K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 6 2016

Từ ngày thay Tiên đế trị vì, đến nay đã được mười năm, vậy mà ta vẫn nhớ như in cái ngày mà phụ hoàng sửa lễ cúng Tiên vương rồi cũng là để chọn một người con trai vừa ý nối nghiệp đế vương.

Năm ấy, phụ hoàng yếu lắm. Nhưng người còn băn khoăn vì không biết nên truyền ngôi báu cho ai. Một hôm, người gọi các Lạc tướng, Lạc hầu và hai mươi con trai đến rồi phán rằng:

–    Năm nay, nhân ngày giỗ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, không cứ phải là con trưởng.

Nghe xong lời phán của cha, ngay hôm đó, các huynh đệ của ta đã sai người đi khắp nơi tìm sơn hào hải vị hòng làm cỗ ngon để cúng Tiên vương và cũng là để đẹp lòng chúa thượng. Riêng ta, ta buồn lắm! Từ khi còn nhỏ, mẹ ta đã bị phụ hoàng hắt hủi. Lớn lên lấy vợ rồi ra ở riêng, ta cũng chỉ biết có cày cuốc, cấy trồng. Trong nhà chỉ có khoai lúa mà thôi.

Từ hôm đó, hôm nào ta cũng ngồi đên khuya để suy ngẫm nhưng vẫn chưa biết làm gì. Đêm ây vì mệt quá, ta bỗng thiếp đi ngay trước thềm nhà. Mơ mơ màng màng, ta như lạc đến một cõi xa xăm vô định, bỗng:

–    Con có phải là Lang Liêu không? Một cụ già tóc bạc phơ bước tới.

–    Dạ.

–    Con đang boăn khoăn vì không biết làm gì để cúng lễ Tiên vương đúng không?

–    Vâng ạ!

–     Trong trời đất không gì quý bằng lúa gạo, bởi nó do chính tay ta làm ra và nuôi sống tất cả mọi người. Con hãy lấy ngay lúa gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

Cụ già vừa dứt lời xong thì tất cả bỗng vụt tan. Ta choàng tỉnh mới biết mình đang mơ, không phải thực. Nhưng ta nghĩ lời dạy của cụ già thật có lý. Ta bèn cùng vợ con chọn thứ thóc nếp thơm thật mẩy, giã gạo trắng, đem vo sạch rồi lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân gói bánh. Bên ngoài ta dùng lá dong 
đùm bánh thành hình trông rất gọn mắt. Ta còn đem thứ gạo ấy đồ lên cho chín rồi giã nhuyễn và nặn thành một thứ bánh khác hình tron. Thế là sau một ngày đêm ta đã có hai mâm bánh dâng cúng Tiên vương.

Ngày lễ, vua cha đi hết một lượt ngắm các thứ sơn hào hải vị, rồi phụ hoàng đứng rất lâu bên mâm bánh của ta. Vua bèn sai người bưng hai mâm bánh lễ Tiên vương. Lễ xong, vua cha bèn hỏi:

–    Tại sao con lại chọn làm hai mâm bánh này để lễ Tiên vương mà không chọn sơn hào hải vị?

Ta bèn đem giấc mộng kể cho vua cha và cả triều thần cùng nghe. Ta còn tiếp rằng:

–    Con làm hai thứ bánh; chiếc bánh tròn tượng trưng cho trời, chiếc bánh vuông tượng trưng cho đất theo quan niệm của dân gian. Các thứ đậu xanh, thịt mỡ, lá dong là tượng trưng cho cả cây muông thú. Nhưng thưa vua cha, con còn chưa biết đặt tên cho hai thứ bánh là gì.

–    Khá khen cho Lang Liêu đã hiểu được quy luật của đất trời. Thứ bánh tròn nên gọi là bánh giầy, bánh vuông là bánh chưng. Một vị vua tốt là người biết lo cho muôn dân. Mong cho dân âm êm no đủ. Nay Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp ý ta. Vị vua biết thương yêu dân, đất nước chắc chắn sẽ phồn thịnh, an bình. Trước linh vị Tiên vương và bá quan văn võ trong triều, ta quyết định, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta.

Cả triều thần ai nấy hết sức vui mừng. Còn ta, ta ghi nhớ mãi lời dạy của vua cha về sự khoan hòa, nhân ái

23 tháng 6 2016

Ta tên là Liêu. Là con trai nhà vua nhưng ta không giống các anh em khác, quanh năm thức khuya dậy sớm trồng ngô khoai, cấy lúa. Trong nhà ta chỉ ngô lúa là nhiều.

Một hôm, vua cha gọi chúng ta lại, phán rằng:

-   Cha biết mình gần đất xa trời. Cha muốn truyền ngôi cho một người trong số các con. Các con hãy làm cỗ để cúng lễ tổ tiên. Ai làm được món ăn quý vừa ý ta thì sẽ được chọn.

Nghe vua cha phán truyền như thế, các hoàng tử anh em của ta thi nhau cho người đi khắp nơi tìm kiếm thức ăn quý, nào là sơn hào hải vị, nem công, chả phượng để mong được làm vua. Ta không có điều kiện làm việc ấy mà cũng không muốn thế vì ta nghĩ món ăn đáng cúng Tiên vương phải do tay mình làm ra. Ta băn khoăn, lo lắng bao ngày. Ta nhiều lúa gạo, đậu đỗ, ngô khoai, nhưng những thức đó thì tầm thường quá, biết làm thế nào? Một đêm, ta mơ thấy thần tiên mách bảo: "Hãy lấy gạo làm bánh mà tế lễ". Càng ngẫm ta thấy lời thần thật đúng, các thứ của ngon vật lạ kia ăn mãi rồi cũng chán, còn lúa gạo thì dùng được mãi. Ta bèn chọn lấy thứ gạo nếp trắng ngon nhất, ngâm kĩ, làm bánh hình vuông gói trong lá dong. Nhân bánh bằng thịt lợn, đậu xanh. Ta lại làm thêm một thứ bánh hình tròn bằng cách giã mịn cơm nếp đã đồ thật dẻo. Những thứ bánh ấy thật thơm ngon, ta sung sướng dâng cúng Tiên vương.

Ngày lễ Tiên vương, các anh em ta dâng lên bao nhiêu của ngon vật lạ nhưng vua cha chỉ lướt qua. Đến mâm cúng của ta, Người dừng lại rất lâu. Ta bày những lời thần mách bảo. Sau khi cùng triều thần ăn thử, Người rất vừa lòng và phán rằng, bánh hình vuông tượng trưng cho đất, có cây cỏ muông thú, đặt tên là bánh chưng, bánh hình tròn tượng trưng cho trời, đặt tên là bánh giầy.

Vua cha trang trọng tuyên bố la được giải nhất và được truyền ngôi. Ta vô cùng sung sướng và cảm động. Từ đó, ta luôn chăm lo cho việc trồng cấy, chăn nuôi của nhân dân để nhà nhà đều được no ấm.

3 tháng 2 2023

Tưởng tượng ra thôi nè.

Các ý:

- Giới thiệu bản thân mình.

+ Tôi là Vua Hùng có rất nhiều người con trai, bởi tôi già yếu quá nhưng vẫn chưa biết phải chọn đứa con nào xứng đáng để tôi trao ngôi.

- Hành động của bản thân:

+ Thách đố những đứa con đem đến thứ để cúng .. (gì á quên rồi, bạn coi lại chuyện nha mình lười:")

+ Thấy rất nhiều đứa con kiếm những thứ quý hiếm bình thường,... (dựa theo chuyện kể)

- Suy nghĩ của bản thân:

+ Băn khoăn suy nghĩ không biết có đứa con nào làm hài lòng mình hay không.

+ Rất trông chờ vào các món ăn mà các đứa con dâng lên vào ngày cúng.

- Dựa theo chuyện kể lại hành động của những người con.

+ Sau đó, nhìn sơ qua một lượt nhưng tôi ấn tượng nhất là món ăn của Lang Liêu bởi sự lạ lẫm của nó.

-> Tôi hỏi nó rằng sao lại dâng lên món này.

-> Nó kể ... (dựa theo chuyện nhe).

- Cảm xúc của bản thân:

+ Cảm thấy đứa con này xứng đáng để mình nhường ngôi.

+ Vui vẻ, hạnh phúc vì đã không còn phải lo nghĩ nhiều thứ nữa.

29 tháng 8 2016

1)

+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.

+ Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình. 

- Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời.

- Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.

2)

- Chàng là người thiệt thòi nhất.

+ Sớm mồ côi mẹ.

+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai.

- Thần thực ra chính là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động.

Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.

29 tháng 8 2016

1)+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.

 + Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình. 
- Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời. 
- Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.
2)- Chàng là người thiệt thòi nhất. 
+ Sớm mồ côi mẹ.
+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai. 
- Thần thực ra chính là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động. 
Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.


3)+ Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. 
+ Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.
 - Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã: 
+ Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên. 
+ Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm nó, thái bình cho dân.

 
4)Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
22 tháng 10 2018

Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý nên 
đều vỗ tay reo mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày có ông tổ của bánh chưng, bánh 
dày, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa ý nghĩa. 
Trải qua bao thăng trầm và sóng gió, thế nhưng tục lệ làm bánh trưng vẫn là thói 
quen quen thuộc của quần chúng nhân dân. Và có không ít đồng bào ở nước ngoài 
vẫn nhớ đến chiếc bánh chưng. Đó chính là nét văn hoá độc đáo quý báu của dân 
tộc.
P/s : Không nhận gạch đá !

8 tháng 10 2018

nhanh lên nhé mk đang cần

12 tháng 9 2018

Ta tên là Liêu. Là con trai nhà vua nhưng ta không giống các anh em khác, quanh năm thức khuya dậy sớm trồng ngô khoai, cấy lúa. Trong nhà ta chỉ ngô lúa là nhiều.

Một hôm, vua cha gọi chúng ta lại, phán rằng:

-   Cha biết mình gần đất xa trời. Cha muốn truyền ngôi cho một người trong số các con. Các con hãy làm cỗ để cúng lễ tổ tiên. Ai làm được món ăn quý vừa ý ta thì sẽ được chọn.

Nghe vua cha phán truyền như thế, các hoàng tử anh em của ta thi nhau cho người đi khắp nơi tìm kiếm thức ăn quý, nào là sơn hào hải vị, nem công, chả phượng để mong được làm vua. Ta không có điều kiện làm việc ấy mà cũng không muốn thế vì ta nghĩ món ăn đáng cúng Tiên vương phải do tay mình làm ra. Ta băn khoăn, lo lắng bao ngày. Ta nhiều lúa gạo, đậu đỗ, ngô khoai, nhưng những thức đó thì tầm thường quá, biết làm thế nào? Một đêm, ta mơ thấy thần tiên mách bảo: "Hãy lấy gạo làm bánh mà tế lễ". Càng ngẫm ta thấy lời thần thật đúng, các thứ của ngon vật lạ kia ăn mãi rồi cũng chán, còn lúa gạo thì dùng được mãi. Ta bèn chọn lấy thứ gạo nếp trắng ngon nhất, ngâm kĩ, làm bánh hình vuông gói trong lá dong. Nhân bánh bằng thịt lợn, đậu xanh. Ta lại làm thêm một thứ bánh hình tròn bằng cách giã mịn cơm nếp đã đồ thật dẻo. Những thứ bánh ấy thật thơm ngon, ta sung sướng dâng cúng Tiên vương.

Ngày lễ Tiên vương, các anh em ta dâng lên bao nhiêu của ngon vật lạ nhưng vua cha chỉ lướt qua. Đến mâm cúng của ta, Người dừng lại rất lâu. Ta bày những lời thần mách bảo. Sau khi cùng triều thần ăn thử, Người rất vừa lòng và phán rằng, bánh hình vuông tượng trưng cho đất, có cây cỏ muông thú, đặt tên là bánh chưng, bánh hình tròn tượng trưng cho trời, đặt tên là bánh giầy.

Vua cha trang trọng tuyên bố la được giải nhất và được truyền ngôi. Ta vô cùng sung sướng và cảm động. Từ đó, ta luôn chăm lo cho việc trồng cấy, chăn nuôi của nhân dân để nhà nhà đều được no ấm.

12 tháng 9 2018

Ta tên là Liêu. Là con trai nhà vua nhưng ta không giống các anh em khác, quanh năm thức khuya dậy sớm trồng ngô khoai, cấy lúa. Trong nhà ta chỉ ngô lúa là nhiều.

Một hôm, vua cha gọi chúng ta lại, phán rằng:

-   Cha biết mình gần đất xa trời. Cha muốn truyền ngôi cho một người trong số các con. Các con hãy làm cỗ để cúng lễ tổ tiên. Ai làm được món ăn quý vừa ý ta thì sẽ được chọn.

Nghe vua cha phán truyền như thế, các hoàng tử anh em của ta thi nhau cho người đi khắp nơi tìm kiếm thức ăn quý, nào là sơn hào hải vị, nem công, chả phượng để mong được làm vua. Ta không có điều kiện làm việc ấy mà cũng không muốn thế vì ta nghĩ món ăn đáng cúng Tiên vương phải do tay mình làm ra. Ta băn khoăn, lo lắng bao ngày. Ta nhiều lúa gạo, đậu đỗ, ngô khoai, nhưng những thức đó thì tầm thường quá, biết làm thế nào? Một đêm, ta mơ thấy thần tiên mách bảo: "Hãy lấy gạo làm bánh mà tế lễ". Càng ngẫm ta thấy lời thần thật đúng, các thứ của ngon vật lạ kia ăn mãi rồi cũng chán, còn lúa gạo thì dùng được mãi. Ta bèn chọn lấy thứ gạo nếp trắng ngon nhất, ngâm kĩ, làm bánh hình vuông gói trong lá dong. Nhân bánh bằng thịt lợn, đậu xanh. Ta lại làm thêm một thứ bánh hình tròn bằng cách giã mịn cơm nếp đã đồ thật dẻo. Những thứ bánh ấy thật thơm ngon, ta sung sướng dâng cúng Tiên vương.

Ngày lễ Tiên vương, các anh em ta dâng lên bao nhiêu của ngon vật lạ nhưng vua cha chỉ lướt qua. Đến mâm cúng của ta, Người dừng lại rất lâu. Ta bày những lời thần mách bảo. Sau khi cùng triều thần ăn thử, Người rất vừa lòng và phán rằng, bánh hình vuông tượng trưng cho đất, có cây cỏ muông thú, đặt tên là bánh chưng, bánh hình tròn tượng trưng cho trời, đặt tên là bánh giầy.

Vua cha trang trọng tuyên bố la được giải nhất và được truyền ngôi. Ta vô cùng sung sướng và cảm động. Từ đó, ta luôn chăm lo cho việc trồng cấy, chăn nuôi của nhân dân để nhà nhà đều được no ấm.

8 tháng 6 2017

Hai thứ bánh mà Lang Liêu đang lên đã thể hiện thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Đồng thời còn có ý nghĩa sâu xa: Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. Cách thức gói “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt

CẢM NHẬN CỦA EM VỀ TRUYỆN BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY . VD : Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần....
Đọc tiếp

CẢM NHẬN CỦA EM VỀ TRUYỆN BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY .

 VD :

 

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề lễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai.... Đó là một ông hoàng giàu lòng nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ông mồ côi mẹ, vì thế mà trở thành một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: Thần bảo như nhân bảo.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giày tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hoà hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu, đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giày với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha, xứng đáng dược vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.

 

Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

                                  mÌNH VIẾT VÍ DỤ SỞ DĨ MK BIK SẼ CÓ 1 VÀI BẠN COPY NHƯNG MK MUỐN XEM BÀI VĂN CỦA CÁC BẠN NÊN HÃY LÀM THÀNH THẬT NHÉ !                        nHỚ GIÚP MK ^-^ ! ~                                      

0
17 tháng 8 2018

1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Trả lời:

-    Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua về già, muốn truyền ngôi.

-   Ý định của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

-  Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.

2. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Trả lời:

Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

-   Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường.

-  Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần ("Trong trời đất không gì có quý bằng hạt gạo [...] Các thứ khác đều ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được") và thực hiện được ý thần: "Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương". Còn các lang khác chỉ biết mang cúng Tiên vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được:

3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

Trả lời:

-   Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.

-  Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.

-  Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời:

-  Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.

-  Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.

-  Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.

⟹ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

17 tháng 8 2018
  • Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh: Lúc về già và đã đất nước đã thanh bình, Vua Hùng muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để truyền ngôi. 
  • Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng.
  • Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).
  • Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì:

  • Chàng sớm mồ côi mẹ, so với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất.
  • Tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng chăm chỉ làm việc đồng áng,  sống cuộc sống như dân thường.
  • Đồng thời, chàng là người có trí sáng tạo, hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.
  • Qua đó truyện đã thể hiện ý nguyện của nhân dân lao động, những người hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

  • Vua Hùng đã chọn bánh của Lang liêu vì:

  • Hai thứ bánh đã thể hiện thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Đồng thời còn có ý nghĩa sâu xa: Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. Cách thức gói “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt
  • Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.
  • Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • hok tok