K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em hãy viết lại những cảm nhận của em về câu chuyện vừa đọc

Đồng hồ báo thức

Khi cậu con trai lên giường đi ngủ là 11 giờ tối, bên ngoài của sở tuyết đã rơi. Câu rúc vào trong chăn, cầm đồng hồ báo thức, nhận ra đồng hồ đã bị đúng rồi, cậu lại quên không mua pin. Trời lạnh thế này, cậu không muốn dây. Cậu gọi điện thoại đường dài cho mẹ: “Mẹ ơi, đồng hồ báo thức của con hết pin rồi, ngày mai con phải dậy sớm đến công ty đi họp, 6 giờ sáng mẹ gọi điện thoại đánh thức con nhé." Giọng của mẹ cậu ở đầu dây bên kia có hơi khàn khàn, có thể là bà đang ngủ đỡ giắc thì bị cậu đánh thức lúc nửa đêm, mẹ cậu nói: "Được rồi, con ạ." Khi đồng hồ reo lên, cậu đang mơ một giấc mơ đẹp, bên ngoài trời vẫn còn mờ tối. Đầu dây bên kia mẹ cậu nói: "Con này, con mau dậy đi, hôm nay phải đi họp đấy”. Tôi nhắc tay lên xem giờ, mới có 5 giờ 40. Cậu khó chịu kêu lên: "Chẳng phải con nói là 6 giờ sao ạ? Con còn muốn ngủ thêm một lúc nữa, bị mẹ làm tình rồi!". Đột nhiên mẹ cậu không nói gì nữa, cậu gác máy. Cậu thức dậy đánh răng rửa mặt rồi ra ngoài. Trời lạnh thật, khắp nơi trên trời dưới đất đâu đâu cũng đầy tuyết. Đứng ở trạm xe buýt, cậu không ngừng dâm dậm chân cho ẩm. Bên cạnh cậu có hai cụ già tóc đã bạc trắng. Cậu nghe thấy ông cụ nói với bà cụ: “Bà xem cả đêm bà chẳng ngủ được, sáng sớm đã bắt đầu giục tôi rồi, bây giờ lại phải đợi lâu như thế này". Đúng vậy, chuyến xe đầu tiên phải 5 phút nữa mới đến. Cuối cùng xe cũng đến, cậu lên xe. Người lái xe là một tài xế trẻ tuổi, anh ấy đợi cậu lên xe rồi từ từ lái đi. Cậu nói: “Này, tài xế, ở dưới còn có hai cụ già nữa đấy. Trời lạnh như vậy, người ta đợi xe lâu lắm rồi, sao anh không đợi họ lên xe rồi hẵng lái đi?". Anh chàng tự hào nói: “Không sao, đó là bố mẹ tôi! Hôm nay là ngày đầu tiên tôi lái xe buýt, họ đến xem tôi đấy!" Đột nhiên tôi khóc, tôi thấy bố gửi tin nhắn đến: “Con à, mẹ nói là mẹ không tốt. Mẹ cứ ngủ không yên, dậy từ rất sớm, lo con bị trễ họp”.

0
 Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giai đoạn cuối. Cậu bé không còn tương lai để thực hiện ước mơ của mình. - Bobsy à, con có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ làm nghề gì khi lớn lên không? Con có mơ ước về điều mà con sẽ làm trong cuộc đời mình?- Mẹ ơi, con vẫn ước mơ sẽ trở thành lính cứu hỏa khi con lớn lên. Một người lính tốt bụng, dũng...
Đọc tiếp

 

Người mẹ trẻ 26 tuổi nhìn xuống đứa con đang bị bệnh bạch cầu đến giai đoạn cuối. Cậu bé không còn tương lai để thực hiện ước mơ của mình.
- Bobsy à, con có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ làm nghề gì khi lớn lên không? Con có mơ ước về điều mà con sẽ làm trong cuộc đời mình?
- Mẹ ơi, con vẫn ước mơ sẽ trở thành lính cứu hỏa khi con lớn lên. Một người lính tốt bụng, dũng cảm, giúp đỡ tất cả mọi người.
- Vậy sao? Mẹ chắc là con sẽ thực hiện được ước mơ đó. Hãy chờ xem chúng ta có thể làm gì để cho ước mơ của con trở thành sự thật hay không.
Trong ngày hôm đó, cô đi đến đội cứu hoả khu vực của thành phố Phoenix, bang Arizona. Cô giải thích ước mơ của con mình và xin cho con cô được đi một vòng trên xe cứu hỏa.
- Xem nào, chúng tôi có thể làm hơn thế nữa ấy chứ. Nếu cô có thể chuẩn bị cho con vào 7 giờ sáng thứ tư, chúng tôi sẽ cho cậu bé trở thành lính cứu hỏa danh dự của thành phố. Cậu bé có thể tới trạm cứu hỏa, ăn cùng chúng tôi, chạy cùng chúng tôi tới tất cả các vụ cứu hoả trong ngày. Và nếu cô cho chúng tôi kích cỡ của cậu bé, chúng tôi sẽ làm cho cháu một bộ đồng phục lính cứu hỏa dành riêng, với một cái mũ cứu hỏa - không phải là đồ chơi - với phù hiệu lính cứu hoả Phoenix trên đó, một bộ áo nhựa màu vàng như của chúng tôi và ủng cao su.
- Đúng vậy. Tất cả đều được làm tại Phoenix nên chúng ta sẽ có rất nhanh thôi.
Ba ngày sau, đội trưởng lính cứu hỏa đến đón Bobsy
- Nào cậu bé, cháu đã sẵn sàng để gia nhập đôi lính cứu hỏa danh dự của thành phố chưa?
- Mẹ ơi, thế này là thế nào ạ? Con được làm lính cứu hỏa ư?
- Đúng rồi con trai. Hôm nay sẽ là ngày con thực hiện được ước mơ của mình.
Bobsy mặc bộ đồng phục của lính cứu hỏa và đưa cậu từ giường bệnh đến chiếc xe cứu hỏa đang chờ.
- Cháu cảm giác như đang ở trên thiên đường vậy. Cháu sẽ tham gia chữa cháy phải không chú?
- Dĩ nhiên rồi. Nếu hôm nay có hỏa hoạn trong thành phố, cháu sẽ giúp chúng ta dập lửa nha Bobsy.
- Dạ, Bobsy đã sẵn sàng!
Hôm đó có ba cú điện thoại gọi cứu hỏa và Bobsy tham dự cả ba cuộc xuất quân. Với giấc mơ trở thành sự thật Bobsy hạnh phúc đến mức cậu đã sống thêm được ba tháng - một thời gian dài hơn mức tất cả các bác sĩ dự đoán.

Một đêm nọ, tất cả các dấu hiệu sự sống của cậu bé tụt xuống một cách đột ngột. Người y tá trưởng nhớ đến ngày mà Bobsy sống như một lính cứu hỏa, cô gọi cho chỉ huy lính cứu hỏa.
- Chúng tôi sẽ có mặt ở đó trong vòng 5 phút nữa. Xin cô hãy thông báo cho mọi người đừng hoảng hốt, đó chỉ là đội cứu hỏa đên để chia tay với một trong những thành viên tuyệt vời nhất của mình.
Chiếc xe cứu hỏa với cả móc và thang chạy đến bệnh viện, dựng cái thang lên cho đến cửa sổ phòng Bobsy ở lầu 3. 14 lính cứu hỏa nam và 2 lính cứu hỏa nữ trèo qua thang vào phòng của Bobsy. Được mẹ cậu bé cho phép, họ ôm cậu và nói với cậu bé rằng họ rất yêu cậu.
- Thưa chỉ huy, vậy cháu là lính cứu hỏa thật sự phải không?
- Phải, cháu là lính cứu hỏa thật sự.

Với những lời nói đó , cậu bé mỉm cười và nhắm mắt lại mãi mãi...

5
7 tháng 11 2016

Bài văn này thật cảm động khocroi

9 tháng 11 2016

vừa hay vừa cảm động mk đọc mà muốn khóc luôn

hãy nói cảm nhận của em sau khi đọc câu chuyện sauCâu chuyện :Những vết đinh Một cậu bé tính tình rất nóng nảy và cộc cằn. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng mỗi khi cậu nổi nóng hay nặng lời với ai, hãy đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn và suy nghĩ về việc mình đã làm. Sau ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng mười hai chiếc đinh vào hàng rào. Những...
Đọc tiếp

hãy nói cảm nhận của em sau khi đọc câu chuyện sau
Câu chuyện :Những vết đinh Một cậu bé tính tình rất nóng nảy và cộc cằn. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng mỗi khi cậu nổi nóng hay nặng lời với ai, hãy đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn và suy nghĩ về việc mình đã làm. Sau ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng mười hai chiếc đinh vào hàng rào. Những ngày sau, khi cố gắng kiềm chế cơn giận của mình thì số đinh cậu đóng lên tường rào ngày một giảm. Và cậu nhận ra rằng việc giữ bình tĩnh có lúc dễ hơn là việc đóng những chiếc đinh. Cho đến một ngày, khi không cần phải dùng đến chiếc đinh nào thì cậu bé tin là mình đã thay đổi và không còn nóng nảy như trước nữa. Cậu kể với cha về điều này và người cha đưa ra một đề nghị: mỗi ngày cậu giữ được bình tĩnh, hãy nhổ một chiếc đinh đã đóng trên hàng rào. Nhiều ngày trôi qua, cuối cùng, cậu bé vui mừng thông báo với cha rằng tất cả những chiếc đinh đều đã được nhổ. Người cha dẫn cậu đến hàng rào và nói: - Con đã làm rất tốt, con trai ạ! Nhưng con hãy nhìn vào những cái lỗ trên hàng rào – hàng rào sẽ chẳng bao giờ còn nguyên vẹn như xưa nữa. Những điều con thốt ra trong lúc giận dữ sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương – giống như những vết đinh này. Cho dù con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần thì vết thương vẫn còn đó. Vết thương tâm hồn rất khó hàn gắn và chỉ có thể lành được khi có tình thương yêu chân thành và thực sự.

4
26 tháng 10 2021

Trong cuộc sống của chúng ta có những lúc vui, buồn, giận dữ, đau buồn,... nhưng đó là nhứng trạng thái tâm lý bình thường. Nhưng chúng ta nên kìm chế những trạng thái đó vì nó không những khiến bạn và những người xung quanh bạn bị tổn thương. Dù những cây dinh đó đã được rút ra thì trong tâm hồn người đó vẫn in sâu dấu vết không thể nào xóa nhòa đi được. Chúng ta không nên trút những cơn giận dữ, những nỗi bực tức của mình nên người khác, đặc biệt là những người thân của mình. Vì đó sẽ gây những tổn thương sâu sắc. 

13 tháng 11 2021

Em rút ra bài học là mình phải kiềm chế lại cơn tức giận vì nó vừa có hại cho sức khỏe, mình sẽ rất ít bạn và ngừa ta sẽ luôn nói xấu mình.

Đề bài: Em hãy viết tiếp để hoàn chỉnh câu chuyện sau. Em bé thông minh Một cậu bé gánh khoai ra chợ bán. Vì đi quãng đường khá xa nên khi đến chợ thì đã quá muộn, chợ chẳng còn ai nữa. Cậu bé boounf rầu nghĩ đến việc đành gánh khoai trở về. Đúng lúc đó, một ông chủ cửa hiệu bán bột mì gần đó gọi cậu bé vào. Ông bảo: - Sau hôm...
Đọc tiếp

Đề bài: Em hãy viết tiếp để hoàn chỉnh câu chuyện sau.

Em bé thông minh

Một cậu bé gánh khoai ra chợ bán. Vì đi quãng đường khá xa nên khi đến chợ thì đã quá muộn, chợ chẳng còn ai nữa. Cậu bé boounf rầu nghĩ đến việc đành gánh khoai trở về.

Đúng lúc đó, một ông chủ cửa hiệu bán bột mì gần đó gọi cậu bé vào. Ông bảo:

- Sau hôm nay cậu đi muộn thế? Khổ thân, bây giờ bỏ đi thì phí, gánh về thì cũng uổng công! Thôi để tôi mua hết cả gánh khoai cho nhé!

- Cảm ơn ông! May quá! Tôi có thể bán rẻ cho ông mà! - Cậu bé vui vẻ nói.

- Không cần đâu! - Ông chủ khoát tay - Tôi sẽ mua như giá chợ, chiểu có điều, tôi sẽ không trả bằng tiền mătj mà trả bằng bột mì. Cậu xem có được không?

Cậu bé vui mừng:

- Thế càng tốt thưa ông. Nhà tôi cần bột mì để làm bánh mà. Ông sẽ đổi như thế nào đây ạ!

- Thế này nhé, cậu phải dùng chính những cái sọt đựng khoai này để đựng bột mì. Cậu không được dùng đá hay giấy để lót đáy sọt.

Nghe ông chủ cửa hiệu bột mì nói vậy, cậu bé cảm thấy rất lo lắng. Đúng là sọt của cậu đan rất dày, có thể đựng được thóc, được ngô hạt,đựng đỗ tương nhưng đựng bột mì, lại đi đường xa về đến nhà khéo chẳng còn gì mất.

Nhưng rồi, sau một lúc suy nghĩ, cậu bé đồng ý. Cậu nói:

- Tôi đồng ý với điều kiện, xin ông chờ một lát ạ!

Sau đó cậu bé ..........................

 

Các bạn giúp giùm mình nhé! Mình đang cần gấp lắm!

0
                                       THƯ GỬI CHO CON        Con yêu của mẹ!Một ngày nào đó, khi con nhìn thấy mẹ dần già đi, nếp da nhăn đã hiện lên khuôn mặt, mái tóc dần đã pha màu sương trắng, bàn tay chai sần bởi vất vả lo toan, đôi mắt đục mờ không còn thấy rõ, cái lưng đã còng và đôi chân chậm chạp, đôi tai nghễng ngãng hay chiêc miệng đã rụng hết răng, mẹ lập...
Đọc tiếp

                                       THƯ GỬI CHO CON

        Con yêu của mẹ!

Một ngày nào đó, khi con nhìn thấy mẹ dần già đi, nếp da nhăn đã hiện lên khuôn mặt, mái tóc dần đã pha màu sương trắng, bàn tay chai sần bởi vất vả lo toan, đôi mắt đục mờ không còn thấy rõ, cái lưng đã còng và đôi chân chậm chạp, đôi tai nghễng ngãng hay chiêc miệng đã rụng hết răng, mẹ lập cập đi những bước khó khăn, khi ngồi không vững khi nằm hay đau, sức khỏe cũng dần sa sút, không tự chăm sóc được chính mình...thì mong con hãy nhẫn nại, để hiểu và cảm thông cho mẹ...

Khi mẹ ăn, tay có run rẩy làm thức ăn vương vãi, cầm đồ vật không chắc chắn, thậm chí không thể mặc được áo quần, thì con đừng cười mẹ con nhé. Con hãy nhẫn nại thêm một chút. Con có biết ngày xưa mẹ đã mất bao lâu để dạy con làm những việc này không? Mẹ đã cầm tay con để dạy ăn thế nào cho đúng, cách mặc thế nào cho đẹp...

Khi mẹ trở nên lú lẫn, nói đi nói lại một vài chuyện, hay lẩm bẩm những câu chuyện đâu đâu, mong con đừng cầu nhàu ngắt lời mẹ nhé. Con có biết khi con còn nhỏ, một câu chuyện cổ tích con bắt mẹ kể hoài không thấy chán, lời hát ru Ầu ơ...hôm nào đã luôn đưa con vào giấc ngủ nhẹ nhàng.

Khi con nói chuyện với mẹ, đột nhiên mẹ không biết nên nói điều gì, thì con hãy cho mẹ một chút thời gian để suy ngẫm. Nếu mẹ vẫn không nhớ ra được, hãy đừng vội vàng bỏ đi để chạy theo guồng quay công việc. Với mẹ điều quan trọng lúc đó không phải là câu chuyện, mẹ chỉ là được ở bên cạnh con thôi!

Khi mẹ không muốn tắm, hay con thấy mẹ đã ở bẩn rồi, con đừng nói nặng lời con nhé! Con có nhớ lúc nhỏ, con mải chơi rồi về ngủ lăn khi quần áo còn đầy bùn đất, và mẹ đã tìm biết bao nhiêu lý do thật hay để con đi tắm hay không.

Khi mẹ ra ngoài và không nhớ đường về, con đừng giận dữ, cũng đừng đầy mẹ ra ngoài. Hãy nhẹ nhàng đến nắm lấy tay mẹ con nhé! Con còn nhớ không? Lúc nhỏ đã bao nhiêu lần con sợ bị lạc đường mà cầm chặt tay mẹ; rồi những ngày con trốn đi chơi, mẹ đã lo lắng đi tìm con đến nhường nào.

Khi mẹ không còn sức khỏe, vô ý đánh rơi cái bát khi ăn cơm, cầm không nổi cái chổi để quét nhà, thì con ơi đừng buông lời mắng mẹ con nhé! Lúc con còn nhỏ, con vẫn thường hay làm đổ thức ăn xuống đất, đồ đạc con tháo nghịch lung tung, con còn nhớ chứ?

Khi hai chân mẹ không còn vững chắc, phải nhờ gậy chống bước đi, thì con hãy nhớ đỡ mẹ một tay con nhé, giống như khi xưa mẹ đã giúp con đi những bước đầu tiên cho đến suốt cuộc đời.

Khi mẹ nằm liệt giường hay kêu đau ốm, đại tiểu tiện phải nhờ con chăm sóc hay cần con ở bên cạnh, thì con hãy nhớ ngày còn bé, mẹ đã thay tã bế bồng, con nũng nịu nằm trong lòng mẹ thật bình yên nhường nào...

Còn nhiều điều nữa, nhưng mẹ chỉ nhớ được đến đây thôi, đừng thấy mẹ già vừa khó tính lại gây phiền cho con nhé. Mẹ cũng không muốn làm gánh nặng cho con đâu, dù con có thấy nhiều khi mẹ sai, thì tất cả những điều mẹ làm là muốn cho con những gì tốt đẹp nhất!

Đến khi mẹ bệnh nặng, cái hơi thở đã dần yêu ớt, con hãy ở gần mẹ con nhé, hãy nắm lấy tay mẹ, và ngồi bên cạnh mẹ. Xin con đừng nghĩ vì mẹ không để lại một chút gì mà ghét bỏ, oán hờn! Bởi cả cuộc đời này, mẹ đã dành hết cho con rồi.

Và trước khi chết, mẹ biết sẽ đau khổ và sợ hãi lắm. Vì yêu con mẹ không muốn ra đi, nhưng mẹ biết ai cũng sẽ có ngày đó, chỉ mong con hãy mạnh mẽ để tiếp tục sống tốt, dù sau này con không có mẹ ở bên, nhưng con hãy nhớ rằng mẹ sẽ luôn dõi theo từng bước đi của con.

                                                                                                                                 MẸ YÊU CON, CON CỦA MẸ

0
Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:– Con thấy chuyến đi thế nào?– Rất tuyệt...
Đọc tiếp

Các bạn ơi,giúp mình đọc hiểu và trả lời các câu hỏi này với :

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

– Con thấy chuyến đi thế nào?

– Rất tuyệt bố ạ!

Người bố hỏi:

– Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

– Vâng con thấy rồi ạ!

– Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có TV, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.”

Người bố không nói lên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.

Câu Hỏi : 

1 . Câu trả lời của cậu bé có gì độc đáo ? Qua câu trả lời đó ,em hiểu được điều gì ?

2. Tại sao người bố lại không nói nên lời trước suy nghĩ của đứa con ?

3. Hãy nêu nhận thức của em về sự giàu có và nghèo qua câu chuyện trên .

4.Nêu nội dung và bài học nhận thức được từ văn bản trên.

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI,AI MÌNH THẤY HAY THÌ MÌNH SẼ TICK Ạ.

3
22 tháng 10 2021

em chịu

18 tháng 11 2021

CHO THÌ CHO GIỐNG TRẮC NGHIỆM IK

TUI TRẢ LỜI CHO

gửi e aya aya anh làm hộ e r đấy Hôm nay, bà nội tôi lên chơi. Mẹ tôi nghỉ việc, ở nhà làm cơm đón bà.Mới sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị làn, túi để đi chợ. Mẹ rủ tôi cùng đi với mẹ. Tôi "dạ" liền và hí hửng đi theo.Ra tới chợ, tôi lẽo đẽo bám theo mẹ. Chợ mới sáng sớm mà sao đông người thế. Trong chợ đủ loại tạp hóa và đủ màu sắc. Mẹ mua nhanh để ra về. Ra ngoài cổng...
Đọc tiếp

gửi e aya aya anh làm hộ e r đấy 

Hôm nay, bà nội tôi lên chơi. Mẹ tôi nghỉ việc, ở nhà làm cơm đón bà.

Mới sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị làn, túi để đi chợ. Mẹ rủ tôi cùng đi với mẹ. Tôi "dạ" liền và hí hửng đi theo.
Ra tới chợ, tôi lẽo đẽo bám theo mẹ. Chợ mới sáng sớm mà sao đông người thế. Trong chợ đủ loại tạp hóa và đủ màu sắc. Mẹ mua nhanh để ra về. Ra ngoài cổng chợ, mẹ thở phào nhẹ nhõm rồi lẩm bẩm:

- Chẳng biết có thiếu gì không nhỉ? Ừ, mà xem. Mẹ cầm giấy ghi thực đơn rồi quay sang nhìn tôi nói: Con gái đứng đây trông nhé, mẹ quay lại mua mấy bó hành.

Mẹ lách dòng người chen vào. Lát sau, mẹ quay ra với nụ cười tươi rói trên môi. Hai mẹ con tôi vội vã về.
Tôi và mẹ bước vào cổng, con Mích từ trong nhà chạy ra vẫy đuôi rối rít. Bố tôi lúi húi lau xe. Chắc là bố chuẩn bị đón bà. Tôi thầm nghĩ.

Hai mẹ con bắt tay ngay vào công việc. Đầu tiên, tôi giúp mẹ nhặt rau, vo gạo. Ngày thường tôi làm nhàn vậy mà hôm nay lại quýnh lên, chẳng biết có phải vì hồi hộp không. Mẹ thì luôn mồm nhắc tôi, tay vẫn không ngừng hoạt động. Mùi thơm bay ngào ngạt. Tôi hít lấy hít để. Sao hôm nay mẹ tôi nấu cơm lắm món ngon đến thế!

Khi mẹ cất tiếng nói mãn nguyện nhìn mâm cơm cũng là lúc con Mích mừng rỡ chạy ra cửa. Tôi sung sướng cùng hai em ùa ra chào bà:

- Bà, hoan hô bà đã lên!

Bà ôm tôi vào lòng, cốc nhẹ lên trán:

- Bố cô, sao lớn nhanh thế!

Mẹ tôi vội vã chào bà rồi chuẩn bị nước cho bà tắm. Bà tắm xong vào nhà. Cả gia đình tôi quây quần bên mâm cơm bốc khói nghi ngút. Bé Việt và Thúy lau nhau nhắc ghế cho bà và bố mẹ, chỉ mỗi tôi là chúng nó không nhắc. Tôi nguýt dài một cái. Việt len lén nhìn tôi cười khì.

Mâm cơm mẹ tôi làm thật thịnh soạn. Giữa mâm mẹ không quên để một bát cà muối. Đó là món bà tôi thích lắm. Bố cầm đũa lên so. Vừa chia đũa, bố vừa nói:

- Con mừng là mẹ đã lên thăm chúng con. Các cháu vui lắm đấy mẹ ạ. Chúng con cũng vui, lâu quá mới được gặp mẹ mà.

Bà cười, đôi mắt bà sáng lấp lánh. Dường như bà đang vui lắm thì phải. Bà ngắm khắp lượt mọi người, nhìn bằng ánh mắt âu yếm. Tôi gắp cho bà một quả cà thật to. Thúy trêu tôi: "Mời gì không mời đi mời cà". Tôi chông chế: "Tại bà thích cà". Bà cười móm mém xoa đầu tôi. Mẹ nhìn bà cười và nói:

- Mẹ nếm thử các món con nấu xem nào. Món nào mẹ cùng phải nếm đấy nhé.

Bà gật đầu:

- Ừ! Ừ! Từ từ chứ, nhiều món thế này cơ mà. Mẹ ăn sao hết!

Căn nhà tôi bỗng trở nên ấm cúng lạ thường. Trong tiếng cười tôi nhận thấy niềm vui lấp lánh trong ánh mắt mọi người. Hết thảy ai cũng gắp thức ăn chúc bà. Bà cứ cười nói:

- Từ từ thôi chứ, để mẹ còn ăn hết đã, gắp thức ăn cho mẹ nhiều thế!

Bố hỏi bà:

- Mẹ ơi, năm nay mùa tốt chứ ạ?

- Còn phải nói. Tốt nhất vùng đấy con ạ! - Bà nói rồi quay sang ba chúng tôi: - "Mấy cây ổi chín lắm chờ mãi chẳng ai về. Nhớ mọi năm ba đứa bé tí, thế mà bây giờ đã lớn vổng lên rồi. Mẹ nó mát tay đấy".

Mẹ nhìn chúng tôi vui lắm. Bà và bố mẹ nói rất nhiều chuyện. Chúng tôi chăm chú ngồi nghe. Mà cũng chỉ biêt nghe thôi chứ chẳng lẽ cắm cúi ăn. Thỉnh thoảng, bà hỏi chúng tôi về chuyện học hành, chuyện trường lớp. Bé Việt bi bô nói bằng cái giọng ngọng nghịu. Cả nhà ồ lên. Tôi cảm thấy lòng ấm áp lạ kỳ.

Những bữa cơm như vậy có lẽ chẳng bao giờ tôi quên. Trong tôi lúc nào cũng ngân lên tiếng cười của bà, bố mẹ và Thúy, Việt, ấm áp đến lạ kì.

0
Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 3Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoặch cũng kém, còn bố con…..đi khám bệnh…..cũng tốn bao nhiêu tiền…….Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé.”Anh quản giáo lau...
Đọc tiếp

Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 3

Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoặch cũng kém, còn bố con…..đi khám bệnh…..cũng tốn bao nhiêu tiền…….Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé.”

Anh quản giáo lau nước mắt, lặng lẽ rời đi. Lưu Cương cúi đầu hỏi: “Thế bố con đỡ hơn chưa mẹ?”

Lưu Cương đợi mãi không thấy mẹ trả lời, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mẹ đang lau nước mắt, mẹ nói: “Cát bụi hết cả vào mắt i, con hỏi bố con à? Bố con sắp khỏi rồi…..Bố con bảo với mẹ là nói với con là đừng lo gì cho ông ấy, cố gắng mà cải tạo con ạ.”

Thời gian thăm phạm nhân đã hết. Quản giáo đi đến, trong tay cầm một ít tiền, nói: “Bác à, đây là chút tấm lòng của quản giáo chúng con, bác không thể đi chân trần về được bác à, nếu không, Lưu Cương sẽ đau lòng lắm ạ!”

Mẹ Tiểu Cương xua tay, nói: “Sao thế được, con bác vẫn còn ở đây, các cháu cũng đủ vất vả lắm rồi, bác còn cầm tiền của các cháu thì tổn thọ cho bác lắm!”

Anh quản giáo run run giọng nói: “Phận làm con đã không những không cho bố mẹ được hưởng phúc, lại bắt bố mẹ già cả phải lo lắng suy nghĩ, để bác đi chân đất mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác đi chân trần về, thì thử hỏi người con này có còn là người nữa không bác?”

Lưu Cương không thể nói lại được gì, hét như xé giọng: “Mẹ!” Sau đó không nói thêm gì nữa, bên ngoài cửa sổ là tiếng khóc thút thít, anh quản giáo phải lùa đám phạm nhân đang lao động cải tạo ra chỗ khác.

 

 

1
22 tháng 7 2018

hay đó

  Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 2Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: “Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con,...
Đọc tiếp

  Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 2

Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: “Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con, đường lại xa xôi….” Đúng lúc ấy, có anh quản giáo bưng đến cho mẹ Lưu Cương một bát mỳ trứng còn nóng hổi, nhiệt tình nói: “Bác ăn đi cho nóng rồi lại nói chuyện tiếp ạ.” Mẹ Lưu Cương vội đứng dậy, xoa xoa tay lên người, nói: “Thế này sao được”. Quản giáo đặt bát canh vào tay mẹ Lưu Cương, cười, nói: “Mẹ cháu cũng tầm tuổi bác, mẹ ăn một bát mỳ trứng của con trai không được sao?” Mẹ Lưu Cương không nói gì nữa, cúi đầu ăn “sụp soạp”. Bà ăn một cách ngon lành như mấy ngày chưa được miếng cơm nào vào bụng.

Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn xuống đôi chân sưng đỏ, nứt bao vết máu của mẹ, xót xa hỏi: “Mẹ, chân mẹ sao thế? Giầy của mẹ đâu rồi ạ?” Chưa kịp đợi mẹ trả lời, quản giáo liền tiếp lời: “Vì bác đi bộ nên mới thế, giầy của bác đã bị rách từ trước rồi.”Đi bộ sao? Từ nhà đến đây phải mất ba bốn trăm dặm, hơn nữa đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ cúi người xuống, khẽ xoa lên đôi chân của mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không bắt xe tới? Sao mẹ không mua giầy mới?”

2
22 tháng 7 2018

Truyện hay quá .Bạn nhanh ra các chap mới nhé !

22 tháng 7 2018

tôi đã theo dõi từ p1

26 tháng 9 2018

một hôm Hai xin mẹ cho đi bơi ở hồ, nhưng mẹ không cho . buổi trưa khi mẹ ngủ , hải lén bỏ đi bơi. ra đến nơi thì gặp cậu bạn cùng xóm tên là huy . lúc đầu Hai chỉ dám bơi gần bờ .  sau đó máu iếng bùng nổi lên . Hai bơi ra cậu bạn ngăn không được ,  không ngờ Hai  bị chuột rút . lúc đó có anh thanh niên đi qua cậu bạn la lên nên anh thanh niên cứu được

đặt tên

bài học của hai

26 tháng 9 2018

cậu thiếu phần hãy hoàn thành đoạn văn trên thành một bài văn hoàn chỉnh