K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1- Khi con tu hú:Câu 1:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là gì?Câu 2: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng được thể hiện  qua những câu thơ nào? Cảm nhận của em về những câu thơ đó.Câu 3: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng.2- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:Câu 1: Tình yêu thiên nhiên của Bác trong các bài thơ đã học ở chương trình NV 8.Câu 2: Cái “sang” của cuộc đời...
Đọc tiếp

1- Khi con tu hú:

Câu 1:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là gì?

Câu 2: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng được thể hiện  qua những câu thơ nào? Cảm nhận của em về những câu thơ đó.

Câu 3: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng.

2- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:

Câu 1: Tình yêu thiên nhiên của Bác trong các bài thơ đã học ở chương trình NV 8.

Câu 2: Cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.

Câu 3: Bài học của em từ bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.

3- Chiếu dời đô:

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Chiếu

Câu 2:  Vì sao nói văn bản "Chiếu dời đô"  phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?

4- Hịch tướng sỹ:

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Hịch

Câu 2: Nỗi lòng của người chủ tướng được thể hiện đoạn văn nào? Em hãy phân tích đoạn văn đó.

5- Nước Đại Việt ta:

Câu 1: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

Câu 2: Vì sao nói đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc?

0
a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơb) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong...
Đọc tiếp

a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơ

b) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau

1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên

2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại:

A- hình tượng chinhphu tráng sĩ bày tỏ chí hướng hoài Bảo

B- hình tượng ẩn sĩ vui Thú lâm tuyền

C- hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê

D- hình tượng người tài tử chán ghét công danh

c) câu thơ thứ 3 tạo nên bước chuyển về cảm xúc ơ như thế nào

d) Vì sao trong câu thơ cuối nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng" thật là sang "câu thơ thể hé mở điều gì để về tâm hồn lẽ sống của Bác

e) nhận xét về giọng điệu của bài thơ

0
1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ- sống ở trên đời người cũng vậygian nan rèn luyện mới thành...
Đọc tiếp

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM

2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"

3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu

4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ

- sống ở trên đời người cũng vậy

gian nan rèn luyện mới thành công

- nghĩ mình trong bước gian truân

tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng 

a) những ý thơ trên giống với Ý thơ nào trong bài thơ " đi đường"

b) có thể rút ra bài học gì từ những câu thơ này

c) từ các câu thơ trên hãy viết thành một đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng câu trần thuật để bộc lộ cảm xúc, câu trần thuật để thể hiện nghi vấn

0
Trong một bài thơ, cảnh rừng Việt Bắc hiện lên thật đặc sắc:Cảnh rừng Việt Bắc thật là hayVượn hót chim kêu suốt cả ngày………………………………..1.     Những câu thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. Của tác giả nào? Hãy chép lại chính xác bài thơ đó.2.     Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?3.     Trong bài thơ, cụm từ “vẫn...
Đọc tiếp

Trong một bài thơ, cảnh rừng Việt Bắc hiện lên thật đặc sắc:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
………………………………..

1.     Những câu thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. Của tác giả nào? Hãy chép lại chính xác bài thơ đó.

2.     Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

3.     Trong bài thơ, cụm từ “vẫn sẵn sàng” có mấy cách hiểu? Em chọn cách hiểu nào? Vì sao?

4.     Bài thơ tưởng như nói chuyện hàng ngày ở Pác Bó nhưng lại kết thúc bằng một câu thơ đầy ý nghĩa: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Theo em, vì sao Bác Hồ lại thấy cuộc đời cách mạng đầy gian khổ ấy là sang?

5.     Dựa vào bài thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của tác giả trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó có sử dụng một câu phủ định được dùng với ý nghĩa khẳng định( gạch chân, chú thích rõ).

1
15 tháng 4 2020

1. Những câu thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ "Cánh rừng Việt Bắc" của Hồ Chí Minh. Bài thơ đó là:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

                   Hồ Chí Minh

2. Bác Hồ làm bài thơ trong hoàn cảnh đoàn cán bộ cách mạng đang hành trình đến địa điểm mới phải lội suối, trèo đèo, băng rừng, leo dốc, gánh nặng, đường xa, mệt mỏi, vất vả Bác Hồ cũng là người trong hoàn cảnh ấy nhưng ở Bác là một thái độ rất lạc quan, bài thơ có tác dụng động viên mình và động viên mọi người. Bài thơ còn chứng tỏ người làm thơ có tầm quan sát từ khái quát đến cụ thể trong bút pháp miêu tả rất sinh động. Câu thơ thứ 8 là một câu thơ đẹp. Nó như là thơ Đường của các cụ ngày xưa lại rất mới trong hiện thực của cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu kháng chiến, rất mới trong tâm hồn lạc quan của người chiến sỹ cộng sản các hình ảnh trăng xưa, hạt cũ, xuân này vừa cũ lại vừa mới trong chuẩn mực của thơ ca. Người ta nói thơ của Bác Hồ vừa kế thừa, vừa canh tân, vừa truyền thống, vừa hiện đại thì bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc” là một minh chứng đầy thuyết phục.

3. 

Có 2 cách hiểu:

– Cách thứ nhất: chủ thể của “sẵn sàng ”là con người. Khi đó ý của toàn câu thơ sẽ là: dù phải tồn

tại trong hoàn cảnh khó khăn nhưng tinh thần vẫn không vì thế mà buông xuôi, mỏi mệt, trái lại vẫn rất tráng kiện, hăm hở trong công việc – “vẫn sẵn sàng”.

– Cách thứ hai: chủ thể của “sẵn sàng ”là “cháo bẹ, rau măng”. “Sẵn sàng ” ở đây có nghĩa là nhiều, là dư dả, là vẫn sẵn có đến mức dư thừa. Hiểu theo cách này, trong lời thơ như ẩn hiện một nụ cười hóm hỉnh, đùa vui. Nói khó khăn bằng bthơ như thế cho thấy bản lĩnh, khả năng chiến thắng mọi thử thách của hoàn cảnh của người c/sĩ CM. ở cách hiểu thứ 2, sự “sẵn sàng” của con người vẫn hiện diện nhưng là ẩn tàng trong cách nói vui đùa, hóm hỉnh. Cách hiểu này gần với phong cách của HCM hơn, bởi ở Người, cái bản lĩnh, sự vững vàng của người c/sĩ ít khi bộc lộ trực diện mà thường ẩn rất sâu trong lời thơ.

4. Qua bài thơ, một mặt, có thể thấy cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pác Bó thật gian khổ, nhưng mặt khác, lại thấy Người rất vui và tự hào, coi đó là "sang". Có thể giải thích điều đó như sau : Những ngày ở hang Pác Bó, tuy rất gian khổ, thiếu thốn nhưng Chủ tịch HỒ Chí Minh vẫn vui, vì sau ba mươi năm bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường cựu nước, nay Người được trở về sống trên mảnh đất Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Đặc biệt, Bác Hồ còn rất vui vì Người tin rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. Ước mơ của Người sắp thành hiện thực. So với niềm vui đó thì những khó khăn gian khổ trước mắt trong sinh hoạt hằng ngày chẳng có nghĩa lí gì. Ngược lại, chúng lại trở thành sang trọng, vì đó là cuộc đời cách mạng. Với Bác, làm cách mạng, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, đáng tự hào. Hơn nữa, dường như trong con người của Hồ Chí Minh luôn sẵn có cái "thú lâm tuyền" (tức niềm ham thích được sống ở chốn suối rừng, được sống hoà hợp cùng với thiên nhiên cây cỏ). Bình sinh, Bác Hồ luôn cảm thấy vui thích mỗi khi được sống giữa suối rừng, hoà mình với thiên nhiên. Tháng 1 - 1946, Bác phát biểu với các nhà báo : “Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muôn tột bậc là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu không dính líu với vòng danh lợi”. Như vậy, được sông giữa “non xanh nước biếc” là sở nguyện, là ước mơ của Bác. Trong người chiến sĩ cách mạng vĩ đại ấy vẫn có một “khách lâm tuyền”, có cái “thú lâm tuyền” giống như những nhà nho xưa. Vui với suối rừng, lánh xa chốn danh lợi, thì cũng là vui với cái nghèo, không coi nghèo là khổ, mà trái lại, nghèo khổ mà cảm thấy hạnh phúc, giàu sang về tinh thần. Vì vậy mà Bác có cảm giác rất bằng lòng, tự hào với cuộc sống nghèo khó, gian khổ của cuộc đời cách mạng, cảm thấy nghèo mà sang. Qua bài thơ, có thể thấy Hồ Chí Minh là người yêu nước thiết tha, có tinh thần kiên cường phi thường, thường cười đùa trong khó khăn gian khổ, luôn ung dung tự tại, đồng thời, Bác còn là một con người có tâm hồn thanh cao, ưa thích cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên, giống như các nhà nho xưa. 

5. Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ ở đây cảm thấy: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang ở đây là sang trọng, tức là người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng. Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị những khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Đó cũng là cái giàu sang của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi. Tinh thần bài thơ được kết tinh và tỏa sáng ở từ sang cuối bài thơ.Hình tượng người chiến sĩ được khắc họa chân thực, sinh động với những gian khổ và thiếu thốn về vật chất nhưng lại giàu có về tinh thần (thể hiện trong giọng diệu vui đùa, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung). Tầm vóc người chiến sĩ trở nên lớn lao, tư thế trở nên uy nghi trong cuộc đời cách mạng cao đẹp. Bài thơ làm nổi bật hình tượng, cốt cách cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đến những câu thơ tiếp theo bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá“Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”Thế đấy,...
Đọc tiếp

Đến những câu thơ tiếp theo bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

“Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”

Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Thiên nhiên trong thơ ông còn là bức tranh lao động rất đỗi bình dị, gần gũi nhưng đầy sức sống:

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

Có thể nói, qua con mắt của một người con yêu quê nhưng phải sống xa quê, bức tranh thiên nhiên qua thơ Tế Hanh hiện lên thật đẹp, tràn đầy nhựa sống. Nó khác hẳn với cái vẻ buồn bã, thê lương đang hiện hữu trong thơ mới giai đoạn này.

Tiếp theo, chúng ta thấy, tình yêu quê hương của hai nhà thơ còn được thể hiện thông qua việc gửi gắm tâm sự thầm kín. Với Thế Lữ, ông gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện tâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó. Đó là những con người đang ở trong vòng nô lệ, chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thực dân Pháp và của xã hội phong kiến. Con hổ muốn được thoát khỏi song sắt chật hẹp của vườn bách thú cũng giống như tâm trạng của người dân muốn thoát khỏi cái vòng vây nô lệ đó:

“Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn”

Giấc mộng ngàn của chúa sơn lâm cũng là khao khát tự do thầm kín của con người được gửi gắm một cách tế nhị trong thơ. Còn đối với Quê hương của Tế Hanh, tình yêu quê hương đất nước là nỗi nhớ quê hương da diết khi xa quê. Mười bảy tuổi, xa quê, Tế Hanh luôn nhớ về quê hương làng vạn chài của mình. Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét qua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ thật hay, thật đặc sắc:

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sĩ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương. Và đặc biệt hơn cả, nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương được bộc lộ một cách trực tiếp ở khổ thơ cuối:

“Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Nhớ về quê hương miền biển của mình, nhà thơ nhớ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ con thuyền rẽ sóng và đặc biệt hơn cả là nhớ mùi vị mặn mòi của biển khơi – mùi vị đặc trưng mà chỉ có ở miền biển mới có được. Nỗi nhớ thiết tha trong xa cách là chất thơ đầy bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng.

Quả thực, khi viết về tình yêu quê hương trong thơ mới, đặc biệt qua hai bài thơ Nhớ rừng và Quê hương, chúng ta phải nhìn nhận rằng cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc của Thơ mới. Và mặc dù tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh.

0
26 tháng 2 2021

1. Lúc đó, tác giả đang trong nhà tù nhưng tâm ở ngoài nên tác giả cảm nhận mùa hè đang dậy trong lòng qua tiếng chim tu hú

2.  Tuy nhiên, tâm trạng của nhà thơ mỗi lần nghe âm thanh tiếng chim tu hú có nét khác biệt. Nếu như ở phần đầu bài thơ, tiếng chim tu hú cất lên gợi nhớ một bức tranh thiên nhiên mùa hạ rộng lớn, rực rỡ, rộn rã sức sống khiến cho tâm trạng người tù phấn chấn, náo nức thì ở cuối bài thơ, tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.

3. Tác giả thể hiện khát vọng tự do cháy bỏng, muốn được ra ngoài để tìm về tự do