K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2018

Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi rất xúc động.

Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế, thì tôi vừa ở Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là chú bé nhỏ loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ calô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo, nom hệt như một chú chim chích trên đường những buổi sớm mai.

Tôi hỏi:

- Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?

Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồng như trái bồ quân, nói:

- Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều!

Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên tôi không còn dịp nào trở về Huế nữa.

Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ, người ấy nói:

- Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?

- Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào? Tôi hấp tấp hỏi đôi mắt như nhòa đi.

Người quen ấy kể:

- Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:

- Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.

Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.

- Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.

Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cho cháu ngủ.

Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xao xuyến mãi. Cháu còn bé bỏng quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu. Trước mắt tôi bỗng xuất hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội cái mũ ca lô lệch, vừa huýt sáo vừa nhảy tâng tâng như con chim chích của vườn ruộng Việt Nam.

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.
 

29 tháng 3 2019

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng…

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ. Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp.Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày cà

2 tháng 12 2024

ghi là tôiko biết

 

14 tháng 11 2016

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam.

 

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

 

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.

Bạn tham khảo nha! Chúc bn hc tốt

14 tháng 11 2016

 

Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.

Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc – Nam.

 

Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:

– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.

Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:

 

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.

Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.


 

25 tháng 5 2018

Sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Nguyên Tịnh trong sách giáo khoa ngữ văn lớp tám, tập một thì hẳn trong chúng ta, ai cũng sẽ nhớ lại những kỉ niệm đẹp đẽ khi bắt đầu bước chân vào lớp Một, đó là một cảm giác vừa bồi hồi, mong chờ nhưng lại có chút lo lắng, sợ hãi. Chính hình ảnh của nhân vật “tôi” trong văn bản khiến cho chúng ta nhớ về chính mình, theo bước chân “tôi” vào trường học, chúng ta cũng nhớ lại những bước chân rụt rè của mình khi theo sau lưng mẹ, đến một môi trường mới, hoàn toàn xa lạ. Sau khi học xong văn bản này, đã có rất nhiều bạn nói rằng, dù đã trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi, nhưng ngày khai trường vào lớp Một lại là ngày khai trường ấn tượng nhất trong tâm hồn cũng như trong kí ức của những người học sinh.

Sự phát triển của một con người là một quá trình dài, từ lúc thai nghén trong bụng mẹ, đến thuở ấu thơ hồn nhiên, ngây thơ. Và khi đã trải qua thời hồn nhiên ấy chúng ta ai cũng phải trải qua những trải nghiệm đầu đời hoàn toàn mới. Đó là khi chúng ta đặt chân tới trường học, với những đứa trẻ mà nói thì đó chính là một môi trường hoàn toàn mới lạ, chúng chưa hề biết đến, mà có biết thì cũng qua những lời kể của người lớn, của những anh chị đi trước, đây là một môi trường học tập, giáo dục mà ai cũng sẽ đến, cũng trải qua. Đây là thời điểm khá quan trọng đối với mỗi bạn nhỏ, bởi đây là bước ngoặt đầu tiên trên hành trình của cuộc đời, khi đó ngoài vòng tay bảo vệ, yêu thương của cha mẹ, gia đình thì các em sẽ bước vào một “gia đình” mới lớn hơn, ở đây các em vừa được yêu thương, chăm sóc, vừa lĩnh hội, tiếp thu được những tri thức vô cùng hữu ích. Cũng có lẽ đó mà rất nhiều người dù trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi nhưng đối với những người học sinh nói riêng, những người từng trải qua quãng thời học sinh nói chung đều có ấn tượng sâu sắc nhất về ngày tựu trường đầu tiên của mình, đó là khi bước chân vào cánh cửa của lớp Một. Và mỗi khi nhớ lại thì những cảm xúc bồi hồi lo lắng vẫn y chang như ngày đầu tiên đi học. Và tôi cũng vậy, dù trải qua nhiều ngày khai trường nhưng những ấn tượng sâu sắc của ngày khai trường đầu tiên vẫn đọng lại trong tôi những cảm xúc da diết nhất Ngày khai trường đầu tiên của tôi cách đây nhiều năm nhưng mỗi khi nhìn những em học sinh lần đầu đến lớp, mà đặc biệt là sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh thì tôi như sống dậy với những năm tháng đầy hồn nhiên, ngây thơ ấy. Đó là khi tôi sáu tuổi, và như bao bạn bè cùng trang lứa khác, tôi sẽ bước vào lớp Một. Lúc bấy giờ, trong suy nghĩ đầy non nớt của mình thì trường học là nơi vô cùng thú vị, bởi ở đó tôi có những người bạn mới, sẽ có nhiều niềm vui, nhiều bất ngờ. Bởi chị và mẹ của tôi thường nói về trường học như vậy nên tôi vô cùng hào hứng cho ngày khai trường đầu tiên này.

Lúc bấy giờ tôi vẫn chưa hiểu ngày khai trường là gì, lúc đó tôi có tò mò và hỏi mẹ thì được mẹ đáp lại rằng: “ Con muốn đi học, muốn được đến trường thì phải trải qua lễ khai trường, sau lễ khai trường con sẽ chính thức là cô học sinh nhỏ rồi”. Để chuẩn bị cho ngày khai trường, mẹ đã mua cho tôi một bộ váy áo rất xinh đẹp, đó là một chiếc áo trắng cột tay, một chiếc khăn quàng đỏ và một chiếc váy. Hôm khai trường tôi đã dậy từ rất sớm, vì tôi rất hồi hộp và mong chờ. Sau khi ăn xong bữa sáng, mẹ tôi đã vô cùng tỉ mỉ tết lại hai bím tóc, mặc quần áo và đặc biệt mẹ thắt cho tôi chiếc khăn quàng vào cổ rất đẹp.

Tôi vui mừng và phấn khởi lắm, lúc bấy giờ tôi chỉ mong mẹ đưa mình thật nhanh đến trường, tuy nhiên lúc đến trường thì em lại có những cảm xúc hoàn toàn khác hẳn. Vẫn là những mong chờ, hồi hộp, nhưng cùng với đó tôi lại thoáng những cảm giác lo lắng, sợ hãi. VÌ trước mặt em xuất hiện rất nhiều người, nhiều bạn nhỏ giống tôi, theo bố mẹ đến trường, nhưng cũng rất nhiều anh chị lớn hơn, khung cảnh vô cùng nhộn nhịp, huyên náo. Tôi sợ hãi nép sát vào lòng mẹ, bàn tay nắm chặt tay mẹ không dám buông vì em sợ chỉ buông ra một chút thôi thì sẽ lạc mất mẹ.

Bước vào cổng trường, không gian trường học hiện ra trước mặt tôi vô cùng lạ lẫm, mà trước đó tôi chưa từng được nhìn thấy, đó là những dãy nhà lớn, trên dãy nhà có treo ảnh Bác Hồ thật lớn, trong hình, Bác thắt lại khăn quàng cho một bạn học sinh. Dưới sân trường thì có rất nhiều người ai nấy đều ăn mặt chỉnh tề khiến em rất căng thẳng. Đến trường chưa được bao lâu thì một giọng nói phát ra từ chiếc loa gần đó, yêu cầu các bậc phụ huynh dẫn các em nhỏ vào tập trung trước sân trường. Mẹ tôi đã dẫn đến vị trí dành cho học sinh lớp một dịu dàng xoa đầu tôi và nói tôi đi vào. Lúc ấy tôi đã sợ hãi đến gần bật khóc, vì tự nhiên phải xa mẹ, ở kia toàn là những người hoàn toàn xa lạ tôi không hề quen biết. Nhưng trước sự an ủi của mẹ tôi đã ngoan ngoãn đứng vào hàng.
Sau khi tập trung thì nhà trường bắt đầu làm lễ khai giảng, sau nhiều tiết mục văn nghệ thì thầy cô đã phân lớp và dẫn học sinh lớp một chúng tôi vào nhận lớp. Mọi việc không quá khó như tôi nghĩ vì cô giáo rất thân thiện, lúc nào cũng mỉm cười với chúng tôi và tôi cũng biết mẹ vẫn ở kia đợi mình nên vô cùng yên tâm đi nhận lớp, làm quen với bạn bè mới. Đó là lần khai giảng đầu tiên và cũng là lần khai giảng đọng lại nhiều kí ức nhất của tôi.

15 tháng 2 2020

"Bài học đường đời đầu tiên" em đang học bài thì cơn buồn ngủ ập đến, ko cưỡng lại được em ngủ đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ em đang đứng ở giữa bãi cỏ xanh um, bầu trời trong xanh, thời tiết mát mẻ. Em đang ngạc nhiên trước cảnh vật thì bỗng nghe tiếng khóc thất thanh. Em tự hỏi: "là ai thế nhỉ?".Hình như là ở phía sau đám cỏ, em rẽ lối đi vào thì thấy có 1 chú dế đang quỳ gối trước 1 nấm mộ nho nhỏ. Em lại hỏi han thì nghe chú lời:

-tôi là dế mèn. Em là ai? sao em vào được đây?

Chào anh, em là .......Em ko biết làm thế nào em vào được đây, chỉ biết là em đang học thì buồn ngủ nên ngủ thiếp đi,thì vào được đây.

-Thế à! Mời em vào nhà anh chơi, Chúng ta nói chuyện.

miêu tả ngoại hình dế mèn.

Rồi em và dế mèn vào nhà, em bây giờ mới biết chú dế này là dế mèn trong câu chuyện B H Đ Đ Đ T.Dế mèn mời em ngồi và bắt đầu kể lại cuộc đời của mik.Em nghe xong cũng khuyên dế mèn ko nên buồn rầu quá và bắt đầu đi phiêu lưu đây đó để mở rộng hiểu biết.

Bỗng nghe tiếng gọi, em tỉnh giấc, thì ra là mơ. Em sẽ nhớ mãi cuộc gặp gỡ ấy và kể cho các bạn trong lớp nghe

7 tháng 1 2022

Giữa trưa mùa hè oi bức quá ! Mẹ tre bị nắng chiếu rực cũng nhặn nhọc lắm .  Lá mẹ tre thì đỏ hoe lên từng mắt vì nắng , huống hồ chị ấy còn là thuộc giống loài măng . Bác gió thì đi chơi từ sáng. Chỉ mong lấy đi hương núi rừng bởi vì trời nó nóng và oi bức quá nên gió cũng phải trọ tiền nương . Trời nóng không có làn gió mát nên chị măng không thể nào ngủ được . Dù mẹ tre tha thiết cầu gió bèn dỗ dành bài ca dao . Măng non bèn cởi bỏ áo cho đỡ nắng . Phơi cái lừng giữa trưa hè , nép thân mình bên lưng mệ . Mơ ước một ngày được thành tre !