Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, mọi lĩnh vực đều bị tác động nặng nề bởi đại dịch, nhưng ngành Nông nghiệp vẫn giữ được vai trò là “trụ đỡ” quan trọng cho nền kinh tế, với việc an ninh lương thực bảo đảm, tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 2,74% và đóng góp 23,54% vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế.
Số liệu năm 2021:
+ Sản lượng lúa đạt khoảng 43,52 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 5,67 triệu tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,6 triệu tấn, tăng 2,4%.
+ Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020.
=> Trong mọi biến cố của nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò “trụ đỡ”, bởi nhu cầu ăn uống, tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp thì bối cảnh nào cũng cần. Sự thay đổi của ngành ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống về mọi mặt của hàng chục triệu nông dân và bộ mặt nông thôn.
Vị trí Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Nguồn: Google Maps)
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (CNC Hòa Lạc) được thành lập theo Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1998. Với quy hoạch tổng thể trên tổng diện tích 1.586 ha được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 23/5/2008 và được điều chỉnh quy hoạch vào năm 2016 theo Quyết định số Số: 899/QĐ-TTg.
Khu CNC Hòa Lạc đang được xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, Việt Nam, theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích và những khu chức năng chính bao gồm: khu Phần mềm, khu Nghiên cứu và triển khai, khu Giáo dục và đào tạo, khu Công nghiệp công nghệ cao, khu Trung tâm, khu Dịch vụ,…Sau nhiều năm xây dựng, hiện nay khu CNC Hòa Lạc đã có hình hài khá hoàn thiện. Tính đến hết năm 2019, nơi đây đã thu hút được 91 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là khoảng 86.367 tỷ đồng. Trong đó có 46 dự án đang hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, sản xuất và gia công phần mềm, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa; dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Định hướng phát triển của Khu CNC Hòa Lạc trong thời gian tới là phát triển theo mô hình mở, là đầu mối quan trọng của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, có hạ tầng hiện đại và thông minh, là nơi thúc đẩy phát triển chuỗi hoạt động tri thức và công nghệ giữa trường đại học, tổ chức nghiên cứu và triển khai, doanh nghiệp và thị trường. Đến năm 2030, cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng và đi vào hoạt động hoàn chỉnh, vận hành theo mô hình đô thị thông minh, góp phần xây dựng thành phố đổi mới sáng tạo Hòa Lạc, là phần lõi của đô thị vệ tinh Hòa Lạc.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…
Lời giải chi tiết:
Vai trò của kênh đào đối với sự phát triển của giao thông đường biển trên thế giới:
- Các kênh đào là đường huyết mạch lưu thông hàng hóa từ châu lục này sang châu lục khác, là con đường duy nhất kết nối trực tiếp vùng biển. Góp phần thúc đẩy giao thông đường biển phát triển mạnh hơn nữa.
- Giúp tiết kiệm được năng lượng, rút ngắn khoảng cách và thời gian vận chuyển, bảo đảm được an toàn hàng hải.
- Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh đào. Đồng thời, làm tăng mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước, giữa các châu lục,…
Vai trò của kênh đào đối với sự phát triển của giao thông đường biển trên thế giới:
- Các kênh đào là đường huyết mạch lưu thông hàng hóa từ châu lục này sang châu lục khác, là con đường duy nhất kết nối trực tiếp vùng biển. Góp phần thúc đẩy giao thông đường biển phát triển mạnh hơn nữa.
- Giúp tiết kiệm được năng lượng, rút ngắn khoảng cách và thời gian vận chuyển, bảo đảm được an toàn hàng hải.
- Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh đào. Đồng thời, làm tăng mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước, giữa các châu lục,…
- Điểm công nghiệp: sản xuất vật liệu xây dựng ở Đồng Hới (Quảng Bình); chế biến nông sản ở Bảo Lộc (Lâm Đồng); khai thác, chế biến lâm sản ở Pleiku (Gia Lai),...
- Khu công nghiệp: khu chế xuất (KCX) Tân Thuận. KCX Linh Trung, KCX Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh), khu công nghiệp (KCN) Nội Bài, KCN Thăng
Long (Hà Nội), KCN Biên Hòa 1, 2, KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, KCN Sông Mây(Đồng Nai), KCN Sóng Thần 1, 2 (Bình Dương),...
- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Năng, Nha Trang. Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ,...
- Vùng công nghiệp: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được chia thành sáu vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An. Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
- Điểm công nghiệp: sản xuất vật liệu xây dựng ở Đồng Hới (Quảng Bình); chế biến nông sản ở Bảo Lộc (Lâm Đồng); khai thác, chế biến lâm sản ở Pleiku (Gia Lai),...
- Khu công nghiệp: khu chế xuất (KCX) Tân Thuận. KCX Linh Trung, KCX Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh), khu công nghiệp (KCN) Nội Bài, KCN Thăng
Long (Hà Nội), KCN Biên Hòa 1, 2, KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, KCN Sông Mây(Đồng Nai), KCN Sóng Thần 1, 2 (Bình Dương),...
- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Năng, Nha Trang. Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ,...
- Vùng công nghiệp: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được chia thành sáu vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An. Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
Chúng tôi đang tiến hành biên soạn, sẽ ra mắt các bạn trong thời gian sớm nhất
- Tình hình phát triển công nghiệp may ở Việt Nam:
+ Những năm gần đây, ngành này liên tục có bước phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.
+ Trong 06 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù, tăng trưởng cao, nhưng trước những diễn biến của thương mại toàn cầu đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi ngành cần có giải pháp ứng phó,…
+ Công nghiệp may Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường như Châu Âu, Canađa, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong đó Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất từ 34 - 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.
- Phân bố không đồng đều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 31/12/2010, ngành công nghiệp may có 3.710 doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền.
+ Tại miền Bắc, nơi tập trung tới 30% doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp lại chủ yếu đóng tại thủ đô Hà Nội.
+ Khu vực miền Nam chiếm tới 62% lượng doanh nghiệp toàn ngành, cũng chủ yếu tập trung tại TP. Hồ Chí Minh.
+ Còn khu vực miền Trung chỉ chiếm 8% lượng doanh nghiệp toàn ngành.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.
Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam: Nguồn vốn ít, số lượng nguyên vật liệu sử dụng ít hơn các ngành công nghiệp nặng, quy trình kỹ thuật đơn giản, thời gian sản xuất ngắn, nhanh chóng hoàn vốn và có lợi nhuận.
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, mức lương cơ bản thấp và thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.
Trong quá trình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có tác động mạnh đến môi trường. Nước thải từ hóa chất dệt nhuộm, giặt khô gây ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa không được xử lí gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
Em hãy sưu tầm thông tin về một nguồn lực phát triển kinh tế ở tỉnh hoặc thành phố nơi em sinh sống.
Ví dụ: Nguồn lực tự nhiên phát triển kinh tế ở TP. Hà Nội
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng => thuận lợi cho quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa đông lạnh => đa dạng cơ cấu cây trồng.
- Nước mặt: nhiều hồ, đầm tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái => phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi trồng thủy sản.
- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế.
Lí do cây lúa nước phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam:
- Đặc điểm sinh thái cây lúa nước:
+ Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước.
+ Đất phù sa và cần nhiều phân bón.
- Điều kiện tự nhiên Việt Nam:
+ 2 đồng bằng lớn ĐBSH và ĐBSCL với đất phù sa màu mỡ.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn (trung bình 1500 - 2000 mm/ năm), nhiệt độ cao (nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều > 20oC.
Phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam:
- Ngày 29/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ (NNHC) để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ. Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020-2030 được phê duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án được xây dựng trên cơ sở từ chính thực tiễn, phương thức và định hướng chung của Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Thời gian qua, đã có nhiều mô hình canh tác tiên tiến được thực hiện, ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ, quy trình nuôi trồng quy chuẩn, thân thiện với môi trường và cho năng suất, chất lượng môi trường cao. Chẳng hạn như: Mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Lâm Đồng thu hút nhiều hộ nông dân tham gia sản xuất và ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất hoa; Hay tại tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng mô hình trồng nấm sạch với hơn 100 trang trại tham gia, sản lượng đạt 500 tạ/năm, mô hình 130 ha rau an toàn cho sản lượng 25.000 tấn/năm.