Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy:
- Chuyển biến về kinh tế:
+ Con người phát hiện ra kim loại và sử dụng kim loại để chế tác công cụ lao động.
+ Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại một cách phổ biến đã khiến cho: năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với thời đại đồ đá; con người đã sản xuất ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên; mặt khác, nhờ sử dụng công cụ kim khí, nhất là công cụ sắt, con người đã có thể khai phá những vùng đất đai mà trước khi chưa khai phá nổi…
- Chuyển biến về xã hội:
+ Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.
+ Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.
+ Mặt khác, sự xuất hiện và sử dụng phổ biến của công cụ kim loại còn dẫn đến sự thay đổi hẳn địa vị xã hội của người đàn ông, vì: nền nông nghiệp (dùng cày, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công…) phát triển => đòi hỏi sức lực và kinh nghiệm sản xuất của người đàn ông; năng suất lao động của người đàn ông cao hơn so với phụ nữ => sản phẩm do người đàn ông làm ra đã đủ nuôi sống cả gia đình. => Địa vị của người đàn ông trong gia đình dần được xác lập => các gia đình phụ hệ đã xuất hiện, thay thế cho gia đình mẫu hệ. Trong các gia đình phụ hệ, người đàn ông trở thành trụ cột, nắm toàn quyền quyết định các công việc – chính điều này đã nhen nhóm sự bất bình đẳng ngay từ trong mỗi gia đình - “tế bào” của xã hội.
* Lý giải chuyển biến nào là quan trọng nhất:
- Những chuyển biến kinh tế, đặc biệt là việc: con người nhờ sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã tạo ra được một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên - chính là chuyển biến quan trọng nhất. Vì đây là tiền đề đưa tới những chuyển biến về mặt xã hội trong đời sống của con người ở thời kì nguyên thủy.
Tham khảo:
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.
+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.
+ Các công trình thủy lợi được xây dựng.
⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.
- Thủ công nghiệp, thương mại:
+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển.
+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.
+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…
+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.
* Về văn hóa, xã hội:
- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Câu 12: Nhờ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng kim loại, cuối thời nguyên thủy xã hội xuất hiện các giai cấp là:
A. Tư sản và vô sản. C. Thống trị và bị trị.
B. Người giàu và người nghèo. D. Địa chủ và nông dân.
Câu 13: Nhà nước Ai Cập cổ địa được hình thành trên lưu vực sông:
A. Nin. C. Ti-grơ.
B. Trường Giang. D. Ơ- phrát.
Câu 14: Ở Ai Cập, người đứng đầu nhà nước được gọi :
A. Thiên hoàng. C. Thiên tử.
B. En-xi. D. Pha-ra-ông.
Câu 15: Tại sao người Ai Cập giỏi về hình học?
A. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân.
B. Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình kim tư tháp.
C. Phải xây dựng các công trình nhà thờ.
D. Phải xây dựng các công trình thủy lợi.
Câu 16: Người đứng đầu nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được gọi là:
A. Pha-ra-ông. C. Thiên tử.
B. En-xi. D. Thiên hoàng.
Câu 17: Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được hình thành trên lưu vực sông:
A. Nin. C. Ti-grơ và Ơ-phrát.
B. Trường Giang và Hoàng Hà . D. Hằng và Ấn.
Câu 18: Cư dân Lưỡng Hà cổ đại viết chữ trên:
A. Giấy Pa-pi-rút. C. Thẻ tre.
B. Mai rùa. D. Đất sét.
Câu 19: Công trình nào của cư dân Lưỡng Hà cổ đại được công nhận là kỳ quan thế giới cổ đại?
A. Tượng Nhân sư C. Cổng I-sơ-ta
B. Vườn treo Ba-bi-lon D. Khu lăng mộ Gi-za.
Câu 20: Sắp xếp các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại theo chiều từ trên xuống dưới:
A. Su-đra, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Bra-man.
B. Bra-man, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Su-đra.
C. Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra.
D. Su-đra, Vai-si-a, Ksa-tri-a, Bra-man.
Câu 21: Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ là:
A. Sự phân biệt về giàu - nghèo.
B. Sự phân biệt về tôn giáo.
C. Sự phân biệt về trình độ học vấn.
D. Sự phân biệt chủng tộc.
Câu 22: Cư dân ở quốc gia cổ đại nào dưới đây đã sáng tạo ra chữ số 0?
A. Ai Cập. C. Lưỡng Hà.
B. Hi Lạp. D. Ấn Độ.
Câu 23: Ấn Độ là quê hương của tôn giáo những nào dưới đây?
A. Hin-đu giáo và Phật giáo.
B. Nho giáo và Phật giáo.
C. Hin-đu giáo và Thiên chúa giáo.
D. Nho giáo và Đạo giáo.
Những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thời nguyên thủy:
– Về kinh tế: Biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau, số lượng lớn hơn và phong phú hơn về chủng loại
– Về xã hội: Con người dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những con sông lớn và dần ổn định.
- Những chuyển biến về kinh tế, xã hội và cuối thời kì nguyên thủy là:
+ Kinh tế: người nguyên thuỷ không chỉ làm đủ ăn mà còn tạo ra một lượng sản phẩm dư thừa.
+ Xã hội: Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo và giai cấp, là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
- Phát minh quan trọng của người nguyên thuỷ tạo nên sự chuyển biến là công cụ lao động bằng kim loại. Nhờ việc phát minh ra công cụ lao động bằng kim loại đã dẫn đến những chuyển biến trong xã hội của người nguyên thủy về kinh tế và xã hội.