự biết ơn từ những bài học cô đã dạy cho tôi, là lòng kính trọng, là sự ngưỡng mộ về sự nhiệt huyết và trái tim yêu nghề của cô...Cũng là tình cảm của một đứa con gái dành cho người mẹ của mình. Tình cảm đó cứ mãi ấp ủ trong tôi rất nhiều, nhiều tới nỗi tôi không biết phải bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào nữa…
Tôi không phải là một học sinh giỏi môn văn, nhưng những bài văn tôi viết ra có thể được coi là khá nếu không nói là quá tệ. Dù trong lòng tôi có rất nhiều tình cảm dành cho cô nhưng tôi vẫn không thể viết ra một bài văn hay bất cứ cái gì có thể gọi là hoàn chỉnh để có thể nói hết được tình cảm của tôi dành cho cô được. Việc duy nhất mà tôi có thể làm được là bây giờ ngồi đây, viết lên những dòng chữ này để có thể nói lên tất cả tình cảm , suy nghĩ xuất phát từ tận trái tim tôi .
~ Mik tả cô giáo hồi lớp 8 ~
# Học tốt #
Cho mãi đến tận bây giờ, hình ảnh cô giáo Huyền vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô Huyền — người cô đầu đời đã dạy em năm học đầu tiên ở trường Tiểu học, năm lớp Một.
Cô Huyền có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy, đầv đặn và cân đối. Em không biết chính xác cô bao nhiêu tuổi chi biết rằng cô còn rất trẻ, trẻ hơn mẹ em rất nhiều. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo dài màu nhạt, lúc thì màu xanh da trời hay đọt chuối, lúc thì hồng phấn hay tím cà, cũng có lúc trắng tinh như màu muối biển, rất hợp với dáng hình và độ tuổi xuân xanh của cô.
Mái tóc cô đen huyền, óng ả như màu than đá lại mềm mại mịn màng như những sợi tơ luôn buông xõa đến quá vai. Khuôn mặt trái xoan được trời phú cho một cặp mắt trong xanh với đôi hàng mi dày và cong vút tưởng như cô đeo mi giả. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất hợp với khuôn mặt. Mỗi lần cô cười trông cô tươi và xinh hơn cả những diễn viên, người mẫu. Hàm răng trắng như mây trời lại được tô điểm bằng một chiếc răng khểnh bên trái khóe miệng làm cho nụ cười vốn đã rất tươi lại còn tươi hơn, hấp dẫn hơn.
Mỗi lúc cô nói chuyện hay giảng bài trên lớp thì giọng nói cô phát ra nghe mới ngọt ngào làm sao! Khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thướt tha như làn gió mát, lúc thì trầm bổng, du dương như tiếng hót chim họa mi, khiến chúng em như lạc vào thế giới của đàn ca. Những buổi học đầu tiên biết bao là khó nhọc. Cô cầm tay từng bạn uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho từng em phát âm, đánh vần từng tiếng. Những giờ giải lao, cô nắn lại gạch hàng, viết mẫu trong tập cho từng em để chúng em viết được đúng mẫu tự, ngay hàng thẳng lối.
Giờ đây, tuy đã học lớp Năm rồi nhưng lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô giáo Huyền. Em hứa với lòng mình phải cố gắng học thật tốt để khỏi phụ công dạy dỗ của cô.
Mỗi tối, mỗi chiều sau khi tắm rửa, ăn cơm xong là em ngồi ngay vào bàn học. Việc đầu tiên em làm là chuẩn bị bài do cô giao. Khi đã làm xong hết, nếu còn nhiều thời gian em tranh thủ lại các dạng toán mà mình đã học. Cứ mỗi sáng đến lớp, là em soạn sách vở ngay ngắn, rồi xuống tập thể dục. Trường em là trường bán trú nên chúng em ăn, ngủ trưa tại trường. Chiều dậy là em học các môn Tiếng Việt và phụ đạo Toán. Vì em luôn nghe cô giáo giảng bài nên mỗi khi cô hỏi là em liền giơ tay. Chính vì thế mà em đã đạt nhiều điểm giỏi ở các môn Toán và Tiếng Việt. Cuối cùng em đã được lên bảng danh dự của lớp.
Em muốn sang học kì 2 sẽ học giỏi hơn nữa để cha mẹ và thầy cô vui lòng.
Năm nay , em đã học lớp Năm. Vì vậy ở dưới mái trường tiểu học thân thương này, em đã trải qua học nhiều thầy cô. Tuy nhiên hầu hết các thầy cô vẫn còn dạy ở trường. Chỉ có cô Tâm là về hưu, cũng là người thầy đã để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp nhất. Năm em học cô Tâm năm lớp Ba thì cô đã ngoài tuổi năm mươi. Với vóc người tầm thước, tóc uôn ngắn, nước da trắng giúp cho cô trẻ hơn so với số tuổi. Vầng trán cô rộng , cao với khoảng 30 năm trong nghề, tất cả đã toát lên trên gương mặt vẻ đạo mạo của một người trí thức. Đôi mắt cô hiền từ rất phù hợp với giọng nói nhỏ nhẹ, từ tốn. Mỗi khi cô cười, nụ cười thật thân thiện và để lộ hai hàm răng trắng muốt, đều đặn. Tuy cô vẫn mặc áo dài đến trường như bao cô giáo khác nhưng trông giản dị qua những màu sắc sẫm hơn. Trong lớp, cô giảng bài thật dễ hiểu. Nếu có bạn nào chưa thông, cô không bao giờ to tiếng rầy la, chê bai mà còn khuyến khích cứ nêu lên những điều không hiểu để nghe cô giảng lại. Đối với học sinh yếu, cô còn dành thời gian hướng dẫn thêm, đễ tất cả học trò mình ai cũng tiến bộ. Đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, cô đặc biệt lưu tâm và tìm cách giúp đỡ. Có lần em nằm viện cả tuần, thật là cảm động khi cô vào bệnh viện thăm. Cô đã để nhiều tâm sức vào mọi hoạt động của lớp, của đội. Mỗi khi lớp chúng em được tuyên dương, được khen thưởng, cô biểu hiện niềm vui bằng nụ cười thật tươi. Gương mặt cô đôn hậu, tính tình cô hiền lành nên rất được lòng đồng nghiệp, phụ huynh học sinh. Cô còn tận tình đến nhà phụ huynh để trao dổi nhằm cùng nhau sửa chữa những thiếu sót trong học hành của đứa trẻ . Vì vậy cha mẹ học sinh rất yêu mến và tin tưởng cô. Chúng em xem cô như người mẹ thứ hai bởi đức tính của cô luôn khoan dung và độ lượng. Mặc dù không còn gặp cô ở trường nữa nhưng trong lòng em vẫn còn đó sự kính mến, vẫn còn nhớ da diết những kỉ niệm trong thời gian cô dìu dắt. Bây giờ, cô Tâm về đâu, ở đâu? Em tin rồi một ngày nào đó, em sẽ tìm gặp lại cô : một người thầy đã cho em nhiều ấn tượng và tình cảm sâu sắc nhất trong thời thơ ấu.
Em tên là Trần Hùng Luyện, 8 tuổi, học sinh lớp 2A trường Tiểu học Quang Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Lớp có 39 học sinh, trong đó có 8 bạn là học sinh giỏi. Cô giáo Lê Như Quỳnh phụ trách lớp 2A là giáo viên giỏi cấp tỉnh. Cô xinh đẹp dịu dàng. Cô coi chúng em như đàn con nhỏ yêu thương của cô. Em rất yêu cô, rất thích nghe cô đọc thơ trong giờ Tập đọc.