K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Người dạy ta nghèo ăn cháo ăn rau Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi Chén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đau Con nộm nang tre đánh lừa cái chết Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu Đánh lừa thuồng luồng xăm mình xăm mặt Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích Ta lớn lên bằng...
Đọc tiếp

Người dạy ta nghèo ăn cháo ăn rau
Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi
Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi
Chén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đau
Con nộm nang tre đánh lừa cái chết
Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu
Đánh lừa thuồng luồng xăm mình xăm mặt
Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh
Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hành phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng co Tấm cũng làm về hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...

1. Xác định thể thơ

2. anh/chị hiểu thế nào vè từ " đánh lừa" được sử dụng trong đoạn thơ

3. Thể loại văn học dân gian nào được nhắc đến

4. theo anh chị sự thông minh của nhân dân được thể hiện trong đoạn thơ ntn

1
8 tháng 8 2019

1. Thể thơ tự do.

2. Từ "đánh lừa" được sử dụng trong đoạn thơ trên được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Những sự vật được "đánh lừa" hay chính là động lực để khiến con người vươn lên trong cuộc sống.

3. Thể loại văn học dân gian được nhắc đến: ca dao, cổ tích, tục ngữ

4. Sự thông minh của nhân dân được thể hiện trong đoạn thơ trên:

- Biết sử dụng từ "đánh lừa" một cách linh hoạt. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng họ vẫn luôn biết vươn lên khỏi đói nghèo.

- Họ không chỉ cần cù lao động, thoát nghèo mà còn sống bằng tinh thần lạc quan và gửi gắm niềm tin vào ca dao, cổ tích để có động lực, có điểm tựa về tinh thần. Người bình dân tự ngàn đời vẫn cất nên những câu ca dao gửi gắm tâm tình, vẫn có niềm tin vào đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Ở hiền gặp lành,...

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏNhững hạt bụi đang bayĐã làm nên biển lớnVà cả trái đất nàyCũng thế, giây và phútTa tưởng ngắn, không dàiĐã làm nên thế kỷQuá khứ và tương laiNhững sai lầm bé nhỏTa tưởng chẳng là gìTích lại thành tai hoạLàm chệch hướng ta điNhững điều tốt nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ

Ảnh đại diện

 

Những giọt nước bé nhỏ
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này

Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài
Đã làm nên thế kỷ
Quá khứ và tương lai

Những sai lầm bé nhỏ
Ta tưởng chẳng là gì
Tích lại thành tai hoạ
Làm chệch hướng ta đi

Những điều tốt nhỏ nhặt
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường

Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ

Câu 2: Theo tác giả ,mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì? Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ .

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3:"Những sai lầm nhỏ bé...Làm ta chệch hướng đi." không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN:

Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ )trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của "những điều tốt nhỏ nhặt" trong cuộc sống.

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh nỗi day dứt không vón sạn gót chân nhói dài mỗi bước Thời Hậu chiến tranh ta vẫn người trong cuộc xứ sở Tình yêu sao thật làm ăn mày ? [.....] Xứ sở thông minh sau thật lắm trẻ con thất học lắm ngồi trường sâu sắc đến tang thương [.....]Có thể ta không tin đó có thể không ai tin ta nữa dù có sao vẫn ở con...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh
nỗi day dứt không vón sạn gót chân
nhói dài mỗi bước

Thời Hậu chiến tranh ta vẫn người trong cuộc
xứ sở Tình yêu sao thật làm ăn mày ?

[.....] Xứ sở thông minh
sau thật lắm trẻ con thất học
lắm ngồi trường sâu sắc đến tang thương

[.....]Có thể ta không tin đó
có thể không ai tin ta nữa
dù có sao vẫn ở con người

Dù sao có
đừng khoanh tay
khủng khiếp hay ngoảnh mặt bó gối

Cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn ?
những người tốt đang cần liên hiệp lại .....

1)Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
2)trong đoạn trích, tác giả đã chỉ ra những hiện thực nào của xã hội Việt Nam thời kỳ hậu chiến
3)Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
4)Anh /chị có đồng tình với quan niệm :Cái tốt nhiều hơn cái xấu mạnh hơn /những người tốt đang cần liên hiệp lại hay không ?Vì sao?

0
Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời cha ông dạy cũng vì đời sau Đậm đà cái tích trầu cau Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người Sẽ đi qua cuộc đời tôi Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi Nhưng bao chuyện cổ trên đời Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương...
Đọc tiếp

Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

Câu 1: đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì ?

Câu 2: những truyện dân gian được gợi ra từ bài thơ ?

Câu 3: Anh / chị hiểu thế nào về nội dung: "đẽo cày theo ý người ta/gỗ chẳng là việc gì " ?

Câu 4: Anh / chị có đồng ý với quan điểm của tác giả trong câu thơ ? Vì sao ? " Nhưng bao chuyện cổ trên đời Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm ” .
2
23 tháng 11 2019

1)Thể thơ:Tự do

2)

- "Thị thơm thị giấu người thơm": Truyện cổ tích Tấm Cám

- "Đẽo cày theo ý ... chẳng ra việc gì": Truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường

- "Đậm đà cái tích trầu cau... tình người": Truyện cổ tích Trầu cau

3)Câu thành ngữ này hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.

25 tháng 11 2021

Thể thơ luc bát chứ bạn

 

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

Bài một rừng cây,một đời người Khi nghĩ về một đời người Tôi thường nhớ về rừng cây. Khi nghĩ về một rừng cây Tôi thường nhớ về nhiều người, Trẻ trung như cụm hoa hồng, Hồn nhiên như ngàn ánh lửa Chiều hôm khi gió về! Cây đã mọc từ thuở nào Trên đồi núi thật cằn khô, Cây có hiểu vì sao Chim thường kéo về làm tổ Và em như cụm lan mọc Từ những cành cổ thụ...
Đọc tiếp

Bài một rừng cây,một đời người

Khi nghĩ về một đời người
Tôi thường nhớ về rừng cây.
Khi nghĩ về một rừng cây
Tôi thường nhớ về nhiều người,
Trẻ trung như cụm hoa hồng,
Hồn nhiên như ngàn ánh lửa
Chiều hôm khi gió về!

Cây đã mọc từ thuở nào
Trên đồi núi thật cằn khô,
Cây có hiểu vì sao
Chim thường kéo về làm tổ
Và em như cụm lan mọc
Từ những cành cổ thụ già kia!

Và tôi vẫn nhớ hoài một loài cây
Sống gần nhau thân mới thẳng
Có một cây là có rừng
Và rừng sẽ lên xanh rừng giữ đất quê hương!

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng,
Gian khổ sẽ dành phần ai?
Ai cũng một thời trẻ trai
Cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu?
Phải đâu trong đục cũng đành.
Phải không em, phải không anh?

câu 1 theo anh/chị bài thơ viết về ai

câu 2 em có nhận xét gì về giai điệu của ca từ,giai điệu ấy có tác dung gì trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm

câu 3 anh chị hãy cho biết ba câu kết tác giả sử dụng nghệ thuật gì?Phân tích tác dụng của chúng?

câu 4 thông điệp mà đoan thơ gợi ra trong lòng em là gì

0