K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai làA. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túngB. một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩaC. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa Tư bản thao túngD. một trật tự thế giới được thiết...
Đọc tiếp

Câu 1. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa xã hội thao túng

B. một trật tự thế giới có sự phân cực giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa

C. một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa Tư bản thao túng

D. một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận

Câu 2. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946- 1949) mang tính chất là

A. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân

B. Lật đổ tàn dư của chế độ phong kiến đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền

C. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 3. Từ thập niên 60,70 của thế kỉ XX trở đi nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành

A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo

B. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

C. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất

D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa

Câu 4. Thành công của cách mạng Trung Quốc đã ảnh hưởng thế nào đến cách mạng tháng Tám

A. Tăng cường lực lượng phe XHCN và động viên, giúp đỡ để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào cách mạng Việt Nam

B. Tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam sang du học và học hỏi kinh nghiệm về lãnh đạo cách mạng Việt Nam

C. Giúp Việt Nam xây dựng, phát triển kinh tế

D. Giúp Việt Nam trong việc giao lưu, mở rộng và phát triển văn hóa dân tộc

Câu 5. Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

A. thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”

B. trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì.

C. thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm.

D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.

Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vào cuối ng năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX là

A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật

B. chậm sửa chữa những sai lầm

C. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí

D. sự chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội

Câu 7. Việt Nam có thể rút kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

A. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động

B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên

C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm

D. Ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật

Câu 8. Đâu không phải là vấn đề quan trọng, cấp bách với các nước đồng minh tại hội nghị Ianta?

A. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

D. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

Câu 9. Ngày 22-3-1955, ở Lào diễn ra sự kiện gì đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ?

A. Lào giải phóng được 4/5 lãnh thổ.

B. Lào giải phóng được 2/3 lãnh thổ.

C. Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết.

D. Đảng Nhân dân Lào được thành lập.

Câu 10. Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện

A. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991)

B. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachop tại đảo Manta (12/1989)

C. Định ước Henxinki năm 1975

D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972

Câu 11. Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây.

B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc.

C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

Câu 12. Cơ sở quyết định để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tiềm lực kinh tế và quân sự của to lớn của Mĩ

B. sự suy yếu của các nước tư bản Tây Âu và sự lớn mạnh của Liên Xô.

C. sự ủng hộ của các nước tư bản đồng minh đã bị Mĩ khống chế

D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Câu 13. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là:

A. Hướng về các nước châu Á

B. Tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.

C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

D. Coi trọng quan hệ với Tây Âu.

Câu 14. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực

A. công cụ sản xuất mới

B. chinh phục vũ trụ

C. sản xuất ứng dụng dân dụng

D. công nghệ phần mềm

Câu 15. Dưới đây là những sự kiện được coi là khởi đầu cho chiến tranh lạnh

1. Tổ chức hiệp ước Vacsava

2. Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập

3. Tổ chức hiệp ước Đại Tây Dương

4. Kế hoạch Macsan ra đời

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian

A. 1.2.3.4                                B. 4,2,3,1

C. 4,3,2,1                                D. 1,3,2,4

Câu 16. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi

B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

C. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ

D. tạo ra công cụ sản xuất mới

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá

A. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp

B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội

C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước

D. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn

Câu 18. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là

A. Mĩ- Đức- Nhật Bản.           B. Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản.

C. Mĩ- Anh – Pháp.     D. Mĩ- Liên Xô- Nhật Bản.

Câu 19. Nhân tố khách quan nào sau đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước        

B. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên xô

C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Macsan

D. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận

Câu 20. Quốc gia nào ở khu vực Tây Âu luôn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ sau chiến tranh thế gới thứ hai.

A. Anh.                                   B. I-ta-li-a.

C. Đức                                    D. Pháp

Chép mệt quá ! Nhanh lên, giúp mk với

 
0
27 tháng 9 2022

Sự phân bố dân cư Bắc Mĩ : 

+ Dân số khoảng `419,5` triệu người `(2001)` 

+ Mật độ dân số trung bình khoảng 20 người / `km^2` 

+ Dân cư phân bố không đền, mật độ dân số có sự khác biệt giữa phía Bắc và phía Nam, phía Tây và phía Đông 

+ Khu vực thưa dân nhất là bán đảo A-la-xca và phía Bắc Ca-na-da 

+ Phía Đông Hoa Kì đông đân nhất  

Giải thích : 

+ Phía Đông Hoa Kì có điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với kinh tế phát triển ⇒ Dân cư tập trung đông đúc 

+ bán đảo A-la-xca và phía Bắc Ca-na-da có khí hậu lạnh giá, điều kiện tự nhiên xấu ⇒ Dân cư thưa thớt.

19 tháng 8 2019

Bố cục chia làm 2 phần:

   + Phần 1 (từ đầu tới Làm nên Đất Nước muôn đời): Đất nước được cảm nhận trên mọi phương diện văn hóa, phong tục, truyền thống địa lý, lịch sử…

   + Phần 2 (còn lại): Người dân sáng tạo, truyền giữ những giá trị của đất nước

13 tháng 3 2023

- Trình tự triển khai: nêu vấn đề -> đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng chứng minh -> khái quát lại vấn đề 

- Bố cục văn bản:

+ Mở bài: từ Điều rất quan trọng đến thanh bạch, tuyệt đẹp.

+ Thân bài: từ Con người của Bác đến thế giới ngày nay.

+ Kết bài: từ Giản dị trong đời sống đến anh hùng cách mạng.

 

1 tháng 8 2017

Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ gợi lên trong hình ảnh:

    + Những anh du kích

    + Thằng em liên lạc

Nhân dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ qua hình ảnh những con người cụ thể một lòng một dạ chiến đấu, hi sinh cho cuộc kháng chiến

    + Người anh du kích: chiếc áo nâu rách, cởi lại cho con → tạo ấn tượng mạnh mẽ, xúc động về sự hi sinh cao cả

    + “Thằng em liên lạc” (xưng hô thân tình, ruột thịt ) đã xông xáo vào rừng thưa, rừng rậm, từ bản Na qua bản Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt 19 năm ròng rã.

    + Hình ảnh người mẹ nuôi quân: thức mùa dài, nuôi dưỡng bộ đội như con- tấm lòng người dân Tây Bắc đối với Cách mạng

→ Tình yêu thương đằm thắm, sâu nặng với mảnh đất mình đã qua, những câu thơ thể hiện tình cảm đậm sâu với những mảnh đất đã đi qua.

Từ những cảm xúc suy tư về sự chuyển hóa kì diệu của tâm hồn đúc kết thành triết lí, đó là nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên

10 tháng 10 2019

Sự phối hợp nhịp ngắn với nhịp dài:

    + Một dân tộc - gan góc - chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm: nhịp 3/3/11

    + Dân tộc đó - phải được tự do; Dân tộc đó - phải được tự do: ngắt 3/ 4

- Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp:

    + tộc (T), góc (T) hai bộ phận câu này đều giống nhau, cân xứng với nhau

    + đó (T), do (B); đó (T), lập (T)

Tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp:

    + tộc, góc (đóng); nay (mở)

    + đó (đóng); do (mở)

    + đó (đóng); lập (mở)

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Pls help me :(

 

1

 Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820

Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

 Tác phẩm bằng chữ Hán:

Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:

  • Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
  • Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
  • Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

     Tác phẩm bằng chữ Nôm

  • Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
  • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
    Còn lại thì mình chịu=)