K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2022

Dòng nào nói đúng trình tự mạch cảm xúc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? (2.5 Điểm)

 A

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước.

B

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến.

C

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, thể hiện khát vọng được dâng hiến, đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước.

D

Từ cảm xúc trước mùa xuân của đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được hoà nhập.

12 tháng 2 2022

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến.

Xúc cảm trước mùa xuân của đất nước và con người Việt Nam, nhà thơ Thanh Hải viết:Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy trên lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạTất cả như hối hảTất cả như xôn xao…(Mùa xuân nho nhỏ)a) Trong đoạn thơ, ta bắt gặp hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”. Em hiểu nghĩa của những hình ảnh này như thế nào? Vì sao khi...
Đọc tiếp

Xúc cảm trước mùa xuân của đất nước và con người Việt Nam, nhà thơ Thanh Hải viết:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

(Mùa xuân nho nhỏ)

a) Trong đoạn thơ, ta bắt gặp hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”. Em hiểu nghĩa của những hình ảnh này như thế nào? Vì sao khi hướng cảm xúc về những con người Việt Nam, tác giả lại hướng về hai hình ảnh ấy?

b) Phát hiện các tín hiệu nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ trên. Phân tích giá trị của hình ảnh “lộc” trong đoạn thơ.

c) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo mô hình tổng – phân – hợp, trong đó có sử dụng câu cảm thán để làm rõ giá trị ý nghĩa của 2 câu cuối trong đoạn thơ trên.

1
13 tháng 2 2022

Tham Khảo

Câu 1 :

"Người cầm súng" và "người ra đồng" là hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ ra đời.Hình ảnh "người cầm súng" lại đi liền với hình ảnh "lộc giắt đầy quanh lưng" đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận.Hình ảnh "người ra đồng" được sử dụng kết hợp với hình ảnh "lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng đến những cánh đồng tươi tốt, xanh thẳm, màu mỡ.

Câu 2 

Nghệ thuật điệp ngữ 

Điệp từ "lộc" đã gợi lên quang cảnh mùa xuân tươi đẹp đang vươn ra những chồi lộc non và đồng thời cũng gợi lên thành quả của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 3 

Bài làm

Ta thấy vẫn vần thơ giản dị nhưng tuyệt vời, tác giả mô tả một mùa xuân Cách mạng của quê hương đất nước:

"Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng" Hai câu đầu tác giả nhấn mạnh đến mùa xuân chiến đấu, mùa xuân của "người cầm súng" với "Lộc giắt đầy quanh lưng". "Lộc" có nghĩa đen là một chồi xanh, non tơ, biểu tượng sức sống khi mùa xuân đến. Ở đây, từ "lộc" biểu hiện cho một niềm tin, một thành quả đo cách mạng đem lại, là kết quả. Người chiến sĩ với "Lộc giắt đầy quanh lưng" khi ra chiến trường với một mong muốn cao nhất là phải chiến thắng quân thù.
"Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ". Với mùa xuân của những người lao động sản xuất thì từ "lộc" tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, tượng trưng cho sự "trúng mùa" của công việc sản xuất. Mọi người dân lao động đều mong muốn mình phải cống hiến sức lực, tài năng, để lao động xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc.

Trong khổ thơ này, "mùa xuân chiến đấu" đối xứng với "mùa xuân sản xuất", "người chiến sĩ' đối xứng với "người lao động sản xuất", tác giả đã nêu bật nhiệm vụ hàng đầu của đất nước ta lúc bấy giờ là phải vừa chiến đấu bảo vệ đất nước, vừa phải ngày đêm lao động sản xuất, xây dựng quê hương sau chiến tranh, góp phần làm cho Tổ quốc giàu mạnh. Bởi vậy, mọi người đều tự giác, tự nguyện:

"Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao" Câu thơ giản dị, điệp ngữ "tất cả như diễn tả sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động. Từ "xôn xao" vừa gợi tả vừa gợi thanh – âm thanh nhỏ mà có chiều sâu của cuộc sống đang phát triển, đang reo vui. Lời thơ nhỏ nhẹ, chứa chất suy tư tha thiết chân thành mà vẫn sâu lắng.

19 tháng 12 2018

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, đồng thời thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

Đáp án: A

20 tháng 8 2018

Chọn đáp án: A.

21 tháng 1 2022

Tham Khảo
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cành đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cành hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...

14 tháng 3 2021

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. (1)

" Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Qua khổ thơ, ta thấy được một khát vọng, ước nguyện được dâng hiến cho quê hương, đất nước một cách mạnh mẽ, dứt khoát của nhà thơ Thanh Hải. Điệp từ "ta làm" được lặp lại hai lần làm cho nhịp thơ trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, đồng thời cũng khẳng định được ước muốn, quyết tâm mãnh liệt của nhà thơ. Nếu như ở khổ thơ đầu bài thơ, tác giả xưng "tôi" thì đến khổ thơ thứ tư, tác giả lại xưng "ta", sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy đã cho thấy "tôi" đã hòa nhập vào với tập thể, với dân tộc, ước nguyện của riêng nhà thơ cũng đã trở thành ước nguyện chung của nhiều người, của cả dân tộc. Ước nguyện của tác giả không phải là ước nguyện quá cao sang, vĩ đại mà những tâm nguyện, những suy nghĩ, ước mốn ấy rất tự nhiên qua những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Tác giả muốn làm "con chim hót", muốn dùng tiếng hót trong trẻo của mình để ngợi ca đất nước, quê hương, mang niềm vui đến cho mọi người. Ngoài ra, tác giả còn muốn làm một bông hoa để dâng hương sắc cho cuộc đời chung, làm cho quê hương trở nên đẹp hơn, hay muốn làm "một nốt trầm xao xuyến" trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời, tuy chỉ là một nốt thấp nhưng vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong bản nhạc. Tuy chỉ là những ước muốn giản dị, khiêm nhường nhưng đã nói lên được tâm nguyện của nhà thơ Thanh Hải một cách ý nghĩa, kì diệu.

14 tháng 3 2021

Cảm ơn cj nhiều