Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dựa vào bài thơ"Sa bẫy"SGK-29 em hãy viết một bài văn kể lại câu chuyện.
Lưu ý:Tự viết không coi copy
Bài làm:
Mấy ngày hôm nay, chẳng hiểu sao trong nhà bé Mây xuất hiện một lũ chuột.Chúng tinh qoái phá phách, nghịch ngợm đồ đạc khắp nơi.Mọi người vô cùng bực mình và khó chịu.Phải tốn công lắm,bé Mây mới nghĩ ra một kế.
Thế là chiều hôm ấy,một buổi chiều mát mẻ và dễ chịu,Mây rủ mèo con cùng nhau đặt bẫy chuột.Bé chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo:nào cá nướng thơm lừng,chiếc cạm sắt mới tinh,rồi từ từ để cá vào bẫy.Đêm hôm đó , nằm trên giường,cơn gió mùa thu dịu mát lùa vào ô cửa sổ.Bên ngoài trăng sáng vằng vặc,xung quanh là trăm ngàn ngôi sao kỳ diệu đang làm sáng cả bầu trời trông như những ánh nến lung linh,huyền ảo,bé Mây nằm và suy nghĩ tưởng tượng.Chắc hẳn giờ này,lũ chuột kia không kìm nén được sự tham lam đã chui vào bẫy của ta đánh chén món cá rồi đây.Bé Mây tự nhủ và lại thì thầm tâm sự với mèo con.Mèo ta thích chí,tán thành ý tưởng của cô chủ.Nó khẽ rung rung bộ ria mép,gật gù tán thưởng.Thế rồi, bé Mây đã chìm sâu vào giấc ngủ với giấc mơ về một lồng đầy chuột mắc bẫy rồi cô cùng người bạn chí thân,Mèo con,đem chúng ra xét tội.Nhất định bọn phá hoại này phải bị trừng trị thích đáng dù chúng có khóc ròng xin tha!
Sáng sớm,khi những ánh nắng ban mai rực rỡ chiếu qua chiếc giường nhỏ bé xinh xắn,bé Mây vùng dậy,bừng tỉnh,chạy vội xuống bếp xem tình hình.Ôi thôi!Cái bẫy đã sập,cá cũng hết,chẳng thấy con chuột tinh qoái nào mà kẻ sa bẫy bây giờ lại chính là Mèo con.Bé Mây sững sờ và ngỡ ngàng nhưng rồi cô chợt hiểu ra rằng cô đã quá ngây thơ.Thì ra nụ cười và sự đồng tình của Mèo con hôm qua đã ẩn chứa một âm mưu của Mèo.Đúng thế, với Mèo còn gì thích hơn cá nướng?Đó là món ăn sở trường của chú ta!Bé Mây cảm thấy rất tiếc cho kế hoạch của mình đã đổ bể nhưng hơn hết,qua chuyện này,cô bé cũng tự rút ra cho mình một kinh nghiệm, một bài học quý giá trong cuộc sống.
Câu chuyện không chỉ của bé Mây mà nó còn là của chúng ta!Vâng,đó là đừng quá ngây thơ,không suy nghĩ chín chắn trước khi làm một việc gì đó.
Mấy ngày hôm nay, chẳng hiểu sao trong nhà bé Mây xuất hiện một lũ chuột. Chúng tinh quái phá phách, nghịch ngợm đồ đạc khắp nơi. Mọi người vô cùng bực mình và khó chịu. Phải tốn công lắm, bé Mây mới nghĩ ra một kế.
Thế là chiều hôm ấy, một buổi chiều mát mẻ và dễ chịu, Mây rủ mèo con cùng nhau đặt bẫy chuột. Bé chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo: nào cá nướng thơm lừng, chiếc cạm sắt mới tinh, rồi từ từ đổ cá vào bẫy. Đêm hôm đó, nằm trên giường, cơn gió mùa thu dịu mát lùa vào ô cửa sổ. Bên ngoài trăng sáng vằng vặc, xung quanh là trăm ngàn ngôi sao kỳ diệu đang làm sáng cả bầu trời trông như những ánh nến lung linh huyền ảo, bé Mây nằm và suy nghĩ, tưởng tượng. Chắc hẳn giờ này, lũ chuột kia không kìm nén được sự tham lam đã chui vào bẫy của ta đánh chén món cá rồi đây. Bé Mây tự nhủ và lại thì thầm tâm sự với mèo con. Mèo ta thích chí, tán thành ý tưởng của cô chủ. Nó khẽ rung rung bộ ria mép, gật gù tán thưởng. Thế rồi, bé Mây đã chìm sâu vào giấc ngủ với giấc mơ về một lồng đầy chuột mắc bẫy rồi cô cùng người bạn chí thân Mèo con, đem chúng ra xét tội. Nhất định bọn phá hoại này phải bị trừng trị thích đáng dù chúng có khóc ròng xin tha!
Sáng sớm, khi những ánh nắng ban mai rực rỡ chiếu qua chiếc giường nhỏ bé xinh xắn, bé Mây vùng dậy, bừng tỉnh, chạy vội xuống bếp xem tình hình. Ôi thôi! Cái bẫy đã sập, cá cũng hết, chẳng thấy con chuột tinh quái nào mà kẻ sa bẫy bây giờ lại chính là Mèo con. Bé Mây sững sờ và ngỡ ngàng nhưng rồi cô chợt hiểu ra rằng cô đã quá ngây thơ. Thì ra nụ cười và sự đồng tình của Mèo con hôm qua đã ẩn chứa một âm mưu của Mèo. Đúng thế, với Mèo còn gì thích hơn cá nướng? Đó là món ăn sở trường của chú ta! Bé Mây cảm thấy rất tiếc cho kế hoạch của mình đã đổ bể nhưng hơn hết, qua chuyện này, cô bé cũng tự rút ra cho mình một kinh nghiệm, một bài học quý giá trong cuộc sống.
Câu chuyện không chỉ của bé Mây mà nó còn là của chúng ta! Vâng, đó là đừng quá thơ ngây, không suy nghĩ chín chắn trước khi làm một việc gì đó.
Bạn pk miêu tả hoàn cảnh nhớ lại 1 đêm Bác ko ngủ ở mở bài chứ, ví dú : Nhân dịp 27-7 tôi và các anh bộ đội cùng tụ hội với nhau, các anh kể về chuyện chiến khu, còn tôi kể về 1 đêm Bác ko ngủ câu chuyện đó đã khắc sâu vào trái tim tôi, vị lãnh tụ vĩ đãi. Bắt đầu xuống thân bài bạn kể, bạn phải thuật lại tâm trạng của anh đội viên khi lần thứ 3 thức dậy vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh.
Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.
Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.
Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.
Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:
- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?
Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:
- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?
Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:
- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!
Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:
- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!
Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.
Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.
*Tham khảo ,nguồn:mạng*
1Thánh Gióng hình tượng người anh hùng đánh giặc ngoại xâm tiêu biểu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Thánh Gióng được sinh ra rất kỳ lạ từ một người mẹ nghèo được mẹ và nhân dân nuôi dưỡng. Gióng chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm bằng tất cả lòng yêu nước và mong muốn bảo vệ làng quê, đất nước.
Hình tượng Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh của cả thiên nhiên và con người, của sự hiện đại lẫn thô sơ, sức mạnh đó như dung hòa và kết tinh lại tạo thành sức mạnh to lớn đủ sức quật ngã mọi kẻ thù to lớn.
Từ thực tế trong công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước của cha ông ta, hình tượng Thánh Gióng được thần thánh hóa và trở thành nhân vật anh hùng, với tinh thần ý chí quật khởi trong cuộc chiến chống giặc ngoại bang xâm lược. Bên cạnh đó hình tượng Thánh Gióng cũng nói lên một thời đại lịch sử của đất nước – Vua Hùng với nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển, người dân luôn phải chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước.
2.
Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.
Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".
Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.
Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.
Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt
Thế mới biết, nếu đồng sức đồng lòng, không có việc gì chúng ta không làm được.
3.Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.
|
Mấy ngày hôm nay, chẳng hiểu sao trong nhà bé Mây xuất hiện một lũ chuột. Chúng tinh quái phá phách, nghịch ngợm đồ đạc khắp nơi. Mọi người vô cùng bực mình và khó chịu. Phải tốn công lắm, bé Mây mới nghĩ ra một kế.
Thế là chiều hôm ấy, một buổi chiều mát mẻ và dễ chịu, Mây rủ mèo con cùng nhau đặt bẫy chuột. Bé chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo: nào cá nướng thơm lừng, chiếc cạm sắt mới tinh, rồi từ từ đổ cá vào bẫy. Đêm hôm đó, nằm trên giường, cơn gió mùa thu dịu mát lùa vào ô cửa sổ. Bên ngoài trăng sáng vằng vặc, xung quanh là trăm ngàn ngôi sao kỳ diệu đang làm sáng cả bầu trời trông như những ánh nến lung linh huyền ảo, bé Mây nằm và suy nghĩ, tưởng tượng. Chắc hẳn giờ này, lũ chuột kia không kìm nén được sự tham lam đã chui vào bẫy của ta đánh chén món cá rồi đây. Bé Mây tự nhủ và lại thì thầm tâm sự với mèo con. Mèo ta thích chí, tán thành ý tưởng của cô chủ. Nó khẽ rung rung bộ ria mép, gật gù tán thưởng. Thế rồi, bé Mây đã chìm sâu vào giấc ngủ với giấc mơ về một lồng đầy chuột mắc bẫy rồi cô cùng người bạn chí thân Mèo con, đem chúng ra xét tội. Nhất định bọn phá hoại này phải bị trừng trị thích đáng dù chúng có khóc ròng xin tha!
Sáng sớm, khi những ánh nắng ban mai rực rỡ chiếu qua chiếc giường nhỏ bé xinh xắn, bé Mây vùng dậy, bừng tỉnh, chạy vội xuống bếp xem tình hình. Ôi thôi! Cái bẫy đã sập, cá cũng hết, chẳng thấy con chuột tinh quái nào mà kẻ sa bẫy bây giờ lại chính là Mèo con. Bé Mây sững sờ và ngỡ ngàng nhưng rồi cô chợt hiểu ra rằng cô đã quá ngây thơ. Thì ra nụ cười và sự đồng tình của Mèo con hôm qua đã ẩn chứa một âm mưu của Mèo. Đúng thế, với Mèo còn gì thích hơn cá nướng? Đó là món ăn sở trường của chú ta! Bé Mây cảm thấy rất tiếc cho kế hoạch của mình đã đổ bể nhưng hơn hết, qua chuyện này, cô bé cũng tự rút ra cho mình một kinh nghiệm, một bài học quý giá trong cuộc sống.
Câu chuyện không chỉ của bé Mây mà nó còn là của chúng ta! Vâng, đó là đừng quá thơ ngây, không suy nghĩ chín chắn trước khi làm một việc gì đó.
Trong bài thơ Lượm những hình ảnh chú bé Lượm nhanh nhẹn tinh nghịch và sự can đảm đã để lại trong em những ấn tượng khó quên. Đây là hình ảnh em nhớ nhất sau khi đọc xong bài thơ này.
Nhiệm vụ của Lượm được giao hàng ngày đó là làm liên lạc, đảm bảo thông tin luôn được thông suốt. Hôm nay vẫn như mọi lần em nhận thư và giao đến các đơn vị, con đường đi của Lượm không bình yên khi phải băng qua những những mặt trận ác liệt được diễn tả bằng cảnh “đạn bay vèo vèo” nhưng chú vẫn can đảm “Sợ chi hiểm nghèo”, Chiếc đầu nhỏ nhắn đội mũ ca lô nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông của những cánh đồng ruộng vàng, Lượm luôn dặn lòng phải dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Bỗng từ đâu một viên đạn xuyên qua người, một dòng máu tươi tuôn ra, em đã trúng đạn. Đôi mắt nhắm nghiền, đôi tay vẫn còn nắm chặt những bông lúa thơm mùi sữa, em ngã xuống trên những bông lúa như một chiếc nệm êm đưa em vào giấc ngủ say nồng.
Cậu bé Lượm ngã xuống một sự hi sinh vì độc lập, sự hi sinh khi làm nhiệm vụ. Không còn cậu bé Lượm vui đùa, nhí nhảnh, đáng yêu không còn chú bé lượm với chiếc xắc xinh xinh sẵn sàng băng qua mưa bom bão đạn nữa.
Sự hi sinh cao cả của Lượm khi làm nhiệm vụ đó là tình yêu nước, sự dũng cảm, dù ngã xuống nhưng Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.
Tham khảo.
Bạn ơi đầu tiên mk cx làm như bạn nhưng cô giáo bảo làm sơ sài bạn ạ
Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý nên
đều vỗ tay reo mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày có ông tổ của bánh chưng, bánh
dày, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa ý nghĩa.
Trải qua bao thăng trầm và sóng gió, thế nhưng tục lệ làm bánh trưng vẫn là thói
quen quen thuộc của quần chúng nhân dân. Và có không ít đồng bào ở nước ngoài
vẫn nhớ đến chiếc bánh chưng. Đó chính là nét văn hoá độc đáo quý báu của dân
tộc.
P/s : Không nhận gạch đá !
1. Hai bà Trưng . Kể về sự thật lịch sử là : năm 40 sau Công nguyên, hai chị emmạnh bạophát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát kế bên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây. Dưới sự lãnh đạo tài tình của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào lớn, từ miền núi cho tới đồng bằng, gồm người Kinh lẫn các an hem dân tộc khác trong nước Âu Lạc thời xưa.
2. Bằng cách: Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),… nhờ câu chuyện và nhân vật mà nhân dân ta đã biết tự gửi gắm thái độ và đánh giá của mình qua các lời kể, lời thoại hoặc miêu tả ,....
Bài 1 :
- Con rồng cháu tiên
- Bánh chưng bánh dày
- Thánh gióng
- Sơn Tinh , Thủy Tinh
- Sự tích hồ gươm
Bài 2 :
Trong truyền thuyết , nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng mà không phải nhân vật lịch sử .Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hóa : nhân dân đã gửi vào đó ươcs mơ , khát vọng của mk .VD: Khi có lũ lụt họ ước mơ có thần trị thủy (sơn tính )........
..Học tốt ..
Ai cũng có tuổi thơ bên gia đình, bạn bè và trong khoảng thời gian đầy tươi đẹp đó sẽ có những sự kiện mà chúng ta sẽ không bao giờ quên, đó là những kí ức, kỉ niệm tươi đẹp của một thời hồn nhiên, ngây thơ. Đó sẽ là những kỉ niệm sống mãi trong tiềm thức, khiến cho chúng ta vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi nhớ về, cùng với đó là cảm xúc xao xuyến, bồi hồi mong muốn một lần nữa được sống trong những ngày tháng xưa, trong những kí ức tuổi thơ hồn nhiên, hoang dại ấy. Em cũng giống như bao người khác, tuổi thơ trong em là những kí ức tươi đẹp mà em luôn nâng niu, gìn giữ trong sâu thẳm tâm hồn, vui vẻ hạnh phúc mỗi khi nhớ về.
Thời thơ ấu là khoảng thời gian chúng ta còn thơ dại, còn sống trong vòng tay che chở, bao bọc tuyệt đối của cha, trong tình thương vô bờ bến của mẹ. Nhận thức của chúng ta lúc ấy còn chưa thực sự trưởng thành, những hành động còn ngây thơ, hồn nhiên. Nhưng có lẽ chính sự tự nhiên, sự ngây dại ấy đã tạo dựng lên trong mỗi con người chúng ta những kí ức thật đẹp, khơi gợi lên những cảm xúc thật mạnh mẽ mỗi khi ta nhớ về. Em đã có rất nhiều những kí ức về tuổi thơ, đó là những kí ức em cùng bố mẹ, người thân, bạn bè cùng nhau gây dựng lên, mỗi một kỉ niệm đều thấm đượm những tình cảm, những khát khao thơ dại.
Đối với em, bất cứ kí ức tuổi thơ nào cũng đều đáng nhớ, đáng trân trọng như nhau. Nhưng, nếu chọn ra một kí ức mà em ấn tượng nhất, thì đó có lẽ chính là những kí ức về những trò chơi bên bạn bè cùng trang lứa. Em sinh ra và lớn lên trên một miền quê làm nghề nông nghiệp, vì vậy mà ngay từ nhỏ thì những nếp sống nông thôn, những trò chơi dân gian đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của em. Ở các vùng nông thôn thường có các làng, các xóm mà giữa những người hàng xóm láng giềng tuy không phải ruột thịt nhưng lại có một sự gắn kết chặt chẽ không ngờ, đúng như câu nói của ông cha ta xưa “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”.
Không chỉ có những người hàng xóm trở nên thân thiết mà những đứa trẻ như chúng em cũng vô cùng thân thiết, không cần cùng tuổi, học cùng lớp hay có họ hàng thân thích, chỉ cần cùng chung một xóm thì chúng em cũng chơi thân với nhau tựa anh em. Tuổi thơ của em có lẽ cũng ý nghĩa, nhiều màu sắc hơn là nhờ những người bạn của tuổi thơ ấy. Chúng em cùng nhau chơi những trò chơi dân gian truyền thống, những trò chơi đơn giản nhưng lại có thể phát huy được tính tập thể cao.
Trò chơi mà chúng em yêu thích và hay chơi nhất, đó chính là trò trốn tìm, hay còn có tên gọi khác là trò Ú tim. Cùng là chơi trò chơi này mà em có những kí ức mà đến bây giờ em vẫn còn nhớ. Thông thường, chúng em chơi trốn tìm với những bạn trong cùng một xóm, nhưng hôm đó là vào dịp trung thu, những đứa trẻ sẽ ra nhà văn hóa để đợi các anh chị phụ trách thiếu niên phát kẹo. Ở đó chúng em đã gặp rất nhiều những bạn bè cùng trang lứa, mọi người nảy ra ý định là sẽ cùng nhau chơi trốn tìm, bởi trò chơi này càng đông người thì sẽ càng vui.
Nhóm chơi trốn tìm gồm những bạn của xóm em và một số bạn khác xóm khác, sau khi chơi trò oẳn tù tì để tìm ra người đi tìm thì một bạn ở xóm Bến đã chơi thua và phải đi tìm mọi người.Thời gian chúng em chơi lúc ấy cũng khá muộn rồi, tầm tám rưỡi chín giờ tối, ở những vùng nông thôn thì giờ ấy thông thường mọi người đều chuẩn bị đi ngủ rồi. Khi trò chơi đang chơi được nửa chừng thì mẹ của bạn phải đi tìm ra và gọi về, thế là mọi người đều chạy ào hết về, một số người trong nhóm của em không biết mà vẫn trốn ở một góc nào đó thật kín để chờ người đi tìm.
Nhưng một vài bạn biết trò chơi đã kết thúc thì không chạy một mình về nhà mà đi tìm từng người chúng em, đến khi đã đông đủ thì mới cùng nhau nắm tay về nhà. Câu chuyện không có gì nổi bật nhưng em đã vô cùng cảm động, cảm động vì tình bạn của chúng em, tuy hành động nhỏ thôi nhưng đã thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Các bạn không bỏ rơi những người bạn của mình dù bất cứ tình huống nào xảy ra, đó chẳng phải rất kì diệu sao.
Hôm ấy chúng em về nhà khá muộn, tuy bị bố mẹ nhắc nhở nhưng chúng em đều cảm thấy rất vui vẻ, đó là một đêm trung thu đầy ý nghĩa, một đêm diệu kì của tình bạn. Đó là kí ức mà em nhớ mãi, đến bây giờ tuy mỗi người học một trường, không còn có điều kiện vui chơi hồn nhiên như trước đây nữa nhưng trong kí ức của chúng em thì những người bạn vẫn luôn hiện hữu, họ nằm trong trái tim của em, mà mỗi khi nhớ về thì em lại cảm thấy vô cùng ấm áp, hạnh phúc.
“Thời thơ ấu”, mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! “những cánh diều” thuở nào.
Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, cố gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ. Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu “vua thả diều”. À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.
Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi
ta hỗ trợ 1 K cho câu hỏi này
Mấy ngày hôm nay, chẳng hiểu sao trong nhà bé Mây xuất hiện một lũ chuột. Chúng tinh quái phá phách, nghịch ngợm đồ đạc khắp nơi. Mọi người vô cùng bực mình và khó chịu. Phải tốn công lắm, bé Mây mới nghĩ ra một kế.
Thế là chiều hôm ấy, một buổi chiều mát mẻ và dễ chịu, Mây rủ tôi cùng nhau đặt bẫy chuột. Bé chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo: nào cá nướng thơm lừng, chiếc cạm sắt mới tinh, rồi từ từ đổ cá vào bẫy. Đêm hôm đó, nằm trên giường, cơn gió mùa thu dịu mát lùa vào ô cửa sổ. Bên ngoài trăng sáng vằng vặc, xung quanh là trăm ngàn ngôi sao kỳ diệu đang làm sáng cả bầu trời trông như những ánh nến lung linh huyền ảo, bé Mây nằm và suy nghĩ, tưởng tượng. Chắc hẳn giờ này, lũ chuột kia không kìm nén được sự tham lam đã chui vào bẫy của ta đánh chén món cá rồi đây. Bé Mây tự nhủ và lại thì thầm tâm sự với tôi. Tôi thích chí, tán thành ý tưởng của cô chủ. Tôi khẽ rung rung bộ ria mép, gật gù tán thưởng. Thế rồi, bé Mây đã chìm sâu vào giấc ngủ với giấc mơ về một lồng đầy chuột mắc bẫy rồi cô cùng tôi, đem chúng ra xét tội. Nhất định bọn phá hoại này phải bị trừng trị thích đáng dù chúng có khóc ròng xin tha!
Sáng sớm, khi những ánh nắng ban mai rực rỡ chiếu qua chiếc giường nhỏ bé xinh xắn, bé Mây vùng dậy, bừng tỉnh, chạy vội xuống bếp xem tình hình. Ôi thôi! Cái bẫy đã sập, cá cũng hết, chẳng thấy con chuột tinh quái nào mà kẻ sa bẫy bây giờ lại chính là tôi. Bé Mây sững sờ và ngỡ ngàng nhưng rồi cô chợt hiểu ra rằng cô đã quá ngây thơ. Thì ra nụ cười và sự đồng tình của tôi hôm qua đã ẩn chứa một âm mưu của tôi. Đúng thế, với tôi còn gì thích hơn cá nướng? Đó là món ăn sở trường của mình! Bé Mây cảm thấy rất tiếc cho kế hoạch của mình đã đổ bể nhưng hơn hết, qua chuyện này, cô bé cũng tự rút ra cho mình một kinh nghiệm, một bài học quý giá trong cuộc sống.