K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2018

Bún cá

Bún cá ở Kiên Giang phổ biến và đi vào trong cuộc sống thường nhật của người dân, ngấm cả vào những câu ca dao:

“Chai rượu, miếng trầu em hầu tía, má
Nấu tô bún cá đặng lấy lòng anh”

hay

“Ai về Rạch Giá, Kiên Giang
Ăn tô bún cá chứa chan tình người"

Bún cá Kiên Giang khác biệt từ cách làm cho đến hương vị cũng là món ăn được du khách phương xa yêu thích. Cá to khoảng 1 kg, rửa sạch, cắt thành 3 khúc. Đặc biệt, làm sao làm sạch dạ dày cá nhưng để nguyên bộ lòng. Tiếp đó, đem cá đi hấp chín, rồi lột da, bẻ thịt cá thành từng miếng.

Tô bún nghi ngút khói, những miếng cá ngon, tôm vàng hấp dẫn trên nền bún trắng (Ảnh internet)

Tép biển rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, ướp chút muối, một ít tiêu, tỏi... rồi rim nhỏ lửa với tỏi mỡ đếnn khi tép săn lại, vàng ươm, thơm lừng thì múc ra tô để nguội. Nước lèo nêm cho vừa ăn và nhớ không thể thiếu khô mực nướng xé nhỏ cho thêm vào để có vị riêng.

Mùa cá có trứng thì đánh trứng cá tơi ra, cho luôn vào nồi nước này. Trong khi đó, bún cũng cần dụng công không kém khi chế biến từ gạo ngâm nước dừa vừa trắng, vừa mượt.

Tô bún nghi ngút khói, những miếng cá ngon, tôm vàng hấp dẫn trên nền bún trắng, nước sóng sánh điểm hành lá xanh đẹp như một bức tranh. Người ăn cho thêm chút ớt, nhánh nhau sống, lá rau thơm làm cho món ăn lại càng quyến rũ.

Vị nước dùng thanh thơm mùi cá, mùi mực và beo béo trứng khó mà tìm gặp ở món bún nơi nào khác. Bún dai, thơm dừa, cá tôm ngon ngọt. Tất cả đều làm hài lòng khách đến, vừa lòng khách đi.

18 tháng 11 2018
Ai về Tân Phước Rạch Giá
Gởi con cá lóc hái cà nấu canh ND : Đặc sản ngon k thể k kể đến khi nhắc đến Tân Phước Rạch Giá
3 tháng 1 2022

THAM KHẢO 

Hình ảnh đầu súng trăng treo thể hiện sự hình ảnh lãng mạn, thể hiện hình ảnh của người lính cách mạng và cũng thể hiện được hình ảnh các người lính phải đứng gác nơi rừng hoang rét buốt. Trong đêm sương muối rét buốt, những người lính phải đứng gác nơi rừng hoang. Trong thời tiết, hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn như vậy, những người lính vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng chờ quân giặc đến. Trong cuộc kháng chiến gian khổ ấy, những người lính lại sát cánh bên nhau, đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu, không quản ngại khó khăn khổ cực. Hình ảnh những người lính hiện lên rất chân thực, rất đẹp. Hình ảnh đầu súng trăng treo vừa là hình ảnh tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đêm đứng gác về khuya, trăng xuống thấp, những người lính lại đeo súng trên vai nên ta có cảm giác như trăng treo nơi đầu súng. Cũng như vậy, ta thấy hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh người lính cách mạng, và qua đó cũng chính là thể hiện tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong những năm kháng chiến.

27 tháng 3 2021

Tham khảo:

1,

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù

2,

Ngắm trăng là bài thơ được Bác sáng tác trong lúc đang bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Nhưng đọc bài thơ ta thấy Bác thể hiện được phong thái ung dung ngắm cảnh thiên nhiên trong hoàn cảnh tù giam ngột ngạt, bức bối và chịu nhiều khổ cực. Qua bài thơ chúng ta còn thấy tình thần thép của Bác Hồ. Với một điều kiện thiếu thốn như " Trong tù không rượu cũng không hoa", đối với các nhà thơ đều có cảm hứng sáng tác khi có rượu có hoa nhưng người thi nhân vẫn có thể thưởng trăng. Bác Hồ đã khẳng định " cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" thấy được cảnh đẹp của thiên nhiên khiến cho lòng người không thể cầm được mà thưởng thức. Hai câu đầu thể hiện được tình yêu thiên nhiên của Bác còn hai câu cuối lại thể hiện được tinh thần thép của Bác. Người ta thường nói đến câu thơ này là một cuộc vượt ngục bằng tnh thần. Bác Hồ muốn giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp ngoài kia. Nếu chúng ta thay từ " ngắm" bằng một từ nào khác thì chắc chắn ý thơ sẽ khác hẳn, vì từ ngắm cho ta thấy phong thái ung dung, tự tại của bác ở trong tù.  Nếu đọc thơ của Bác chúng ta đều thấy rằng trăng là người bạn luôn luôn xuất hiện trong thơ Bác. Nhờ có trăng làm bạn nơi nhà tù đề Bác thể hiện tâm tư, tình cảm của mình. Vậy nên, một bài thơ hay không chỉ có hình ảnh thiên nhiên đẹp mà nó còn phải nói lên tư tưởng tình cảm của tác giả. 

3,

Phép điệp ngữ: 

-Câu thứ nhất: "Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan": có ngĩa là đi đường mới biết đường khó. Cụm từ "tẩu lộ" được sử dụng hai lần nhằm nhấn mạnh ý :"Đi đường mới biết gian lao"

-Câu thứ hai và câu thứ 3: "Trùng san chi ngoại hựu trùng san

  "Trùng san đăng báo cao  phong hậu"

Có nghĩa là :" Hết lớp núi này lại đến lớp núi khác"-khi đã vượt hết các lớp núi sẽ lên đến đỉnh cao chót vót". 

-Hiệu quả các phép điệp ngữ được dùng nhiều lần là: khắc họa đậm nét cảnh tượng núi non trùng điệp, qua lớp núi này lại đến lớp núi khác,từ đó nhấn mạnh sự gian nan vất vả của người đi đường.

24 tháng 3 2023

Khi đọc bài thơ "Khi trời trong" của Hàn Mặc Tử, nhiều người như sẽ bị cuốn hút bởi những nét độc đáo và đặc sắc về nội dung mà nhà thơ truyền tải thông qua các từ ngữ lựa chọn. Đặc biệt, trường đoạn “Rãnh thân bạc bao la đón gió” đã gợi lên bao xúc cảm và cảm nhận khác nhau về nghệ thuật trong bài thơ này.

Điểm đặc biệt đầu tiên nằm ở sự mê hoặc của từ "rãnh". Trong đoạn trên, từ này có thể được hiểu là hành động "đuổi theo" nhưng cũng có thể đại diện cho hành động "leo", "trèo". Điều này tạo nên sự lôi cuốn đối với người đọc, khiến họ liên tưởng đến những cảnh vật chưa từng thấy trong một bức tranh tổng thể của tác phẩm.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa từ "bạc" và "bao la" đã tạo nên một bức ảnh mơ hồ, đầy tinh tế và phong phú về mặt tưởng tượng, tạo ra một giấc mơ không gian, đầy khát vọng.

Cuối cùng, việc sử dụng từ "thâu góp gió" đã truyền tải đến người đọc một ý niệm về sự lưu giữ, sự hồi tưởng về một thời trẻ trung, những xúc cảm đẹp đẽ trôi dạt trong những khoảnh khắc phù du.

Tóm tắt, cảm nhận nét độc đáo nghệ thuật về nội dung của đoạn văn trên chính là sự kết hợp tinh tế giữa các từ ngữ, gợi lên hình ảnh mơ hồ, đầy đủ tinh tế và phong phú, tạo ra một không gian lãng mạn , trọn bộ lưu trữ tình cảm, dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về tình cảm của kẻ lừa đảo.