Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* So sánh GDP và GNI:
GDP (tổng sản phẩm trong nước) | GNI (tổng thu nhập quốc gia) | |
Ý nghĩa | Tổng của tổng sản phẩm vật chất và dịch vụ, được sản xuất cuối cùng được sản xuất ra bên ngoài lãnh thổ một nước, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). | Tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). |
Biện pháp | Tổng sản lượng sản xuất | Tổng thu nhập nhận được |
Đại diện | Sức mạnh của nền kinh tế nước này | Sức mạnh kinh tế của công dân nước này |
Tập trung vào | Sản xuất trong nước | Thu nhập do công dân tạo ra |
* So sánh GDP và GNI bình quân đầu người:
GDP bình quân đầu người | GNI bình quân đầu người | |
Cách tính | GDP chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm. | GNI chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm. |
+ GDP bình quân đầu người:
Cách tính: GDP chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.
+ GNI bình quân đầu người:
Cách tính: GNI chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.
* Sự khác nhau giữa GDP và GNI
Đặc điểm | GDP | GNI |
Khái niệm | Là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). | Là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do tất cả công dân của một quốc gia tạo ra trong một năm. |
Đối tượng đóng góp | Các thành phần kinh tế đóng góp vào GDP gồm cả thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó. | Công dân của một quốc gia có thể tạo ra các giá trị ở cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia đó. |
Đo lường | GDP được tạo ra bởi các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ quốc gia ở một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). | Chỉ số GNI đo lường tổng giá trị mà công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong thời gian (thường là 1 năm). |
Ý nghĩa | Chỉ số GDP được dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia. | GNI dùng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực.
|
* Các trường hợp xảy ra
- GDP lớn hơn GNI: Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam rất lớn, tạo ra giá trị lớn hơn người Việt Nam tạo ra.
- GDP nhỏ hơn GNI: Đầu tư của nước ngoài nhỏ, người Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều và tạo ra giá trị lớn.
* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than
- Vai trò:
+ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.
+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Xuất hiện từ rất sớm.
+ Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường.
* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác dầu khí
- Vai trò:
+ Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho sản xuất và đời sống.
+ Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.
+ Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.
+ Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dụng.
+ Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường.
* Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới
- Công nghiệp khai thác than: tập trung chủ yếu ở các quốc gia có trữ lượng than lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…
- Công nghiệp khai thác dầu khí:
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,…
+ Các quốc gia có sản lượng khai thác khí tự nhiên lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,…
* Nhận xét:
- Sản lượng thuỷ sản khai thác trên thế giới ngày càng tăng, ngư trường khai thác ngày càng được mở rộng. Các nước có sản lượng khai thác thuỷ sản hàng đầu thế giới là Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Hoa Kỳ, Ấn Độ,...
- Nhiều quốc gia đã chú trọng việc đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt, nước lợ, nước mặn). Các nước có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng hàng đầu thế giới là Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Việt Nam, Phi-líp-pin,...
* Giải thích:
- Sản lượng thuỷ sản khai thác trên thế giới ngày càng tăng vì công nghệ khai thác được cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh vì cần đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hình thức và công nghệ nuôi trồng thuỷ sản ngày càng cải tiến và hiện đại.
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và 2019 (%)
- Nhận xét:
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP thế giới, đạt 67,9% (năm 2019).
+ Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng: từ 64,1% (năm 2000) -> 67,9% (năm 2019), tăng 3,8%.
⇒ Nhận xét:
Qua biểu đồ, ta thấy mật độ dân số của các châu lục đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 1950 – 2020. Cụ thể:
- Châu Á là châu lục có mật độ dân số cao nhất và tăng nhiều nhất: mật độ dân số năm 2020 là 150 người/km2, tăng 105 người/km2 so với năm 1950.
- Châu Phi có mật độ dân số cao thứ 2 (45 người/km2 – 2020), tăng 37 người so với năm 1990.
- Tiếp đến là châu Âu với mật độ dân số 34 người/km2 – 2020, tăng 9 người/km2 so với năm 1990.
- Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp nhất và tăng ít nhất: mật độ dân số năm 2020 là 5 người/km2, chỉ tăng 3 người/km2 so với năm 1950.
⇒ Giải thích:
- Mật độ dân số châu Á tăng nhiều nhất do quy mô dân số lớn, mỗi năm dân số đều tăng lên đáng kể.
- Châu Phi do điều kiện kinh tế đã được cải thiện, tỉ lệ tử vong ở trẻ em giảm => dân số tăng lên.
- Châu Âu là châu lục có nền kinh tế phát triển, thu hút được nhiều lao động từ các châu lục khác trên thế giới.
- Châu Đại Dương do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên có ít dân cư sinh sống.
Dân cư trên thế giới phân bố không đều trong không gian và biến động theo thời gian.
- Con người phân bố không đều trong 1 lục địa, 1 khu vực, 1 quốc gia, thậm chí trong 1 vùng lãnh thổ của từng quốc gia.
Ví dụ: Quốc gia có số dân đông nhất thế giới là Mô-na-cô có mật độ dân số lên đến 26 338 người/km2; nơi thưa dân nhất là đảo Grơn-len chưa đến 1 người/km2.
- Dân số thế giới có xu hướng tăng theo thời gian, đạt trên 7,7 tỉ người (2020).
- Vai trò
+ Cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim.
+ Nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.
- Đặc điểm
+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại khá đa dạng.
+ Việc khai thác tập trung ở một số loại quặng như bô-xít, đồng, sắt, vàng,...
+ Quá trình khai thác thường gây ô nhiễm môi trường (đất, nước).
- Phân bố
+ Quặng sắt được khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…
+ Quặng bô-xít khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê, Bra-xin, Ấn Độ,...
+ Quặng vàng được khai thác nhiều ở Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,...
- Vai trò
+ Có vị trí then chốt trong nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến các ngành CN khác.
+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
+ Thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.
+ Làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.
- Đặc điểm
+ Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển bùng nổ từ năm 1990 trở lại đây.
+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học khá đa dạng (các linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, thiết bị truyền thông,…).
+ Yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.
- Phân bố
+ Phân bố ở hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển.
+ Một số nước phát triển mạnh như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định, thường là một năm. GDP thể hiện số lượng nguồn của cải tạo ra bên trong quốc gia và là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế.
- Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là tổng thu nhập từ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng do công dân một quốc gia tạo ra (bao gồm công dân cư trú trong nước và ở nước ngoài) trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Chỉ số GNI thường được sử dụng để đánh giá thực lực kinh tế ở mỗi quốc gia.
- GDP và GNI bình quân đầu người được xác định bằng GDP hoặc GNI chia cho tổng số dân của quốc gia đó ở một thời điểm nhất định.
- GNI bình quân đầu người khác nhau giữa các nước và khu vực.
+ GNI bình quân đầu người cao nhất ở: Bắc Mĩ, đa số châu Âu, Ô-xtrây-li-a, LB Nga,…
+ GNI bình quân đầu người thấp ở một số nước Trung và Nam Phi, Tây Á, Đông Nam Á,…