Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bước vào năm 1969, cuộc chiến khốc liệt và căng thằng hơn. Sau thất bại trong chiến lược Chiến tranh cục bộ, quân Mỹ bắt đầu tiến hành chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Thực hiện chính sách này, Mỹ rút dần quân số trên chiến trường Đông Dương và tăng cường chiêu mộ, bắt bớ người Việt Nam đi lính. Đồng thời, chúng tiến hành các chiến lược bình định trên toàn miền Nam. Một không khí khủng bố vô cùng căng thẳng bao trùm lên kháp miền lãnh thổ. Nhiệm vụ chiến đấu giải phóng miền Nam cũng đối mặt với những khó khăn vô cùng lớn.
Không để miền Nam đơn độc trong cuộc chiến đấu ác liệt với kẻ thù, quân và dân miền Bắc gắng hết sức mình chi viện và cùng quân dân miền Nam anh dũng chiến đấu.
Tôi là một chiến sĩ lái xe. Cuối năm 1968, tôi được điều động về đại đội 1 ô-tô vận tải, thuộc tiểu đoàn 59, trung đoàn 35, Đoàn 471, Bộ Tư lệnh Đoàn 559. Nhiệm vụ của đại đội là vận chuyển những chuyến hàng vào chiến trường miền Nam. Không những đưa hàng hóa đến tận chiến trường, phục vụ nhanh chóng và kịp thời cho cuộc chiến đấu, chúng tôi còn phải cung ứng quân trang, quân dụng, thuốc men và những thứ cần thiết khác mà quân và dân miền Nam đang cần.
Trong những năm khó khăn ấy, nhân dân miền Bắc đã dốc hết sức mình vì miền Nam ruột thịt. Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước mà bà con miền Bắc đã không quản ngại gian khổ hy sinh. Từng lớp thanh niên đã hăng hái lên đường tham gia chiến đấu. Ngày ra đi còn vẫy chào tạm biệt, hứa xong nhiệm vụ với tổ quốc mới trở về.
Bao nhiêu nông phẩm thu được, nhân dân chỉ giữ lại phần ít. Phần lớn còn lại gửi vào miền Nam cho bà con và các chiến sĩ. Chính phủ còn nhận được sự hỗ trợ của các nước anh em ủng hộ cuộc chiến.
Chúng tôi lên đường bất kể ngày đêm. Hễ có hàng là chúng tôi chạy. Từng đoàn xe nối đuôi nhau xuôi ngược trên tuyến đường Trường Sơn, nhộn nhịp như mùa hội. Tấm chân tình của nhân dân miền Bắc đối với quan và dân miền Nam thật nói sao cũng không hết.
Năm ấy, phát hiện tuyến đường huyết mạch Trường Sơn, quân Mỹ tiến hành đánh phá ác liệt. Chúng rải thảm bom đạn nhằm ngăn chặn dòng tiếp viện. Con đường bị cày xới dữ dội. Rất nhiều đồng đội của tôi đã hy sinh.
Những chiếc xe băng trong mưa bom bão đạn của kẻ thù không chiếc nào còn nguyên vẹn. Khung cửa kính bị hơi bom ép vỡ. Đèn pha cũng bị cháy. Thùng xe lỗ rỗ vết bom. Mui xe bị đánh bật quang mất từ bao giờ. Sau những chuyến đi trở về, xe của chúng tôi bị biến dạng ghê gớm.
Thế nhưng, chúng tôi không hề nản lòng. Các đòng chí động viên nhắc nhở nhau cùng hứa sẽ giữ vững tay lái, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chúng phá đường thì ta sửa. Chúng đánh ngày thì ta chạy đêm. Những đoàn xe lại nối đuôi nhau ra tiền tuyến. Tuyến đường Trường Sơn như sợi chỉ thần kí nối liền miền Nam, miền Bắc. Nơi đâu cũng nhộn nhịp bóng người. Có thể nói, mọi sức mạnh đều tập trung về đây để bảo vệ tuyến đường, bảo vệ mạch máu của dân tộc.
Ngồi trong những chiếc xe không kính, cả bầu trời như đến gần với tôi. Dù trời không có gió nhưng hề xe chạy thì gió cứ thế mà lùa vào ào ạt. Gió thổi xoát mặt, cay xè cả hai mắt, thổi bồng mái tóc của chúng tôi. Cứ mỗi lần bước ra khỏi buồng lái là tóc tôi dựng ngược hẳn lên như vừa được bôi một thứ keo dán tóc nào đó.
Ban đêm xe chạy, sao sáng vằng vặc trên trời cao, rõ ràng hết mức vì không bị kính che mờ. Những cánh chim trời tinh nghịch cứ bay ngay buồng lái. Đôi khi chúng làm tôi hết hồn vì ngỡ bóng máy bay của địch.
Sợ nhất là bụi đường. không có kính, bụi phun tóc trắng xóa như người già. Cả đầu tốc lẫn mặt mũi của chúng tôi như trát mọt lớp phấn trắng. Chỉ còn hai con mắt là khác màu thôi. Mỗi lần nghỉ ngơi, nhìn các chiến sĩ ai cũng bạc phết mà cười ngất ngây.
Hết bụi thì đến mưa. Mưa rừn trường Sơn đọt ngột và dữ dội lắm. Không hề báo trước, cơn mưa từ đâu phía bên kia núi ào ào kéo đến trút nước lên đầu. Không có kính, nước mưa cứ thế mà tuôn, mà xối vào. Ngồi trong xe mà tôi cứ ngỡ đang ở ngoài trời. Nhưng mưa cứ kệ mưa. Xe chạy vẫn cứ chạy. Quần áo ướt rồi lại khô, cần chi phải nghỉ ngơi lôi thôi. Cuộc sống như thế chúng tôi đã quen từ lâu, có chi mà quản ngại gió sương.
Vui nhất là những lần đồng đội khắp muôn phương cùng nhau hội tụ. Những đoàn xe nối đuôi nhau mấy cây số. Chúng tôi bắt tay thân ái qua ô cửa kính vỡ, hỏi han và động viên nhau. Tôi chúc mừng các anh đã hoàn thành nhiệm vụ trở về. Những chiến sĩ trở về động viên và cầu chúc tôi may mắn.
Những cuộc dừng chân giữa rừng kết nối biết bao trái tim. Dù ở những đơn vị khác nhau, từ nhiều vùng quê của đất nước, nhưng gặp nhau ở đây, chúng bếp lửa hồng, chung bữa cơm vui thì chúng tôi xem nhau là anh em đồng chí cả.
Đường Trường Sơn dược xây dựng bằng sức người, bằng đôi bàn tay của hàng vạn thanh niên yêu nước. Trên núi cao, dưới vực thẳm thách thức mọi tinh thần. Những con dốc cao đến nỗi đứng dưới nhìn lên mỏi cả cổ. Tôi nhớ rất rõ lần chạy xe xuyên đêm vượt dốc Pô Phiên vô cùng hiểm trở. Con dốc sừng sững thách thức các đồng chí lái xe đã từng vận chuyển hàng hóa trên cung đường này.
Đêm ấy trời mưa to, đường bị xói lở nhiều. Đại đội trưởng lệnh chúng tôi dừng lại tìm nơi ẩn nấp. Đến đêm mai lại chạy tiếp. Nhưng chúng tôi đang ở giữa vùng trống, không có nơi ẩn nấp an toàn cho cả đoàn xe. Lại thêm trời cứ mưa thế này, đến đêm mai chưa chắc đã hết. Tôi khuyên đại đội trưởng cho đoàn xe vượt dốc. Sau phút suy nghĩ, đại đội trưởng đồng ý.
Tôi lái xe đi đầu. Lấy hết bình tĩnh, tôi đạp mạnh chân ga. Chiếc xe lừ lừ chạy tới. Biết mặt đất trơn, tôi có gắng giữ ga thật đều. Bánh xe bám chặt vào mặt đường giữ xe vững chắc. Bỗng chiếc xe lắc lư dữ dội vì vấp phải rãnh sâu. Tôi đạp mạnh ga hơn cho xe vươt qua nhưng không thể. Xe bị tuột ga rồi. Tôi đạp mạnh thắng để giữ xe lại nhưng mặt đường như rải dầu trơn tuồn tuột. Đuôi xe lệch về một bên, đầu xe quay ngang. Phía sau là con vực sau đến nghìn mét.
“Chắc chắn xe sẽ lao xuống vực”. Tôi nghĩ thế và thầm mong có một sức mạnh nào đó nâng đỡ. Bỗng chiếc xe khựng lại. Tôi nghe tiếng đại đội trưởng thét lớn: “cho xe lao lên mau!”.
Tiếng thét làm tôi sực tỉnh. Tôi lấy hết sức đạp mạnh chân ga. Bánh xe chà xát trên mặt đường đưa đầu xe từ từ quay lên, bùn đất văng rào rào hai bên. Tiếng xe gầm thét dữ dội. Chiếc xe khựng lại rồi từ từ quay đầu lên dốc. Tôi hít một hơi dài, nhấn ga thêm nữa, xoay vô lăng đều đều đưa xe lên. Cuối cùng, tôi cũng đưa xe lên đến đỉnh dốc an toàn. Bước xuống xe, tôi thở phảo nhẹ nhòm.
Nhìn đại đội trưởng và các đồng đội mình mẩy đầy bùn đất tôi nghẹn ngào xúc động vô cùng. Thì ra, khi thấy xe tôi trượt dốc, đại đội trưởng và các chiến sĩ đã vội đi tìm đá kê. Mỗi người một hòn kê vào bánh xe. Hết hòn này đến hòn khác cho đến khi xe lên hẳn trên dốc.
Đêm ấy, đoàn chúng tôi vượt dốc thành công nhờ mưu trí của đồng đội, kịp đưa xe về nơi trú ẩn an toàn.
Bình tĩnh, quả cảm, xử lý các tình huống mau lẹ, chính xác là những yếu tố cần có ở người lính lái xe. Người lái xe mặt trận không chỉ bình tĩnh vững vàng trong buồng lái, mà cần cả mưu lược, linh hoạt trong việc xử lý các tình huống trên thực địa.
Có khi còn phải biết làm “tham mưu” đề xuất với chỉ huy cấp trên các phương án khai thông khi tắc đường. Phải biết hợp đồng tác chiến với công binh, với bộ đội phòng không, phải hiểu rõ thủ đoạn và quy luật hoạt động của kẻ địch trên trời dưới đất để đưa hàng tới đích. Đó là lời dạy của đại đội trưởng mà tôi còn nhớ mãi cho tới bây giờ.
Chiến tranh là phải có hy sinh. Chúng tôi đã xác định điều mỗi khi lên đường. Người đồng đội thân nhất, đã cùng tôi vào sinh ra tử bao nhiêu trận đã hy sinh. Anh ra đi như một người lính thật sự, không hề hối tiếc.
Hôm ấy, sau một đêm vận chuyển, trên đường đi ra, trời sáng, đơn vị phải giấu xe che mắt địch. Chiều, bọn thám báo đã “đánh hơi”, gọi máy bay ném bom. Dứt đợt oanh kích của địch, ba đồng chí công binh gọi anh đi kiểm tra hiện trường. Tôi ngăn anh, để tôi đi trước, nhưng anh không chịu. Đến nơi giấu xe, anh đụng bom bi vướng nổ. Quả bom hất tung anh rơi xuống vực sâu. Anh ra đi, đồng đội vô cùng thương tiếc.
Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc chúng tôi khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất là vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng cao chúng tôi lại càng quyết tâm chiến thắng.
Không thể nhớ hết bao nhiêu tình huống trên đường vận chuyển. Những chuyến xe lấy đêm làm ngày vượt qua những bãi bom phá, bom từ trường, bom bi trong vòng lượn của máy bay tiêm kích suốt ngày đêm lồng lộn xoi mói, oanh kích bắn phá các trọng điểm dọc đường Trường Sơn.
Những quả đồi đất thành bột, vách đá thành vôi, những sông bùn, những vực thẳm chồng chất xác xe cháy đổ. Dù kẻ thù rình rập, đường di nguy hiểm, dù có bao nhiêu hy sinh đi chăng nữa nhưng không gì thể cản bước đoàn xe chạy tới.
Xe vẫn chạy. Những đoàn xe nặng trĩu chuyến hàng vẫn ngày đêm chạy tới. Tất cả vì miền Nam ruột thịt. Tất cả vì sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước của dân tộc. Mỗi khi ngồi vào buồng lái, tôi lại nhớ đến các anh, nhớ đến nhiệm vụ thiêng liêng mà nhắc mình giữ vững tay lái, sống và chiến đấu xứng đáng với những người đã mãi mãi ra đi để bảo vệ đất mẹ thiêng liêng này.
Tham khảo:
Tôi là một người lính, mới được vua Quang Trung tuyển chọn ngày 29 tháng Chạp tại Nghệ An – quê hương tôi. Đại tướng Hám Hổ Hầu trực tiếp kén lính, cứ ba suất đinh (người trai tráng) thì lấy một người. Chẳng bao lâu, số lính mới tuyển đã lên đến hơn một vạn. Tôi được sung vào trung quân, trực tiếp dưới quyển chí huy của nhà vua.
Ngay sau khi tuyển lính, nhà vua đã mở một cuộc duyệt binh lớn. Trong lễ duyệt binh, vua đã dụ quân sĩ. Trong lời nói của Người, tôi nhớ nhất câu : “…Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông sương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng…”. Hôm sau, ngày 30 tháng chạp, nhà vua hạ lệnh tiến quân. Khi đến núi Tam Điệp, hai vị tướng Sở và Lân ra đón, đều mang gươm trên lưng mà chịu tội. Vua khen, chê, thưởng, phạt công minh các tướng lĩnh, khiến lòng tôi kính phục vô cùng. Cùng ngày hôm đó, vua mở tiệc khao quân và chia quân ra làm năm đạo. Nghe đâu, vua đã tiên đoán với các tướng : hẹn ngày mồng bảy năm mới vào thành Thăng Long lại mở tiệc ăn mừng. Chúng tôi nghe chuyện, lòn? cứ náo nức rộn ràng không sao tả xiết. Thế là, đúng ngày 30 thán? chạp cả năm đạo quân đều gióng trống lên đường ra Bắc…
Khi quân đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Lúc đến sông; Thanh Quyết, gặp một toán quân Thanh do thám, nhà vua ra lệnh đuổi theo, bắt sống cho kì hết. Bởi thế, nửa đêm ngày mồng ba tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789), khi đoàn quân chúng tôi đến đồn Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín đồn, rồi bắc loa truyền gọi lúc bấy giờ trong đồn mới biết, chúng đều rụng rời sợ hãi. Quân ta bên ngoài lại nghi binh, luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Vì vậy, lính ở đồn Hà Hồi đều xin hàng, ta thu hết lương thực, khí giới. Đồn Hà Hồi bị quân ta hạ, không mất một mũi tên, hòn đạn nào.
Để hạ tiếp đồn Ngọc Hồi, vua chỉ huy chúng tôi truyền lấy sáu chục tấm ván, ghép liền ba tấm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp đầy nước phủ kín. Tất cả là hai mươi bức. Tôi được chọn trong số lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn. Hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn trận thành chữ “nhất”. Vua Quang Trung cưỡi voi trực tiếp đốc thúc. Mờ sáng . mồng năm quân ta đã tiến sát, bao vây đồn Ngọc Hồi. Khi gươm giáo hai bên chạm nhau, thì tất cả quăng ván xuống đất, ai nấy đều cầm dao ngắn, phối hợp với những người lính cầm binh khí, xông lên mà đánh. Quân Thanh tán loạn, xéo lên nhau mà chạy. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống lại tự thắt cổ chết. Quân của Quang Trung thừa thế xông lên. Quân Thanh đại bại. Vua Quang Trung còn lùa cho voi chiến xuống Đầm Mực, khiến cho kẻ địch trốn dưới đầm chết như ngả rạ.
Giữa trưa mồng năm tháng giêng, vua Quang Trung chỉ huy đội quân tiến vào Thăng Long trong tiếng hô tung trời của người dân kinh thành. Là một người lính trong đội quân chiến thắng, tôi tự hào và vui sướng vô cùng. Thế là vua Quang Trung đã thực hiện lời tiên đoán trước hai ngày…
Nhìn nhà vua cưỡi trên lưng voi chiến, dẫn đầu đoàn quân tiến vào Thăng Long, áo long bào của Người xạm đen khói súng… tôi xúc động, giàn giụa nước mắt, kính phục và tự hào vô cùng về đức vua Quang Trung. Thế là từ nay, trăm họ lại được hưởng cuộc sống yên vui, thái bình. Là một người lính trong đoàn quân của vua Quang Trung, tôi thực sự hạnh phúc, thực sự sướng vui.
“Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi
Nào có mong chi đâu ngày trở về
Ra đi ra đi bảo toàn sông núi
Ra đi ra đi thà chết chớ lui”
Mỗi lần nghe lại những giai điệu hào hùng này trong lòng tôi lại trào lên những cảm xúc khó tả. Tôi-người lính trong chiến dịch chống Pháp năm ấy. Những năm tháng mưa bom bão đạn, những năm tháng đói khổ gian nan và những năm tháng của tình đồng đội tình đồng chí keo sơn gắn bó đối với tôi là những năm tháng đầy giá trị và quý báu, khắc tạc nên những kỉ niệm chẳng thể phai nhòa trong ký ức và trái tim cách mạng nhiệt thành này.
Những người lính chúng tôi từ những miền quê khác nhau, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc cùng sum họp về đây, về dưới ánh sáng lý tưởng của ngọn cờ cách mạng. Buổi đầu với bao bỡ ngỡ, xa lạ chúng tôi chào hỏi nhau bằng những câu trân thành, chất phác: Quê anh ở đâu? Anh bạn nhập ngũ cùng tôi ngày ấy không ngần ngại chia sẻ: “Quê tôi vùng ven biển ngập mặn, ít phù sao; mùa màng khó khăn” Tôi cũng thật thà đáp cùng: “Còn tôi lại sinh ra ở vùng quê xơ xác; đất đai cằn cỗi; cây cối hoa màu khó mà phát triển; kinh tế đói kém, chiến tranh tàn phá khiến cho đời sống con người khốn khó trăm bề” Cái vỗ vai thấu hiểu đầy cảm thông, sự sẻ chia nhọc nhằn; trân thành; và cả cái chất phác của những anh nông dân như đã xua tan đi mọi khoảng cách, mọi sự xa lạ, kéo những người lính chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Đó cái mục làm quen của người lính nó mộc mạc, chất phác và giản đơn lắm các bạn ạ.
Chúng tôi đến đây vì ước mơ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và hi vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn nhà, muôn nơi.
Trước khi về đây chúng tôi ai cũng đã từng có cho mình những ước mơ; hoài bão và cả những định hướng riêng cho cuộc đời mình. Nhưng chúng tôi biết chúng tôi hiểu và chúng tôi khao khát biết nhường nào 2 chữ “Tự do”. Bởi vì thể chúng tôi vẫn quyết tâm hòa ước mơ riêng vào ước mơ chung; hi sinh cái tôi cá nhân; bỏ mặc lại quê hương; gia đình; tình yêu lên đường ra chiến trận nhập ngũ; đánh đuổi kẻ thù. Trong lòng chúng tôi cũng buồn lắm chứ, cũng nhớ và yêu quê hương da diết lắm chứ nhưng chúng tôi nhận thức được rõ ràng hơn cả: “Có độc lập quê hương, gia đình mới có thể thanh bình’. Chính động lực đó đã nâng bước những chàng trai trẻ ngày ấy mang súng hăng say ra chiến trận lập công.
Cuộc sống người lính bắt đầu với bao gian khổ, hi sinh và mất mát. Cơm ăn không đủ no, đi nhiều hơn ngủ; hành quân liên tục. Tôi còn nhớ mãi trận sốt rét giữa rừng hoang lạnh giá năm ấy. Những người đồng đội của tôi và cả tôi phải đối diện với căn bệnh quái ác- sốt xuất huyết; lương thực và thuốc men thì không kịp chi viện cho quân đội, chúng tôi cứ thế mê man, sốt run người. Khí hậu khắc nghiệt; địa hình hiểm trở như những con quỷ chỉ chực nuốt trọn những tấm thân gầy gò, xanh xao, bệnh tật ấy. Những đôi bàn tay nắm chặt, động viên an ủi; dìu dắt nhau qua những hang núi hiểm trở. Người ốm cõng người ốm, người ốm chăm sóc cho người ốm; cùng nhường nhau bát cháo loãng húp vội; đắp cho nhau chiếc khăn lạnh giữa chặng đường hành quân. Nhớ lại những tháng ngày đấu tranh nghiệt ngã với bệnh tật với thiên nhiên lòng tôi lại đau xót đến nhói lòng. Trận dịch bệnh năm ấy đã cướp đi của tôi biết bao người đồng đội, các anh nằm lại rải rác trên cung đường hành quân, được đắp vội tấm chiếu và tấm lòng thương tiếc của người ở lại. Và rồi chúng tôi lại tiếp tục lên đường hành quân, tiếp tục
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
Mỗi lần đọc lại câu thơ ấy của Tố Hữu, trong tôi lại ùa về biết bao kỉ niệm của những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng. Tôi nhớ những ngày hành quân ra trận, nhớ những hôm liên hoan cùng bà con đồng bào. Nhưng có lẽ, để lại dấu ấn rõ nét hơn cả là những người đồng đội đã cùng tôi kề vai sát cánh.
Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng nhiều người khác hăm hở lên đường đi đánh giặc. Vốn xuất thân là nông dân, hành trang của tôi chẳng có gì ngoài lòng nồng nàn yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, trong đơn vị cũng có khá nhiều người có xuất thân và hoàn cảnh giống tôi, chúng tôi nhanh chóng làm quen và trở thành thân thiết. Điều đầu tiên chúng tôi trao đổi là về miền quê của mỗi người. Quê hương anh là một vùng chiêm trũng ven biển khó cấy cày làm ăn, còn quê tôi cũng chẳng khá hơn gì, là vùng trung du miền núi “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Phải chăng cùng xuất thân từ những miền quê nghèo khó đã giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn? Giữa bọn tôi tồn tại một sợi dây cảm thông kì lạ mặc dù chỉ vừa mới quen biết. Hơn nữa, ngoài có chung hoàn cảnh xuất thân, chúng tôi còn chung cả lí tưởng và mục đích chiến đấu. Những người nông dân vốn xưa nay chỉ quen tay cấy tay cày bỗng giờ phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ ruộng nương nhà cửa, những người thân yêu và miền quê yêu dấu. Nói chúng tôi ra đi mà không lưu luyến là nói dối, nhưng vận nước đang lâm nguy, chẳng một ai có thể ngồi yên chờ đợi. Tôi cùng đồng đội đành phải gác lại tất cả, quyết chí hy sinh vì Tổ quốc.
Tây Bắc vốn nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Những cơn sốt rét rừng vẫn còn ám ảnh tôi tới tận bây giờ, khi nghĩ lại vẫn thấy rùng mình ớn lạnh. Ai trải qua rồi mới biết cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi nó như thế nào. Thực tế, số đồng đội tôi chết vì sốt rét còn nhiều hơn cả hy sinh ngoài trận mạc. Khi ấy, có một chiếc chăn đơn mà tận hai người đắp chung. Thế nhưng, chính cái thiếu thốn, gian khổ: “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” ấy đã khiến chúng tôi dễ dàng cảm thông và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Cuộc kháng chiến những ngày đầu vô cùng khó khăn vì phải chờ sự viện trợ từ quốc tế. Những ngày thiếu thốn quân trang quân bị, nhìn cái áo rách vai, cái quần có vài mảnh vá, chúng tôi chỉ biết cười, nắm tay nhau để cùng vượt qua khó khăn. Có cả những hôm hành quân trong rừng mà chân không giày, cộng với cái rét cắt da cắt thịt làm cho cuộc hành quân trở nên gian nan gấp bội phần.
Bên cạnh những khó khăn, gian khổ thường thấy, đời lính cũng không hiếm những phút giây lãng mạn. Những hôm phục kích chờ giặc, bên cạnh đồng đội, tôi còn có vầng trăng trên cao làm bạn. Ngắm nhìn ánh trăng chiếu rọi khắp nhân gian, khu rừng không còn âm u, vắng lặng mà mang nét thơ mộng, trữ tình hiếm có. Đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần. Có lúc trăng như đang treo lơ lửng trên đầu ngọn súng, tâm hồn người chiến sĩ bỗng chốc biến thành thi sĩ.
Cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người nhưng mỗi lần nhớ lại những năm tháng ấy, trong tôi dâng lên một niềm xúc động khó tả. Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn chính là sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến.
\(Tham\) \(Khảo\)
Nghĩa quân Tây Sơn dựa theo kế của Ngô Thì Nhậm đã rút về Tam Điệp và sai quân về Huế báo tin. Nghe tin, Nguyễn Huệ đã vô cùng tức giận và lập tức lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung. Vua Quang Trung xuất quân từ 25 và đến 29 thì tới Nghệ An. Tại đây vua đã triêu mộ được một đội quân tinh nhuệ và chia thành 5 đạo quân. Vào đúng 30 Tết nghĩa quân hợp lại tại Tam Điệp và vua Quang Trung đã động viên, khích lệ nghĩa quân.
Dưới sự chỉ huy tài tình của Quang Trung thì nghĩa quân nhanh chóng giành được thắng lợi. Đến mồng 5 Tết thì nghĩa quân từ Ngọc Hồi tiến vào Thăng Lòng và đại thắng. Tôn Sĩ Nghị mải đón tết mà không hề hay biết sự tấn công bất chợt của nghĩa quân. Chúng cuống cuồng tháo chạy còn vua tôi nhà Lê thì chạy trốn sang phương Bắc.
Tham khảo!
Tôi là người lính những năm tháng chống Pháp cứu nước. Giờ đây khi chiến tranh đã qua đi rất lâu rồi nhưng trong lòng tôi vẫn chẳng thể nào quên đi được những hồi ức của cuộc chiến năm xưa.
Tôi xuất thân từ một gia đình nông dân cơ hàn và nghèo khó. Như bao thanh niên trai tráng trong làng khác, khi cuộc chiến chống thực dân Pháp bước vào thời điểm cao trào, tôi xung phong lên đường nhập ngũ. Trong thời gian tôi nhập ngũ và chính thức trở thành một người lính bộ đội cụ Hồ, tôi đã quen và thân thiết với những người lính khác cũng ở độ tuổi trai tráng như tôi. Họ cũng đều là những người đến từ những vùng quê khác nhau của đất nước và bỏ lại tất cả bạn bè, gia đình quê hương để đi theo tiếng gọi của tổ quốc.
Chúng tôi từ những kẻ xa lạ, đã cùng nhau sống và chiến đấu thân thiết như những người anh em ruột thịt. Trong điều kiện khó khăn và thiếu thốn ấy, chúng ta san sẻ cho nhau từ tấm chăn đến miếng cơm, manh áo.Vì thời gian ở rừng là chủ yếu nên chúng tôi đều bị sốt rét. Đầu đau và cơ thể thì lạnh và mệt vô cùng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cùng nhau yêu thương, đoàn kết và đùm bọc nhau, cũng như gọi nhau một tiếng đồng chí thắm thiết. Vào những ngày tập kích giặc trong rừng, chúng tôi luôn cùng nhau nín thở để chiến đấu, cùng nhau kề vai sát cánh, vào sinh ra tử dưới ánh trăng rọi xuống màn sương muối trong rừng.
Bây giờ tôi đã tuổi cao sức yếu, còn người đồng chí của tôi năm xưa đã yên nghỉ được mấy năm nay. Chúng tôi đã từng có những ngày tháng oanh liệt, hy sinh cho dân tộc đất nước như thế đấy.
Tham khảo:
Vào năm Kỉ Dậu 1789, vừa nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ta tức giận lắm. Lúc ấy ta đã định đưa quân ra Bắc đánh đuổi chúng ngay. Nhưng do long dân chưa yên, nên đành chờ lên ngôi hoàng đế rồi mới hạ lệnh xuất quân đánh giặc cũng chưa muộn.
Ngay sau khi lên ngôi, ta liền tự mình “đốc suất đại binh”, cả thủy bộ cùng lên đường. Tới Nghệ An, một vạn quân tinh nhuệ được triệu tập để phục vụ cho mục đích nước nhà. Đến Thuận Hóa, Quảng Nam, ta cho mở cuộc duyệt binh, động viên, khuyến khích quân lính, dặn quân lính ăn tết sớm, chuẩn bị hành quân vào 30 Tết, mùng 7 tháng Giêng sẽ vào Thăng Long ăn mừng, cả năm đạo quân đều lạy vâng mệnh lệnh rồi tiếp tục lên đường. Quân ta đến sống Gián, nghĩa binh trấn thủ tan rã chạy trước. Đến sông Thanh Quyết, thấy quân ta hung mạnh, quân Thanh “cong đuôi” bỏ chạy, ta liền cho quân đuổi theo, không để ai chạy thoát nhằm tránh để những toán quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi hay biết.
Nửa đêm mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, quân ta bí mật bao vây làng Hà Hồi, dùng loa truyền gọi, quân lính hò hét gây âm thanh rất lớn, như có hơn vài vạn người. quân Thanh trong làng sợ hãi, liền xin ra hàng. Mồng 5, Quân ta tiến sát đồn Ngọc Hồi trong đêm tối mù mịt, cứ mười lính khiêng một miếng ván phòng thủ, lưng dắt dao ngắn, dàn trận xong xuôi chuẩn bị chiến đấu. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chả trúng được ai, thử hết mọi cách nhưng không thành công, đành bất lực nhìn quân ta dần tiến vào đồn.
Ngay khi chạm phải giặc, quân ta liền vứt ván, rút hết vũ khí chém bừa. Quân Thanh thất thủ bỏ chạy toán loạn cả, giẫm đạp lên nhau mà chết, xác quân Thanh la liệt khắc nơi, Sầm Nghi Đống chạy không kịp liền thắt cổ tự tử.Quân Thanh chạy thoát theo đường Vịnh Kiều, ta cho quân xuống đầm mực, cho voi chiến giẫm đạp chết đến hàng vạn. Thừa thắng xông lên, quân Tây Sơn ta tiến quân áp sát thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đang dự tiệc, nghe tin sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp, liền lên ngựa phóng thẳng về nước. Quân lính bỏ chạy giẫm đạp lên nhau chết, lúc qua cầu, cầu chịu không mà sập, quân lính ngã xuống mà chết sạch, nước sông Nhị Hà năm đó tắc nghẽn không chảy được. Quân Thanh đại bại.
Chỉ trong năm ngày đêm, ta đã trả được thù cho nước nhà, đánh đuổi hoàn toàn quân xâm lược. Là một vị vua, ta đã hoàn thành nghĩa vụ của mình khi đem lại hòa bình độc lập cho đất nước sau hơn 45 năm nội chiến. Ta vô cùng vui mừng.
Khi viết những dòng hồi kí này tôi lại hồi tượng về những kí ức hồi tôi đi làm người lính Tây Sơn cùng nhau sống chết để đẩy lùi quân Thanh về bờ cõi của chúng. Giờ đây, đất nước bình ổn, hưng thịnh tôi cũng có mặt để gặp liệt tổ liệt tông lưu hương khói cho đời sau.
Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 1 Sau khi đất nước thống nhất, tôi giải ngũ trở về quê nhà. Ba năm sau, tôi chuyển lên thành phố sinh sống cùng các con tôi. Thú thật, tôi vẫn thích sống ở quê nhà hơn. Nhưng các con tôi cứ bảo không có ai chăm sóc nên tôi đành nghe theo. Cuộc sống nơi thành phố đầy tiện nghi. Các con tôi đều là công chức, viên chức cả nên chẳng thiếu thứ gì. Vừa bước ra khỏi cuộc sống khó khăn của chiến tranh thì đây quả là cuộc sống đáng mơ ước. Tôi tận hưởng tất cả những ngọt ngào của cuộc sống ấy. Không còn lo âu, không còn mất ngủ, không còn nghe tiếng pháo ì ầm mỗi đêm. Tôi tận hưởng những giấc ngủ thanh bình và những bữa ăn đầy đủ và nhanh chóng quên đi mọi khổ nhọc xưa kia. Mà nhớ để làm gì. Chiến tranh đã đi qua, vết thương xưa cũng đã lành rồi. Tưởng tôi đã mãi mãi quên đi tất cả, mãi mãi ngủ quên trong đời sống tiện nghi và giả tạo này. Tưởng ánh sáng hào nhoáng của phố thị sẽ chôn chặt đời tôi trong bốn bức tường vôi kín đáo, an toàn nhưng lạnh lẽo. Nhưng không! Một đêm nọ, nó đã đến, cái vầng trăng tình nghĩa năm xưa, đánh thức hồn tôi trong cơn mộng hão huyền. Đó là một đêm thành phố bỗng cúp điện. Cúp điện ở thành phố không phải là chuyện hiếm gặp. Nhưng đêm ấy, khi ánh sáng giả dối kia vụt tắt, căn phòng rơi vào bóng tối. Tôi vội bật tung cửa sổ tìm chút gió trời thì bất ngờ, ánh sáng của vầng trăng tràn vào khắp căn phòng. Ánh sáng phóng thẳng vào đôi mắt, chiếu rọi vào hồn tôi. Ôi cái thứ ánh sáng quen thuộc và kì diệu ấy trải một lớp sáng mờ mờ trên nền gạch lấp loáng. Tôi ngẩng đầu nhìn đăm đăm lên trời cao. Bầu trời thật rộng lớn. Bầu trời thật trong trẻo. Vầng trăng tròn ngự trị khắp một miền không gian rộng lớn. Dường như nó đang chiếm lĩnh cả thành phố, cả bầu trời cao đến vô tận. Chợt nhớ đến bài thơ xưa của Lý Bạch: “Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương”. Ánh trăng hiền hòa soi rọi lòng tôi, mơn man như có cái gì đó đang xoa dịu khắp người. ÁNh trăng gợi nhớ đến những ngày xưa tháng cũ. Ánh trăng ấy đã theo tôi đến suốt cuộc đời. Thuở thiếu thời chốn quê xưa, trăng đi vào cuộc sống như người bạn thâm tình cố hữu. Tôi nhớ đến những đêm trăng thanh bình trên dòng sông. Vầng trăng cao lấp lóa ánh sáng trong dòng sông sâu thẳm, mơ huyền trong tiếng chùa vọng xa. Tôi nhớ những đêm trăng tát nước trên đồng. Ánh trăng vàng cứ chập chờn, vỡ rồi liền lại theo nhịp cầu đưa. Hay ánh trăng ma quái khu nghĩa địa sau làng mà bọn nhỏ chúng tôi thường hay chơi trốn tìm sau ấy. Vầng trăng ấy gắn chặt vào đời tôi, hết quãng đời tuổi thơ trên đồng dưới bể. Nhiều đêm nằm dưới ánh trăng sáng, nghe tiếng chim kêu mà đắng lòng đắng dạ. Đất nước đang chiến tranh. Quê hương đang bị giày xéo dưới bom đạn của kẻ thù, đau thương biết mấy. Tôi nhìn trăng. Trăng cũng nhìn tôi. Cả hai im lặng không nói nên lời nhưng thấu hiểu lòng nhau. Tháng sau, tôi lên đường đi chiến đấu. Trăng cũng theo tôi lên rừng lên núi. Trải qua bao cuộc chiến chinh trăng vẫn bên tôi, thủy chung và tình nghĩa. Trăng soi rọi bước hành quân đêm rừng sâu thẳm. Trăng lao vào cuộc chiến đấu. Trăng xung phong mở lối dẫn đường quân ta tiến tới. Trăng tiến công vào kẻ thù. Trăng là người đồng chí, đồng đội của chúng tôi. Nhiều đêm, giữa rừng sâu thanh vắng, nằm trên võng dù, giữa đường hành quân, nhìn ánh trăng sáng trên trời cao bỗng nhớ quê nhà tha thiết. Ánh trăng hiền hòa giữa trời cao xanh, ánh sáng vằng vặc soi khắp núi rừng. Tôi ước gì mai này khi kẻ thù bị tiêu diệt, tôi trở về quê xây dựng cuộc sống mới. Cuộc sống với với cái cày con trâu. Ngày ngày cuốc vườn trồng rau, đêm đêm uống cốc trà ấm, ngắm vầng trăng tròn. Cuộc đời như thế đủ thú lắm rồi. Ánh trăng chiếu rọi vào nơi tôi nằm như đồng cảm và an ủi tôi. Ánh trăng thấu hiểu lòng tôi, đến xoa dịu cơn đau trong trái tim tôi. Trái tim chất chứa hận thù. Tôi thầm hứa với trăng cao sẽ anh dũng chiến đấu đến khi đất nước sạch bóng giặc thù. Cuộc sống tươi đẹp đang chờ tôi. Người thân đang ngóng đợi tôi. Nước mắt tôi chợt rưng rưng khi nghĩ điều đó. Than ôi! Có ngờ đâu, khi cuộc chiến kết thúc, lời hứa năm xưa tôi đã quên đi từ bao giờ. Bước ra khỏi chiến tranh, tôi rơi vào trạng thái hụt hẫng. Một phần vì quá vui mừng và hạnh phúc. Một phần vì tôi trở về với cuộc sống thường ngày với những ràng buộc mới. Cuộc sống vật chất đầy đủ, tiện nghi khiến tôi say mê tận hưởng để bù đắp lại bao nhiêu năm vất vả nơi rừng thiêng nước độc. Nhiều lúc cận kề sinh tử, tưởng sẽ không thể trở về để gặp mặt vợ hiền con thơ. Công việc mới trong thời kì dựng xây đất nước khắc phục hậu quả chiến tranh khiến tôi cũng bận rộn tối ngày. Hết đi sớm lại về khuya khiến tôi không còn thời gian để nghĩ ngợi. Hình bóng quê hương và muôn vàn kỉ niệm tuy nhiên vẫn còn ở trong trái tim tôi nhưng từ lâu đã bị khép lại, giấu kín. Đô thị phồn hoa, diễm lệ, ánh đèn màu lấp loáng soi rọi khắp mặt đất, khắp bầu trời. Vầng trăng nghĩa tình năm xưa vẫn cứ từng đêm đi qua bầu trời. Nhưng gần như tôi không hề hay biết. Tôi ngửa mặt lên nhìn vầng trăng. Trăng nay vẫn thế, vẫn tròn trịa và tỏa sáng. Hình như có cái gì đó đang rưng rưng. Trong lòng tôi bỗng hiện rõ hình ảnh quê hương thương yêu. Từng cánh đồng, từng ngọn núi, con sông bỗng trở về ào ạt. Bất chợt tôi bật khóc. Giọt nước mắt lăn dài trên má nóng hổi. Đó là nước mắt xót xa những tháng ngày xưa cũ. Giọt nước mắt hối hận khi nhận ra bấy lâu mình đã hững hờ với quá khứ nghĩa tình, hững hờ với vầng trăng thủy chung. Dù chúng tôi, những người lính, từ lâu đã không hề nhớ tới. Nhưng vầng trăng bao năm qua vẫn không thay đổi. Trăng vẫn luôn ở cạnh chúng tôi, dõi theo chúng tôi. Trăng nghĩa tình thủy chung còn chúng tôi lại vô tình, lạnh nhạt nó nó. Ánh trăng lặng im phăng phắc, không nói gì. Đó là sự im lặng nghiêm khắc nhắc nhở tôi về quá khứ đau thương nhưng nghĩa tình. Trăng không giận dữ, nghiêm nghị mà bao dung càng khiến tôi thêm đau lòng. Tôi nhận ra bấy lâu mình đã hững hờ với quá khứ, hững hờ với nỗi đau thương mà dân tộc vừa trải qua. Nhiều lần tôi đã tự ngụy biện rằng hoàn thành tốt công việc trong hiện tại là đã có công với đất nước rồi. Và những gì mình nhận được là do công sức mình bỏ ra, là hoàn toàn xứng đáng. Nhưng kì thực, đó là một cuộc sống ích kỷ và vô tâm. Biết bao con người vẫn đang âm thầm hi sinh bởi bom đạn của kẻ thù còn sót lại, bởi đói khổ triền miên. Nỗi đau thương vẫn còn âm ỉ trong lòng dân tộc. Kẻ thù đã rời đi, nhưng hậu quả của chúng gây ra vẫn tiếp tục gây tổn thương cho biết bao người. Biết bao gia đình, bao con người chưa thể tìm thấy được hạnh phúc. Cả dân tộc đang gượng mình gắng sức vượt qua. Còn tôi thì ngập ngụa, sướng vui trong đời sống vật chất. Càng suy nghĩ, tôi càng thấy hối lỗi. Cảm ơn vầng trăng đã giúp tôi thấu hiểu và nhận rõ bản thân mình. Tôi phải làm gì đó để xứng đáng với dân tộc. Tôi cần làm gì đó để bù đắp lại lỗi lầm. Tôi phải sống xứng đáng với tinh thần người lính trong thời đại mới, tiếp tục tiên phong trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của dân tộc. Chắc chắn rồi. Nhất định tôi phải gắn kết mình với những nhiệm vụ của dân tộc. Nhất định phải biết trân trọng quá khứ và sống xứng đáng với những gì mình đã nhận được. Cuộc sống này không chỉ dành cho riêng tôi mà dành cho cả dân tộc, dành những con người anh hùng đã cống hiến hết mình vì độc lập, tự do của tổ quốc Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 2 Vào những ngày cuối tuần, tôi thường hay ngồi đọc sách, đó là một cách để thư giãn sau một tuần đi học mệt mỏi. Buổi sáng chủ nhật hôm ấy, tôi vẫn đọc sách như mọi khi thì bỗng bố tôi đi chơi. Tôi khá bất ngờ vì một người bận rộn như bố thường tranh thủ nghỉ ngơi ở nhà vào những ngày cuối tuần với những công việc đã thành thói quen như xem tivi, đọc báo… Tôi ngạc nhiên vội hỏi rằng hai bố con sẽ đi đâu, bố mỉm cười: - Đó là một nơi rất thú vị, khi nào đến thì con sẽ biết. Nghe bố nói vậy, tôi không hỏi nữa và háo hức chuẩn bị đi ngay. Tôi đã tưởng tượng ra nào là công viên, khu vui chơi… nhưng không ngờ rằng đó lại là một quán café ở Hàng Buồm, Hồ Gươm thật giản dị với cái tên “Lính”. Tôi cảm thấy tò mò và thích thú khi bước vào. Đây là một quán café rất lạ mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến. Mọi vật trong căn phòng có cái gì đó rất thiêng liêng. Những chiếc ba-lô của người lính, những chiếc mũ cối, những khẩu súng trường, áo chống đạn… Tất cả như đưa tôi trở về với quá khứ của một thời chiến tranh bom rơi đạn nổ. Tôi nhìn toàn bộ căn phòng, nơi đây không khác gì một “viện bảo tàng nhỏ” trưng bày những kỷ vật thời chiến tranh. Đang say sưa ngắm nhìn xung quanh, chợt tôi thấy một bác trung niên tầm tuổi bố tôi, bước ra chào hỏi và bắt tay bố thân mật. Sau đó, tôi mới biết đó là một buổi hẹn trước của bố và một người bạn hồi còn đi lính. Quán hàng hôm nay thật yên tĩnh mà có cảm giác như không gian rộng lớn thu nhỏ về một góc nơi ba con người đang nói chuyện. Ba cốc cafe bốc hơi nghi ngút, mở đầu cho cuộc nói chuyện giữa bố con tôi và người bạn của bố. Bố giới thiệu với tôi rằng bác tên Trung, là người bạn thân của bố thời chiến. Bố và bác Trung đã cùng nhau vượt qua bao khó khăn, thử thách trong những năm tháng chống Mỹ ác liệt. Thoáng nhìn qua người bạn của bố mình, tôi thấy dù bằng tuổi bố nhưng trông bác già dặn hơn đôi phần. Khuôn mặt vuông chữ điền cùng với những vết chân chim nơi viền mắt tạo nên một vẻ hiền hòa, từng trải và có cái gì đó trầm lặng. Con người bác toát lên một vẻ giản dị mà nghiêm trang đồng điệu với không khí của quán cafe kỳ lạ này. Đang mải mê suy nghĩ chợt bác Trung hỏi tôi: - Chắc cháu thắc mắc về quán café này lắm nhỉ? Tôi liền đáp lại: - Dạ, vâng ạ. Sao quán cafe này lạ thế hả bác? Bác cười xòa, uống một ngụm cafe, tiếp lời: - Quán cafe này với bác không phải là một cửa hàng để kinh doanh mà nó là nơi lưu giữ những kỉ niệm, hồi ức về những năm tháng không thể nào quên. “Thì ra là vậy” – Tôi tự nói với chính mình. Tôi đã phần nào hiểu được mục đích mà bố dẫn tôi đến đây. Thấy thích thú, tôi hỏi: - Vậy ấn tượng đặc biệt nhất của bác về thời chiến là gì ạ? Bác Trung không vội trả lời, ánh mắt hướng về góc quán, nơi trưng bày những bức hình thời chiến. Đó là tấm hình của một vầng trăng tròn, đẹp đến lạ thường. Vẫn nhìn vào đó, bác nói với tôi như đang tự nói với chính mình: - Đối với bác chiến tranh không phải chỉ về hình ảnh bom rơi đạn nổ mà còn là về hình ảnh một người bạn đặc biệt đã giúp bác nhận thức được nhiều điều về chân lí cuộc sống – vầng trăng. Tôi thoáng ngạc nhiên, dường như đọc được vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, bác kể tiếp: - Hồi nhỏ bác sinh ra và lớn lên ở một miền quê mà nơi ấy có tất cả những vẻ đẹp đơn sơ, giản dị nhất của làng quê Việt Nam. Nơi ấy có những đồng lúa, những dòng sông cùng với biển rộng và cát trắng. Vầng trăng đã gắn bó với bác từ thời ấu thơ, bác có thể ngắm nhìn cái ánh sáng hư ảo ấy ở mọi nơi. Bác vẫn còn nhớ, hồi nhỏ và mỗi buổi tối, bác cùng những người bạn của mình ra ngoài biển vui chơi. Ánh trăng trên mặt biển sáng lấp lánh như đang lướt theo những con sóng vỗ vào bờ. Làn gió thổi nhẹ mang theo cái vị mặn mòi của biển cả, tiếng sóng biển rì rào và vầng trăng tỏa sáng lấp lánh mỗi đêm mùa hạ êm như nhung đã in dấu và tuổi thơ bác. Rồi khi đi bộ đợi, vầng trăng cũng lại gắn liền với bác. Chắc cháu sẽ nghĩ rằng cuộc đời của một người chiến sỹ sẽ chỉ có súng đạn, khói lửa chiến tranh nhưng đời lính cũng có những giây phút rất nên thơ và lãng mạn. Những lúc ấy, vầng trăng là tri kỷ. Trăng đã luôn đồng hành với bác trên những con đường hành quân ra trận, những buổi họp đội, những lần phục kích chờ giặc. Nhờ có vầng trăng, những người lính như được tiếp thêm sức mạnh, thổi bùng lên những ước mơ và hy vọng hòa bình. Bác đã ngỡ rằng mình sẽ không bao giờ quên người bạn tâm tình ấy. Vậy mà… Ngừng lại, dường như tôi có thể nghe thấy một tiếng thở dài nơi bác. Im lặng, tôi chờ bác nói tiếp: - Sau khi kết thúc chiến tranh, bác lên thành phố sinh sống. Khác với cuộc sống khổ cực nơi thôn quê thời chiến, cuộc sống thành thị tiện nghi và hiện đại hơn nhiều. Ngày trước dường như ánh sáng của vầng trăng là duy nhất, mỗi đêm hè chỉ ao ước ngồi ở thềm nhà để ngắm trăng. Học cũng chỉ dưới ánh sáng lung linh huyền ảo ấy. Nhưng bây giờ đã khác. Không cần đến trăng, mọi sinh hoạt của con người đều được rọi sáng bằng đèn điện. Thế là bác cũng chẳng còn thói quen ngắm trăng nữa. Mỗi khi đêm xuống, vầng trăng xuất hiện, bác cũng không còn cái háo hức chờ đợi. Vầng trăng đã trở thành người dưng không quen biết. Cho đến một hôm, cả tòa nhà nơi bác sống bị mất điện. Căn phòng tối om, bác vội bật tung cửa sổ, vầng trăng xuất hiện ngay trước mắt bác. Trong lòng bác lúc ấy như có một xúc cảm mạnh mẽ trào dân khiến khóe mắt như có gì rưng rưng. Nhìn thấy vầng trăng quen thuộc ấy, bao nhiêu kỷ niệm ùa về. Những khoảnh khắc ngắm trăng hiện ra như trước mắt. Vầng trăng vẫn tròn đầy, vẫn lung linh mặc cho thời gian có chảy trôi mặc cho người đời có thay đổi. Chỉ trong giây phút ấy, bác đã hiểu ra được nhiều điều. Bác tự trách mình đã vô tâm, đã quên đi một người bạn tri âm tri kỷ. Giọng nói bác trầm ấm, đôi mắt bác đỏ hoe, có cái gì đó lắng đọng. Có lẽ vì bác xúc động quá. Và như có một điều gì đã vỡ lẽ trong tâm trí tôi. Tôi hiểu rằng mình được sinh ra và lớn lên ở thời bình không hiểu được cái khó khăn gian khổ thời chiến. Hạnh phúc, sự yên ấm ngày hôm nay có được là nhờ sự hi sinh nương náu của biết bao người. Vì vậy, mình phải biết nhìn lại quá khứ, suy nghĩ về những điều mình đã làm, về mọi người xung quanh để cảm, để hiểu và để trân trọng những giây phút của hiện tại. Trước khi hai con bố con tôi trở về nhà, bác Trung đã tặng tôi bức tranh vầng trăng của quán và ôn tồn dặn tôi rằng: - Cuộc sống giờ đây bộn bề với biết bao nhiêu tấp nập và hối hả, con người ta dễ vô tâm, lãnh cảm với những giá trị truyền thống, với quá khứ nghĩa tình. Đôi khi cháu phải biết nhìn “ngược”, sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn. Tôi liền nói cảm ơn với bác vì nhờ có câu chuyện của bác ngày hôm nay mà cô bé này đã có thêm một bài học bổ ích trong cuộc sống. Trên đường trở về nhà, tôi chợt nhớ đến một câu nói của nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn để tự suy nghĩ về chính mình”. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 3 Tôi từng là một người lính, tay cầm súng đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Và giờ đây, những hồi ức lắng đọng về một thời quá khứ và đã có một sự việc khiến cho tôi như được giác ngộ, được nhìn lại cách sống của bản thân mình. Thời thơ ấu của tôi rất êm đềm khi sống ở một làng quê thanh bình, chỉ lác đác vài căn nhà vách nứa đơn sơ. Người dân nơi đây sống với nhau rất chan hòa, gắn bó với thiên nhiên. Quê tôi nghèo, thiếu ánh điện nên mỗi khi màn đêm buông xuống cũng chỉ có vầng trăng tròn soi sáng cho lũ trẻ chúng tôi vui chơi, xuống sông cất vó mò cua bắt tép. Có lúc tôi lại thích lặng lẽ ngồi bên bờ sông, ngắm nhìn dư ảnh của trăng đang hiện lên trên mặt nước, thong thả, lấp lánh trông như một tuyệt cảnh, đẹp đẽ biết bao. Cuộc sống an bình ngỡ cứ trôi qua như vậy, nào ngờ chiến tranh bùng nổ, là một đứa con dân của đất nước, tôi phải xa rời quê hương mà đi vào nơi chiến trường, bom rơi đạn nổ. Sự thiếu thốn về vật chất, quân trang; nơi rừng sâu âm u hiểm hoạ luôn là nỗi lo của tôi. Nhưng nhờ có người đồng đội, cả vầng trăng luôn sát cánh bên tôi, tôi như có thêm nguồn sức mạnh trải qua mọi gian khổ. Có đêm tôi cùng anh đồng chí gác đêm, anh hỏi tôi: - Anh nghĩ xem...ai là người bạn, tri kỉ của anh từ thửa bé? - Tất nhiên là vầng trăng sáng trên kia rồi. - Tôi trả lời anh, không chút đắn đo - Ừ nhỉ.....- Anh nhìn lên bầu trời xanh cao, lặng lẽ nhìn, chợt cười. Tôi trả lời như vậy, vì tôi luôn nghĩ rằng ánh trăng là người luôn bên cạnh tôi dù là nơi đâu, soi đường dẫn lối cho tôi ra chiến trận. Với tôi, trăng không chỉ đơn thuần là một thứ tự nhiên tạo hoá, mà đó là ng bạn tri kỉ, tình nghĩa, thuỷ chung ngay chính nơi rừng thiêng nước động này. Chiến tranh qua đi, hòa bình lập lại, tôi giải ngũ trở về quê nhà. Không lâu sau đó tôi cũng lên thành phố sinh sống và lập gia đình. Trong căn nhà sang trọng, tiện nghi không còn thiếu thốn như xưa, tôi chẳng hề lo lắng gì nữa. Bước ra đường đêm, ánh điện bao quanh khiến tôi lặng quên đi vài thứ quang trọng trong đời. Ánh trăng dù ngày nài cũng đi qua ngõ nhưng lại bị tôi phó mặc, coi như người dưng qua đường. Rồi một hôm, khi tôi đang dựa trên chiếc ghế êm ái, tay cầm đọc một quyển sách hay, bỗng dưng căn phòng buyn-đinh đang sáng liền tối sầm lại. Bất giác, tôi vội chạy khỏi, bật tung cánh cửa sổ trước đó đã khoá chặt, và hiện lên trước mắt tôi chính là vầng trăng nào..... Những hồi ức ngày xưa dần hiện về trong kí ức tôi: sông, rừng, cây, núi... và cả trăng. Tôi lặng người, chỉ biết ngửa mặt lên nhìn trăng, mọi thứ xung quanh lúc này trở nên vô định. Lúc bấy giờ, trăng vẫn tròn vành vạnh, vẹn nguyên tình nghĩa xưa. Trăng im lặng ko nói gì, nhưng tôi hiểu, trăng đang nghiêm khắc nhắc nhở tôi như đang lên án, đang tố cáo chính cách sống vô cảm, hững hờ của tôi. Tôi chỉ biết ân hận, tự trách như đang chất vấn chính lương tâm mình, tôi càng giật mình khi nhận ra chính mình là người đã quên đi mối ân nghĩa khi xưa. Nhờ trăng mà tôi có thể được một lần ngoảnh đầu nhìn lại bản thân mình, cũng như rút ra được bài học về cách sống đạo đức: "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 4 Tôi đã được sinh ra và lớn lên ở quê hương. Tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, với những dòng sông hiền hòa chở nặng phù sa, với những hồ bể trong đầy tôm cá. Đối với tôi, đó là những năm tháng tuyệt vời nhất. Năm tháng cứ trôi đi êm đềm. Rồi một ngày kia, chiến tranh bùng nổ. Để bảo vệ cho Tổ quốc thân yêu, tôi phải rời quê hương để đi lính. Cuộc sống của tôi lúc này đã thay đổi. Tôi dần dần gắn bó với những ngọn núi, với cánh rừng hoang vu sặc mùi bom đạn. Nhưng trong lòng tôi vẫn khắc khoải một nỗi nhớ da diết. Tôi nhớ làng, nhớ gia đình, nhớ lối xóm. Trong những lúc như thế, tôi thường nhìn trăng. Vầng trăng như một người bầu bạn cùng tôi, có thể an ủi, làm nguôi ngoai đi nỗi nhớ quê hương. Trăng chia sẻ cùng tôi biết bao tâm tư tình cảm, bao nỗi nhớ. Trong suốt chặng hành trình gian lao cực khổ, trong cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cây cỏ, vầng trăng mộc mạc như một người bạn tri kỷ, luôn đồng hành và sát cánh bên tôi. Đã có lúc, tôi ngỡ rằng hứa sẽ không và không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy. Và chiến tranh kết thúc, hòa bình lặp lại. Thoát khỏi cuộc sống bần cùng, nghèo khổ trong chiến tranh là cái khát vọng lớn nhất của những người lính chúng tôi. Vì vậy, tôi về sống ở thành phố, trong một căn phòng buyn-đinh tiện nghi. Cuộc sống ở thành phố rất hiện đại. Đâu đâu cũng có những ánh điện, cửa gương. Dần dà, tôi đã quen cái cuộc sống của thành thị. Và trong chính sự xa hoa đó, tôi đã quên đi vầng trăng – người bạn tri kỷ của mình. Mỗi tối, trăng đi qua ngõ mà như người dưng qua đường. Xa lạ, không quen, không biết, vầng trăng đã bị tôi – một người bạn thân thiết, gắn bó của một thời – lãng quên. Rồi một ngày nọ, đèn điện bỗng vụt tắt. Căn phòng trở nên tối om. Theo phản xạ, tôi bèn bật tung cánh cửa sổ để ánh sáng lan vào. Và đập vào mắt tôi là vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi. Đã bao nhiêu năm qua, trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Chỉ có tôi là đã thay đổi. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ. Tôi thật sự hối hận vì đã quên trăng. Đối mặt với người bạn cũ, lòng tôi cứ nghẹn ngào, nước ở khóe mắt cứ muốn trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi ở suốt chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 5 Sau khi đất nước Việt Nam giải phóng và thống nhất, tôi đã giải ngũ để trở về quê nhà. Sau ba năm sống ở quê, tôi được con trai và con dâu mời lên thành phố sống cùng để các con yên tâm đi làm. Thật tình thì tôi vẫn thích sống ở quê hơn. Bởi vì, ở quê không khí trong lành, tôi có bà con, họ hàng sớm trưa chuyện trò đỡ buồn. Nhưng các con tôi bảo: “Bố ở quê không có ai chăm sóc, chúng con không yên tâm”. Vậy là, tôi không còn lý do nào nữa và đành nghe theo. Cuộc sống nơi thành phố hiện đại, đường phố lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp nhiều người qua lại và tôi ở trong căn nhà của con trai đầy đủ tiện nghi. Các con trai và con dâu của tôi đều là công chức, viên chức nhà nước nên chẳng thiếu thứ gì. Vừa rời khỏi cuộc sống vất vả, khó khăn của thời cuộc chiến tranh thì đây là cuộc sống đáng mơ ước. Tôi đã tận hưởng tất cả những ngày tháng ngọt ngào của cuộc sống ban tặng khi ở cùng các con tôi. Tôi không còn phải nghĩ ngợi, lo lâu và không còn bị mất ngủ cũng như không còn nghe thấy tiếng pháo ì ầm của chiến tranh mỗi đêm. Tôi tận hưởng ngày này qua tháng khác với những giấc ngủ ngon yêu tĩnh, những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và dần dần tôi đã nhanh chóng quên đi mọi khổ nhọc trước kia. Tôi tự động viên bản thân: “Giờ nhớ lại để làm gì? dù sao chiến tranh cũng đã qua đi, vết thương xưa cũng đã lành lại rồi” Cuộc sống cứ thế trôi đi, Tôi tưởng chừng như đã mãi mãi quên đi tất cả, mãi mãi sống với đời sống hiện tại đầy đủ tiện nghi như thế này. Tưởng như ánh sáng hào nhoáng của thành phố sẽ giữ mãi chân tôi trong bốn bức tường vôi kín đáo, an toàn nhưng lạnh lẽo. Nhưng đột nhiên trong một đêm nọ, cái ánh trăng của tình nghĩa năm xưa đã đến đánh thức hồn tôi làm cho cuộc sống của tôi bị xáo trộn bởi cơn mộng mơ hão huyền và cả những cảm xúc khó tả. Đó là một đêm thành phố bị cắt điện. Cắt điện ở thành Phố cũng không phải là chuyện lạ và hiếm gặp. Nhưng đêm ấy, khi ánh sáng của những bóng điện bị vụt tắt thì bỗng dưng bóng tối bao phủ lên toàn bộ căn phòng. Tôi vội vàng, mở tung cánh cửa sổ ra để tìm chút gió trời thì bất ngờ, ánh sáng của vầng trăng tràn vào căn phòng. Ánh sáng của vầng trăng chiếu rọi thẳng vào đôi mắt tôi, xuyên qua hồn tôi. Ôi ánh sáng quen thuộc và kì diệu ngày nào đã đến. Nó trải dài một lớp sáng mờ mờ trên nền gạch lấp loáng. Tôi ngẩng đầu nhìn đăm chiêu lên bầu trời cao và rộng lớn thấy thật trong trẻo. Vầng trăng tròn trịa, soi sáng khắp một miền không gian lớn và vô tận. Ánh trăng hiền hòa chiếu sáng khắp nơi và dương như nó soi rọi vào lòng tôi, làm tôi có cảm giác mơn man như có cái gì đó đang xoa dịu khắp cơ thể. Ánh trăng đã làm khơi gợi cho tôi nhớ đến những năm tháng ngày xưa. Ánh trăng ấy đã dõi theo tôi đến suốt cuộc đời này. Từ hồi thuở thiếu niên ở chốn quê nhà, ánh trăng đã đi vào cuộc sống của tôi như người bạn thân tình. Tôi nhớ lại những đêm trăng yên bình trên dòng sông. Vầng trăng rọi xuống dòng sông tạo nên những ánh sáng lấp lóa, huyền ảo. Tôi nhớ đến những đêm trăng cùng tôi tát nước trên ruộng đồng. Ánh trăng vào cứ chập chờn, vỡ rồi lại liền theo từng nhịp cầu đưa. Hay ánh trăng ma quái ở khu nghĩa địa sau làng mà bọn trẻ chúng tôi thường hay chơi trò trốn tìm. Vầng trăng đó gắn gặt vào đời tôi, từ quãng đời thơ ấu cho đến khi tôi lớn lên. Nhiều đêm nằm dưới ánh trăng sáng, nghe tiếng chim kêu hót líu lo mà đắng lòng, đắng dạ bởi đất nước đang trong thời kì chiến tranh. Quê hương bị lũ giặc giày xéo dưới bom đạn, đau thương. Tôi nhìn trăng và trăng cũng nhìn tôi. Cả hai đều im lặng không nói gì nhưng đều thấu hiểu lòng nhau. Tháng sau, tôi quyết định lên đường đi chiến đấu. Trăng cũng dõi theo tôi lên rừng, lên núi. Trải qua bao cuộc chinh chiến từ Bắc vào Nam thì trăng vẫn đi theo tôi, thủy chung và tình nghĩa với tôi. Trăng soi rọi những bước hành quân trong đêm rừng sâu thẳm. Trăng lao vào cuộc chiến đấu với cả những người lính. Trăng xung phong mở lối dẫn đường cho quân ta tiến tới tấn công kẻ thù. Trăng là người đồng chí, đồng đội luôn sát cánh cùng chúng tôi. Nhiều đêm hành quân, giữa rừng sâu hoang vắng, nằm trên võng dù, tôi nhìn ánh trăng trên trời cao bỗng nhớ quê nhà da diết. Ánh trăng hiền hòa giữa trời cao xanh, ánh sáng vằng vặc soi khắp núi rừng. Tôi ước, sau này đánh đuổi được bọn giặc, tôi trở về quê xây dựng lại cuộc sống mới. Cuộc sống nông nghiệp với con trâu, cái cày. Hằng ngày cuốc đất vườn trồng rau xanh, đêm đêm thưởng thức uống trà ấm và ngắm ánh trăng tròn. Với tôi, cuộc sống như thế là đủ thú vui lắm rồi. Ánh trăng chiếu rọi vào giường tôi nằm như đồng cảm và an ủi tôi vậy. Ánh trăng như thấu hiểu lòng tôi, xoa dịu trái tim chất chứa đầy thù hận trong tôi. Tôi thầm hứa với ánh trăng sẽ anh dũng chiến đấu đánh tan quân giặc mang lại đất nước hòa bình. Cuộc sống tươi đẹp đang chờ tôi phía trước, người thân đang ngóng đợi tôi ở quê nhà. Khi nghĩ đến đây, tự dưng nước mắt của tôi tuôn trào. Than ôi! Tôi không ngờ được là khi cuộc chiến tranh kết thúc, lời hứa năm xưa của tôi với ánh trăng đã quên đi từ bao giờ. Ngày chiến thắng trở về, tôi rơi vào trạng thái bị hụt hẫng. Một phần vì quá vui mừng và hạnh phúc. Một phần vì tôi về với cuộc sống thường ngày với những ràng buộc mới. Cuộc sống vật chất đầy đủ tiện nghi làm tôi say mê tận hưởng để bù đắp lại những năm tháng vất vả chiến đấu nơi rừng thiêng, nước độc. Nhiều lúc cận kề cái chết, tưởng như không thể trở về để gặp mặt vợ hiền con thơ. Hằng ngày, tôi làm công việc mới trong thời kì dựng xây đất nước và khắc phục hậu quả chiến tranh khá bận rộn. Hết đi sớm lại về khuya khiến tôi không có thời gian để nghĩ ngợi. Hình bóng quê hương và muôn vàn những kỉ niệm tuy vẫn còn trong trí nhớ của tôi nhưng từ lâu nó đã bị khép lại, giấu kín. Ở nơi đô thị, phố xá phồn hoa, diễm lệ, ánh đèn màu lấp loáng soi rọi khắp mặt đất và bầu trời. Vầng trăng tình năm xưa vẫn cứ từng đêm đi qua bầu trời nhưng dường tôi không để ý nên không hề hay biết. Tôi ngửa mặt lên bầu trời nhìn vầng trăng. Trăng nay vẫn thế, vẫn tròn trịa và tỏa sáng khắp nơi. Và lúc này, hình như có cái gì đó đang rưng rưng. Trong đầu tôi, những hình ảnh về quê hương, cánh đồng, ngọn núi, con sông, vv… bỗng hiện lên và thi nhau ùa về. Bất chợt, tôi xúc động và bật khóc. Những giọt nước mắt cứ thế lăn dài trên má. Đó là nước mắt xót xa của những ngày tháng năm xưa. Giọt nước mắt hối hận khi nhận ra mình bấy lâu đã hững hờ với quá khứ nghĩa tình, hững hờ với vầng trăng thủy chung. Dù chúng tôi, những người lính từ lâu đã không hề nhớ tới. Nhưng vầng trăng trải qua bao thời gian nó vẫn không thay đổi. Trăng vẫn luôn bên cạnh và dõi theo chúng tôi. Trăng thì nghĩa tình thủy chung còn chúng tôi lại vô tình đối xử lạnh nhạt với nó. Ánh trăng lặng im không nói gì. Đó chính là sự im lặng nghiêm khắc nhắc nhở tôi về quá khứ đầy đau thương nhưng nghĩa tình. Trăng không giận dữ, nghiêm nghị nhưng lại bao dung càng khiến tôi thêm đau lòng. Tôi nhận ra bấy lâu nay mình đã hững hờ với quá khứ, hững hờ với nỗi đau thương mà dân tộc Việt Nam vừa trải qua. Nhiều lần, tôi đã tự ngụy biện rằng mình hoàn thành tốt công việc trong hiện tại là đã có công với đất nước rồi. Và những gì mình nhận được hôm nay là hoàn toàn xứng đáng do công sức của mình bỏ ra. Nhưng kì thực, đó là một cuộc sống ích kỷ và vô tâm. Biết bao con người vẫn đang âm thầm hy sinh bởi bom đạn của kẻ thù vẫn còn sót lại, bởi đói khổ kéo dài triền miên. Nỗi đau thương vẫn còn âm ỉ trong lòng dân tộc Việt Nam. Kẻ thù đã rời đi rồi nhưng hậu quả của chúng gây ra vẫn để lại gây tổn thương cho nhiều người. Biết bao gia đình, bao con người chưa tìm thấy được hạnh phúc. Cả dân tộc đang gượng mình cố gắng vượt qua thì tôi lại ngập ngụa với sướng vui của cuộc sống đầy đủ vật chất. Càng suy nghĩ bao nhiêu thì tôi lại càng cảm thấy mình có lỗi bấy nhiêu. Cảm ơn ánh trăng đã soi sáng, giúp tôi thấu hiểu và nhìn nhận lại bản thân mình. Tôi phải làm gì đó để xứng đáng với dân tộc. Tôi cần phải làm gì đó để bù đắp lại những lỗi lầm của mình. Tôi phải sống thật xứng đáng với tinh thần của người lính trong thời đại đổi mới, tiếp tục tiên phong trong những nhiệm vụ khó khăn của dân tộc. Tôi nhất định phải biết trân trọng quá khứ để sống tốt và xứng đáng với những gì mình nhận được. Cuộc sống này không chỉ dành riêng cho tôi mà còn dành cho cả dân tộc Việt Nam, dành cho những người anh hùng đã cống hiến hết mình vì nền độc độc, tự do của Tổ Quốc. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 6 Đã bao giờ bạn tự hỏi tri âm tri kỉ được định nghĩa như nào chưa. Tri âm tri kỉ nghe có gì đó rất lớn lao, xa xăm nhưng mấy ai biết được rằng đó đôi khi lại là những thứ thân thuộc, giản đơn xung quanh cuộc sống này. Với tôi có lẽ là như vậy. Nếu tôi nói tri âm tri kỉ của tôi là ánh trăng thì bạn có tin không? Ánh trăng đơn sơ, ấy liệu có gì để con người ta gắn bó nhỉ? Và đó là một câu chuyện dài. Tôi được sinh ra và lớn lên bên những cánh đồng quê hương ngào ngạt hương lúa, bên tiếng ve của những buổi trưa hè oi ả, tiếng ếch nhái râm ran mỗi khi màn đêm buông xuống lả lơi. Lũy tre làng với con đê, dòng sông đỏ nặng phù sa đã bồi đắp nên tuổi thơ tươi đẹp trong tôi. Cứ ngỡ rằng những năm tháng thanh bình ấy sẽ kéo dài mãi mãi nhưng không, chiến tranh nổ ra, quê hương bị tàn phá ác liệt. Cảnh vật, con người bị tàn phá ác liệt. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc tôi lên đường nhập ngũ. Thay vào việc thả hồn bên những cánh đồng bát ngát tôi quen dần với việc hành quân trong những cánh rừng rậm rạp, u tối, hiểm nguy rình rập, quen với tiếng thét gào gầm gữ của thiên nhiên hoang dại. Nhưng trong tôi lúc nào cũng chan chứa một nỗi nhớ da diết, khôn nguôi về quê hương. Để rồi những đêm dài, tranh thủ phút nghỉ ngơi hiếm hoi tôi lại gửi hết tâm tình vào ánh trăng. Ánh trăng sáng soi tỏ không gian như chăng cũng soi tỏ lòng tôi. Chẳng biết tự bao giờ trăng trở thành người bạn tri âm của tôi, đồng hành cùng tôi, sẻ chia tâm sự với nỗi lòng tôi. Biết bao tâm tư, bao nước mắt, và cả bao kỳ vọng và nhớ nhung tôi đều gửi gắm qua ánh trăng. Vầng trăng tình nghĩa ấy theo chân tôi, đồng hành cùng tôi suốt những năm tháng mưa bom bão đạn nơi chiến trường ác liệt. Trăng tình nghĩa nâng bước tôi giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa hiểm nguy chiến tranh. Trăng giản dị, mộc mạc nhưng lại tình nghĩa và ấm áp vô ngàn. Khi chiến tranh kết thúc, tôi may mắn cùng các anh em đồng đội được trở về đoàn tụ với gia đình. Tôi được Nhà nước cấp cho một ngôi nhà nhỏ nơi thành thị đông đúc. Cuộc sống bộn bề, các tòa nhà cao ngất, phố thị đèn kết hoa khiến ánh trăng trở nên xa vời với tôi. Ánh trăng giờ đây đã bị lu mờ bởi ánh điện của cuộc sống xa hoa, ồn ã. Lâu dần tôi bỗng quên mất sự hiện diện người bạn tình năm ấy của mình. Thương biết mấy rồi cũng hóa người dưng, ánh trăng đi qua tôi như người xa lạ, không quen, chẳng biết và cũng chẳng đậm đà như trước. Tạo hóa luôn đặt con người ta vào những khoảnh khắc thật trớ trêu. Rồi một ngày nọ, cũng có lúc phố thị rời xa sự sáng lóa. Căn phòng cao tầng bị mất điện. Theo phản xạ, tôi bật tung cửa sổ kiếm tìm cho mình chút nguồn ánh sáng thay thế. Bồng tôi gặp lại người xưa – ánh trăng. Mặt đối mặt, có chút gì đó rưng rưng đến lạ kỳ. Bao kỉ niệm, bao tình cảm trước kia bỗng ùa về trong tâm trí tôi, ồ ạt, nồng nàn và đắm say. Nhưng càng đắm say tôi lại càng thấy bẽ bàng. Đối diện với trăng tôi thấy bản thân thật đáng trách, đáng hận. Bao năm qua đi trăng vẫn thế, vẫn sáng vẫn tròn vành vạnh, vẫn nghĩa tình đậm sâu. Còn tôi thì sao, lòng tôi liệu còn coi trăng như đã từng. Trăng im lặng, tôi cũng im lặng nhưng trong lòng lại biết bao dậy sóng. Những cơn sóng lòng tự trách, áy náy dày vò, dạt dào trong tâm can. Tôi không nén nổi những giọt nước mắt trào dâng nơi khóe mắt. Tôi khóc để oán trách bản thân, khóc vì nhớ trăng thật nhiều, khóc vì những gì đã qua, những gì đã để vụt mất và khóc cho những khoảnh khắc ở hiện tại. Gặp lại người cũ không đáng sợ, cái đáng sợ nhất là giây phút gặp gỡ ấy lòng ta lại chông chênh, chới với, dằn vặt. Vật chất có thể tạo ra nhưng tình cảm lại rất khó để xây đắp. Sự thủy chung, son sắt và cả lòng chân thành sẽ mang lại cho ta những tình cảm quý báu. Trăng nói chung, con người nói riêng luôn là những thứ đáng để ta trân trọng và khắc ghi. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 7 Quê hương là mảnh đất linh thiêng, huyền diệu, đẹp đẽ nhất trong tâm hồn mỗi con người. Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê yên bình, xinh đẹp. Tuổi thơ tôi là những tháng ngày thỏa sức đắm mình trong gió mát, bên những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, những dòng sông hiền hòa chở nặng phù sa... Ký ức tuổi thơ tôi là trọn vẹn những kỷ niệm tuyệt vời đáng nhớ. Chiến tranh bất ngờ ập đến, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và bảo vệ quê hương, tôi cùng các bạn lên đường nhập ngũ. Cuộc sống gắn bó với núi rừng hoang vu sặc mùi đạn bom khiến lòng tôi trào dâng nỗi nhớ nhà da diết, khắc khoải. Xóm làng, gia đình cùng những cảnh vật quen thuộc cứ ẩn hiện trong tâm trí. Những đêm dài đứng gác, tôi cùng đồng đội hay ngẩng đầu lên cao, nương theo ánh trăng sáng vằng vặc trên đầu tâm sự. Có lần anh hỏi tôi: - Cậu có nhớ quê nhà không? Mỗi lần thấy trăng, tôi lại nhớ những ngày êm đềm ở quê hương, không biết đến khi nào mới được quay lại thời gian đó. Tôi không nhớ mình đã đáp lại anh như thế nào chỉ biết rằng khoảnh khắc đó, hồi ức tôi gìn giữ bấy lâu như tan vỡ ra. Những năm tháng tuổi thơ xưa kia, tôi sống cùng sông rừng biển cả, hòa mình trong thiên nhiên mát lành và hồn nhiên vô lo vô nghĩ. Những năm tháng chiến tranh gian khổ này, tôi vẫn hòa mình giữa thiên nhiên núi rừng chiến khu, cảnh vật ít nhiều có sự thay đổi, thân phận địa vị cũng khác. Thế nhưng mỗi lần ngẩng đầu lên, vầng trăng tình nghĩa vẫn yên lặng ở đó. Nó giống như dõi theo hành trình trưởng thành của tôi, một bước không rời. Tôi cứ ngỡ bản thân sẽ không bao giờ quên vầng trăng ấy, vậy mà... Chiến tranh kết thúc, hai miền Nam - Bắc của Tổ quốc được thống nhất, độc lập và tự do. Tôi may mắn sống sót nên rời đơn vị và trở về quê nhà, tạm biệt những tháng ngày đạn bom máu lửa để sống một cuộc sống bình thường, an ổn. Năm tháng xoay vần, con trai tôi ngỏ ý đưa bố lên thành thị sinh sống. Sự lo lắng của con khiến tôi chẳng nỡ chối từ nên đành rời miền quê thân thương, chuyển về thành phố xa hoa rực rỡ ánh đèn. Căn nhà tôi sinh sống đầy đủ tiện nghi, nằm ở trung tâm thành phố đông đúc, nhộn nhịp, người qua kẻ lại tấp nập ngược xuôi. Không còn âu lo, nghĩ ngợi về ngày mai còn mất, không còn mất ngủ cả đêm hay ầm ầm bên tai tiếng mưa bom bão đạn, tôi thong thả thư giãn trong những giấc ngủ bình yên, những bữa ăn đầy đủ ngon miệng. Gian khổ khó nhọc trước kia bỗng chốc phai mờ trong tâm trí. Những ký ức cùng vầng trăng tình nghĩa cũng vô tình bị lãng quên từ bao giờ chẳng hay. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, những tưởng rằng bản thân đã mãi mãi quên đi quá khứ, quen sống với những hiện đại xa hoa, đầy đủ tiện nghi. Tưởng chừng ánh sáng rực rỡ nơi thành thị sẽ mãi giữ chân tôi trong bốn bức tường sơn vôi kín đáo, an toàn nhưng có phần cô quạnh thì một đêm kia, ánh sáng vầng trăng đã đột nhiên ghé tới, đánh thức tâm hồn và gợi lên nhiều cảm xúc khó tả. Trên cao, trăng vẫn tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng bàng bạc bao phủ khắp muôn nơi. Song có thứ gì đó chợt rưng rưng, nghẹn ngào. Hình ảnh quê hương với con sông, cánh đồng,... bất chợt ùa về trong tâm trí tôi. Niềm xúc động không thể gọi thành tên khiến tôi bật khóc thành tiếng, những giọt nước mắt xót xa không ngăn được, lăn dài trên má. Tôi hối hận bừng tỉnh, nhận ra bấy lâu bản thân đã thờ ơ hững hờ với quá khứ tình nghĩa, với vầng trăng chung thủy. Tôi đã đổi thay nhưng trăng vẫn vẹn nguyên, nghĩa tình, vẫn luôn bên cạnh và dõi theo chúng tôi. Lòng tôi bỗng dấy lên bao nghĩ suy cùng hoài niệm, sống như tôi khi ấy, lãng quên quá khứ nhiều gian lao là sống vô tâm và ích kỷ. Biết bao người vẫn âm thầm lặng lẽ với bom đạn kẻ thù còn sót lại, rải rác khắp mọi miền Tổ quốc, biết bao người vẫn oằn mình trong đói khổ triền miên. Đau thương mất mát vẫn âm ỉ dày xéo trong lòng dân tộc bởi lẽ chiến tranh lùi xa nhưng dấu vết nó in hằn trên dáng hình dân tộc vẫn còn. Khi cả nhân dân đang gắng gượng vượt lên quá khứ thì tôi lại vui vẻ tận hưởng cuộc sống đầy đủ vật chất. Nếu không có ánh trăng soi sáng hôm nay, tôi không biết đến chừng nào bản thân mới thức tỉnh và nhìn lại mình. Cuộc sống độc lập tự do hôm nay không dành cho riêng ai mà thuộc về cả dân tộc Việt Nam, là kết quả bao anh hùng dân tộc đã phải đánh đổi bằng máu xương và tính mạng. Tôi cảm thấy phải làm gì đó xứng đáng với Tổ quốc, để bù đắp những ích kỉ vô tâm và sống cho xứng đáng với tinh thần người lính thời đại mới. Quá khứ dù đau thương nhưng chính là hồi ức quý giá, hãy trân trọng nó để sống tốt hơn, sống cho xứng những gì mình nhận đc
1 like nha
Hôm nay trăng sáng quá, mấy đứa cháu vẫn chưa chịu đi ngủ, chúng còn đang mải chơi đánh trận giả ngoài sân. Tiếng reo hò, cổ vũ của chúng như đánh thức trong tôi những kí ức đẹp của một thời theo đội quân Tây Sơn bách chiến bách thắng, nhất là chiến công đại phá quân Thanh do chính Quang Trung chỉ huy.
Thời trai trẻ , tôi sống ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Mùa xuân 1771, đất Tây Sơn sôi động với sự phất cờ khởi nghĩa, lật đổ Trương Phúc Loan, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Tôi cũng đầu quân vào nghĩa quân Tây Sơn. Có thể nói chiến công của quân Tây Sơn là do Nguyễn Huệ -một vị tướng tài ba, dáng cao lớn, tóc xoăn, mắt như chớp sáng, giọng nói sang sảng như tiếng chuông. Khi vua Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Trung Quốc, Nguyễn Nhạc xưng đế , còn Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương. tôi được phân công vào đội lính hầu cận bảo vệ ngài và chứng kiến được tài năng của bậc anh hùng trong sự nghhiệp bảo vệ đất nước.
Ngày 24 tháng mười một năm Mậu Thân, nhận được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ giận lắm họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng những người đến họp đã đều nói ngài nên chính vị hiệu để yên lòng dân rồi cất quân ra Bắc. Nên ngày 25 tháng Chạp, Bắc Bình đã lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân.
Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung đến Nghệ An, bàn việc quân với Nguyễn Thiếp. Nghe Nguyễn Thiếp nói không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan, vua mừng lắm, bèn cho tuyển lính, duyệt binh,rồi ra lời phủ dụ động viên tướng sĩ. Tất cả mọi người trong đó có tôi đều lấy làm xúc động, tinh thần thêm hăng hái tự tin trước cuộc chiến sắp đến dù quân địch lên đến hai mươi vạn.
Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung đến Tam Điệp, tha tội chết cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân về tội chưa đánh trận nào đã rút quân bởi họ chỉ hạng võ biền. Quang Trung biết đó là kế sách của Ngô Thì Nhậm nhằm bảo toàn lực lượng, trấn giữ nơi hiểm yếu, làm giặc kiêu ngạo, chủ quan tạo điều kiện cho quân Tây Sơn giành thế chủ động tấn công bất ngờ. Ngài còn dự tính sau chiến thắng sẽ cử Ngô Thì Nhậm sang thương thuyết với nhà Thanh để nuôi dưỡng lực lượng, xây dựng đất nước vững mạnh. Rồi vua mở tiệc khao quân. Tối 30, cả năm đạo quân lên đường tiến ra Bắc.Sau đó ông chia ra làm năm đạo quân. Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long. Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào tây Thăng Long và yểm trở cho đạo chủ lực. Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang - Bắc Giang, chặn đường rút lui của quân địch. Khi tiến thẳng đến thành Thăng Long, để giữ sức cho quân lính chiến đấu, ông sai dùng cáng làm võng. Hai người khiêng một người nằm ngủ và cứ thế luân phiên nhau đi suốt đêm.
Khi quân Tây Sơn đến sông Thanh Quyết, Quang Trung cho bắt hết quân do thám đang chạy trốn nên bọn giặc ở Hà Hồi, Ngọc Hồi không hề biết gì cả.
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cho vây kín làng Hà Hồi, bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran để hưởng ứng như có vạn người. Quân giặc trong đồn sợ hãi, xin hàng.Quân Tây Sơn thu hết lương thực, khí giới.
Ở trận đánh đồn Ngọc Hồi, tôi thấy Nguyễn Huệ rất cẩn trọng. Tối mùng bốn, tôi cùng nhóm trực gác bảo vệ vua, tôi thấy ngài vẫn thao thức cả đêm. Đồn lũy Ngọc Hồi được xây dựng kiên cố, xung quanh đều được cắm chông sắt và chôn địa lôi.Để chuẩn bị đánh đồn Ngọc Hồi, vua Quang Trung truyền lấy sáu mươi tấm ván, cứ ba tấm ghép thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, được hai mươi bức. Rồi kén lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn trận thành chữ "nhất". Vua Quang Trung cưỡi voi đi thúc,, đội chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ vua mà giờ đây cũng trở thành những người lính xông vào trận đánh theo hiệu lịnh của ngài.Mờ sáng mùng năm tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn, chẳng trúng ai. Nhân có gió bắc, chúng dùng ống phun khói lửa nhằm làm quân Tây Sơn rối loạn. Nhưng trời bỗng trở gió nam, làm cho quân Thanh rối loạn hàng ngũ. Quang Trung liền chỉ huy đội khiêng ván vừa che vừa xông lên. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống, ai nấy dùng dao ngắn chém bừa, những người cầm gươm giáo theo sau đều nhất tề xông lên hiệp lực. Cùng lúc đó, đạo quân thứ hai và thứ ba tấn công đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.
Trận tấn công thành Thăng Long, Quang Trung bày thế gọng kìm, cho đạo quân thứ tư bày thế nghi binh ở hướng đông. Quân Thanh sợ hãi tìm đường tắt thì gặp đạo quân thứ năm. Chúng vội lùi về đầm Mực, làng Quỳnh Đô thì bị quân Tây Sơn cho voi giày chết. Giữa trưa mùng năm tết, Quang Trung kéo quân vào Thăng Long. Nói về Tôn Sĩ khi nghe tin Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi, hắn sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp dẫn bọn lính kị mã bỏ chạy về hướng bắc. Quân Thanh nghe tin, bỏ chạy, tranh nhau qua cầu. Cầu đứt, quân Thanh rơi xuống nước đến nỗi nước sông Nhị Hà tắc nghẽn. Vua Lê Chiêu Thống và bọn tùy tùng bỏ chạy trốn sang Trung Quốc.
Chiến công đại phá quân Thanh của Quang Trung là niềm tự hào dân tộc. Dù cho quân Thanh có hai mươi vạn nhưng với tài cầm quân lỗi lạc của Nguyễn Huệ, với lòng yêu nước thiết tha và sự đoàn kết của các tướng sĩ, đội quân Tây Sơn đã làm nên kì tích. Lúc vua mất, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn, những người lính như tôi sau một thời gian bị bắt được thả về quê Dù thời gian có trôi qua, nhưng âm hưởng chiến thắng vẫn vang vọng mãitrong tôi, hình ảnh vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ sống mãi với non sông,đất nước và nhất là trong lòng các tướng sĩ từng cùng ngài xông pha trận mạc:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình!
Thời trai trẻ , tôi sống ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Mùa xuân 1771, đất Tây Sơn sôi động với sự phất cờ khởi nghĩa, lật đổ Trương Phúc Loan, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Tôi cũng đầu quân vào nghĩa quân Tây Sơn. Có thể nói chiến công của quân Tây Sơn là do Nguyễn Huệ -một vị tướng tài ba, dáng cao lớn, tóc xoăn, mắt như chớp sáng, giọng nói sang sảng như tiếng chuông. Khi vua Lê Chiêu Thống chạy trốn sang Trung Quốc, Nguyễn Nhạc xưng đế , còn Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương. tôi được phân công vào đội lính hầu cận bảo vệ ngài và chứng kiến được tài năng của bậc anh hùng trong sự nghhiệp bảo vệ đất nước.
Ngày 24 tháng mười một năm Mậu Thân, nhận được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ giận lắm họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng những người đến họp đã đều nói ngài nên chính vị hiệu để yên lòng dân rồi cất quân ra Bắc. Nên ngày 25 tháng Chạp, Bắc Bình đã lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân.
Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung đến Nghệ An, bàn việc quân với Nguyễn Thiếp. Nghe Nguyễn Thiếp nói không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan, vua mừng lắm, bèn cho tuyển lính, duyệt binh,rồi ra lời phủ dụ động viên tướng sĩ. Tất cả mọi người trong đó có tôi đều lấy làm xúc động, tinh thần thêm hăng hái tự tin trước cuộc chiến sắp đến dù quân địch lên đến hai mươi vạn.
Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung đến Tam Điệp, tha tội chết cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân về tội chưa đánh trận nào đã rút quân bởi họ chỉ hạng võ biền. Quang Trung biết đó là kế sách của Ngô Thì Nhậm nhằm bảo toàn lực lượng, trấn giữ nơi hiểm yếu, làm giặc kiêu ngạo, chủ quan tạo điều kiện cho quân Tây Sơn giành thế chủ động tấn công bất ngờ. Ngài còn dự tính sau chiến thắng sẽ cử Ngô Thì Nhậm sang thương thuyết với nhà Thanh để nuôi dưỡng lực lượng, xây dựng đất nước vững mạnh. Rồi vua mở tiệc khao quân. Tối 30, cả năm đạo quân lên đường tiến ra Bắc.Sau đó ông chia ra làm năm đạo quân. Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long. Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào tây Thăng Long và yểm trở cho đạo chủ lực. Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang - Bắc Giang, chặn đường rút lui của quân địch. Khi tiến thẳng đến thành Thăng Long, để giữ sức cho quân lính chiến đấu, ông sai dùng cáng làm võng. Hai người khiêng một người nằm ngủ và cứ thế luân phiên nhau đi suốt đêm.
Khi quân Tây Sơn đến sông Thanh Quyết, Quang Trung cho bắt hết quân do thám đang chạy trốn nên bọn giặc ở Hà Hồi, Ngọc Hồi không hề biết gì cả.
Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cho vây kín làng Hà Hồi, bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran để hưởng ứng như có vạn người. Quân giặc trong đồn sợ hãi, xin hàng.Quân Tây Sơn thu hết lương thực, khí giới.
Ở trận đánh đồn Ngọc Hồi, tôi thấy Nguyễn Huệ rất cẩn trọng. Tối mùng bốn, tôi cùng nhóm trực gác bảo vệ vua, tôi thấy ngài vẫn thao thức cả đêm. Đồn lũy Ngọc Hồi được xây dựng kiên cố, xung quanh đều được cắm chông sắt và chôn địa lôi.Để chuẩn bị đánh đồn Ngọc Hồi, vua Quang Trung truyền lấy sáu mươi tấm ván, cứ ba tấm ghép thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, được hai mươi bức. Rồi kén lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn trận thành chữ "nhất". Vua Quang Trung cưỡi voi đi thúc,, đội chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ vua mà giờ đây cũng trở thành những người lính xông vào trận đánh theo hiệu lịnh của ngài.Mờ sáng mùng năm tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn, chẳng trúng ai. Nhân có gió bắc, chúng dùng ống phun khói lửa nhằm làm quân Tây Sơn rối loạn. Nhưng trời bỗng trở gió nam, làm cho quân Thanh rối loạn hàng ngũ. Quang Trung liền chỉ huy đội khiêng ván vừa che vừa xông lên. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống, ai nấy dùng dao ngắn chém bừa, những người cầm gươm giáo theo sau đều nhất tề xông lên hiệp lực. Cùng lúc đó, đạo quân thứ hai và thứ ba tấn công đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.
Trận tấn công thành Thăng Long, Quang Trung bày thế gọng kìm, cho đạo quân thứ tư bày thế nghi binh ở hướng đông. Quân Thanh sợ hãi tìm đường tắt thì gặp đạo quân thứ năm. Chúng vội lùi về đầm Mực, làng Quỳnh Đô thì bị quân Tây Sơn cho voi giày chết. Giữa trưa mùng năm tết, Quang Trung kéo quân vào Thăng Long. Nói về Tôn Sĩ khi nghe tin Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi, hắn sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp dẫn bọn lính kị mã bỏ chạy về hướng bắc. Quân Thanh nghe tin, bỏ chạy, tranh nhau qua cầu. Cầu đứt, quân Thanh rơi xuống nước đến nỗi nước sông Nhị Hà tắc nghẽn. Vua Lê Chiêu Thống và bọn tùy tùng bỏ chạy trốn sang Trung Quốc.
Chiến công đại phá quân Thanh của Quang Trung là niềm tự hào dân tộc. Dù cho quân Thanh có hai mươi vạn nhưng với tài cầm quân lỗi lạc của Nguyễn Huệ, với lòng yêu nước thiết tha và sự đoàn kết của các tướng sĩ, đội quân Tây Sơn đã làm nên kì tích. Lúc vua mất, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn, những người lính như tôi sau một thời gian bị bắt được thả về quê Dù thời gian có trôi qua, nhưng âm hưởng chiến thắng vẫn vang vọng mãitrong tôi, hình ảnh vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ sống mãi với non sông,đất nước và nhất là trong lòng các tướng sĩ từng cùng ngài xông pha trận mạc:
- Ngày 22 tháng 11 năm Mậu Thân, Tôn Sỹ Nghị chiếm Thăng Long. Tướng Ngô Văn Sở lui binh về án ngữ ở núi Tam Điệp.
- Ngày 24, Nguyễn Huệ được tin cấp báo, ngày 25 lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.
- Nguyễn Huệ đốc xuất đại binh ra Bắc. Ngày 29 đến Nghệ An, tuyển thêm một vạn quân tinh nhuệ. Nguyễn Huệ tổ chức duyệt binh, truyền hịch đánh quân Thanh, vạch trần “mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện” và “kêu gọi tướng sĩ đồng tâm, hiệp lực, để dựng nên công lớn”.
- Vua chia quân làm 5 doanh rồi thần tốc ra Tam Điệp hội quân với cánh Ngô Văn Sở. Quang Trung chia quân làm 5 đạo, cho quân ăn tết Nguyên Đán trước, “bảo kín” với các tướng soái đến tối 30 thần tốc đánh quân Thanh, hẹn đến ngày mồng 7 Tết thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
*
- Quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ. Đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ xa trông thấy bóng cũng chạy nốt. Vua thúc quân đuổi theo, tới Phú xuyên thì bắt sống được hết.
- Nửa đêm 3 tháng Giêng năm 1789, tới làng hà Hồi, vua cho quân vây kín làng ấy, bắc loa...
(Tương tự kể lại chi tiết trận đánh với niềm tự hào của người trong cuộc - là người lính)
*
- Bằng tài chỉ huy thao lược của vua Quang Trung, các đạo quân của chúng tôi tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sỹ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về phía Bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.