Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 5:
a. Khởi nghĩa tiêu biểu nhất:
Khởi nghĩa Hương Khê.
b. Giải thích:
- Về thời gian tồn tại : Khởi nghĩa Hương Khê có thời gian tồn tại lâu dài nhất trong phong trào Cần Vương (1885-1896).
-Về ý thức trung quân của Phan Đình Phùng và những người lãnh đạo. Phan Đình Phùng từng làm quan Ngự sử trong triều đình Huế. Với tình cương trực, thẳng thắn, ông đã phản đối việc phế lập của phe chủ chiến nên ông đã bị cách chức, đuổi về quê. Tuy vậy, năm 1885, ông vẫn hưởng ứng và trở thành lãnh tụ uy tín nhất trong phong trào Cần Vương.
- Về quy mô: Khởi nghĩa Hương Khê có quy mô rộng lớn. Nghĩa quân hoạt động trên địa bàn rộng bao gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Về tổ chức: Khởi nghĩa Hương Khê được chuẩn bị và tổ chức tương đối chặt chẽ, lực lượng nghĩa quân chia thành 15 quân thứ. Mỗi quân thứ có từ 100-500 người. Nghĩa quân còn tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.
- Về kết quả: Khởi nghĩa Hương Khê đã lập được nhiều chiến công, gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn và tổn thất.
Có mỗi câu 5 có trong đề cương của mình thôi bạn thông cảm nha
tham khảo nha
Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất. Gia đình ly tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng suốt không chỉ đời những người sống trong thời kỳ đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 45 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết... Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước VN tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.
TK:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến. Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.
- Sau sự kiện Bô-xtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập (9 - 1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.
- Tháng 4-1775 chiến tranh bùng nổ
- Tháng 5 - 1775 Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập:
+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa
+ Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội
+ Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4 - 7 - 1776), tuyên bố 13 thuộc địa thoát ly khỏi chính quốc, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.
- Ngày 17 - 10 - 1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.
- Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.
Nhận xét:
- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.
- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc
- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...
- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”
- Kết quả: Đều thất bại
- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.
Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. Chiều 31 - 8 - 1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẳng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
Rạng sáng 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả. Quân Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
Nguyên nhân dẫn đến Việt Nam thất bại trong việc chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 là do
Triều đình nhà Huế không có đường lối kháng chiến đúng đắn Tư tưởng lại thiên về chủ Hòa không đoàn kết với nhân dân quần chúng nhân dân kháng chiến anh dũng nhưng được các cuộc kháng chiến diễn ra để trẻ tự phát chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiến hành lãnh đạo
Tương quan lực lượng chênh lệch đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí quân Pháp Tinh tinh nhuệ được trang bị vũ khí hiện đại hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội i i
Ngoài tinh thần bất khuất chống giặc của quân và dân ta thì địa hình cũng là 1 lợi thế cực kì quan trọng. Đất nước chúng ta có địa hình đặc biệt, nhiều núi cao, rừng rậm, sông ngòi chằn chịt,... vì thế vừa tạo thuận lợi cho chúng ta vừa tấn công vừa phòng thủ. Lúc trước nếu ta bị thất thế thường chạy vào rừng, vào thời chống Mỹ và Pháp, rừng là nơi ta ẩn nấp, đề ra kế hoạch tác chiến. Địa hình còn giúp ta tấn công Vd điển hình là các chiến tích trên sông Bạch Đằng và các chiến tích của quân Tây Sơn.
Cô tổng hợp lại 1 chút về vai trò của địa thế địa hình trong các cuộc kháng chiến, các em có thể bổ sung, góp ý nhé:
* Đồi núi:
- Nơi dễ dàng phòng thủ, dễ dàng phản công.
- Nơi có thể ở, trú ngụ: hang núi, hang đá.
- Nơi tiếp tế, cất giấu, vận chuyển lương thực.
- Là nơi mà giao thông chiến của ta phát triển mạnh, hành quân qua rừng, che giấu quân đội, khí tài.
* Sông ngòi:
- Ngăn cản thế mạnh của nhiều lực lượng địch: kỵ binh (chống Tống, Nguyên Mông...) nước ta nhiều sông ngòi, nên đồng bằng bị chia cắt nhiều, kỵ binh mất thời gian vượt sông.
- Thuận lợi cho ta di chuyển, vận lương.