K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

qua bài thơ của nhà thơ Hồng Thiện thì cảm nhận của em về bài thơ vô cùng sâu sắc .Nó nói lên ý kiến riêng của mọi người .Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm là vì mẹ đã quen với công việc đồng áng, nó đã quá quen thuộc với mẹ nên chỉ cần nhìn qua là mẹ đã hình dung nó như một lưỡi liềm.Ông rằng như con thuyền cong mũi bởi vì ông đã từng đc đi thuyền hoặc ông đã từng có ấn tượng gì đó với con thuyền.Bà nhìn hạt cau phơi ,bà đã ăn rất nhiều trầu mà trù thì ko thể thiếu cậu nên bà dã hình dung mặt trăng như miếng câu bị cắt rồi đem phơi. Cháu cười quả chuối vàng tươi ngoài trời ,cháu là trẻ con nên khi thấy mặt trăng vừa cong cong lại còn màu vàng nhìn y như quả chuối đã chín.Bố nhớ khi vượt Trương Sơn trăng như cánh chợp chờn trong mây ,bố đã từng đi ra chiến trương nen khi leo núi cao thì ánh trăng càng dễ bị che phủ bởi mây nên trông như cánh cò chợp chờn trong mây. Cảm nhận mỗi người rất khác nhau, mỗi người một suy nghĩ hình tượng mặt trăng quá nhiều hình dáng làm cho bài thơ sinh động hơn, hay hơn.

7 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà thơ Lê Hồng Thiện và bài thơ ''Trăng của mỗi người''

TB:

Cảm nhận của mỗi người về trăng:

Mẹ: Trong cái nhìn của mẹ, mặt trăng như lưỡi liềm, cho thấy công việc của mẹ gắn liền với đồng lúa, với hạt thóc và những lưỡi liềm ra đồng

=> Cho thấy mặt trăng trong mẹ là sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó

Ông: Trăng trong mắt ông là con thuyền cong mui cho thấy sự bình yên, nhẹ nhàng của mặt trăng đối với ông

=> Cho thấy mặt trăng là sự bình yên, an nhàn của tuổi già với ông

Bà: Bà thấy mặt trăng như hạt cau phơi là điều dễ hiểu vì các bà các cụ ở quê luôn ăn trầu, mặt trăng là điều gì đó gần gũi gắn bó

=> Mặt trăng là những miếng trầu, gắn liền với bà

Cháu: Mặt trăng với cháu là sự ngọt ngào, ngây thơ và gần gũi như quả chuối chín ngoài vườn

=> Mặt trăng đối với cháu rất đáng yêu, nhẹ nhàng

Bố: Còn với bố, mặt trăng là người đồng chí, là ánh sáng những đêm ra trận và là nơi để gửi gắm niềm tin chiến thắng vào mỗi giấc ngủ

=> Mặt trăng của bố vừa là người bạn, vừa là ánh sáng

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

2 tháng 2 2018

Em thấy đây quả là một bài thơ rất sinh động và giàu hình ảnh

30 tháng 3 2020

Vầng trăng luôn gắn liền với tuổi thơ mỗi người, đối với em cũng vậy, trăng vừa là một người bạn lại vừa là một thứ luôn gợi nhắc cho em nhớ tới rất nhiều những ký ức ngọt ngào, trong sáng đã quá. Một trong số đó là kỷ niệm về người bạn từng là hàng xóm cũ của nhà em. Tuấn là một cậu bạn bằng tuổi em, cậu ấy rất nghịch ngợm và luôn bày trò để trêu bạn bè trong lớp. Mọi người ai ai cũng đều quý cậu ấy và cho rằng Tuấn là một người bạn dễ mến, hòa đồng, biết giúp đỡ mọi người, riêng em thì khác, với em, Tuấn là một người đáng ghét nhất mà từng gặp. Đơn giản là bởi cậu ấy suốt lôi em ra để trêu chọc đủ thứ. Khi nghe tin bố mẹ sẽ chuyển nhà tới một vùng đất khác để sinh sống, em đã vui mừng đến nỗi nhảy cẫng lên vì nghĩ rằng mình sắp thoát khỏi cái “tên xấu xa” học cùng lớp kia. Tuấn nghe tin thì buồn ra mặt, nhưng em kệ, dù sao thì sau buổi cắm trại cùng lớp là em sẽ chuyển đến một vùng đất mới. Em đã nghĩ mình sẽ nhanh chóng quên hết mọi thứ nơi này, thế nhưng buổi cắm trại hôm đó đã khiến em thay đổi suy nghĩ hoàn toàn… Đó là một đêm trăng thanh gió mát, khi lều trại đã sẵn sàng thì chúng em bắt đầu nhóm lửa để quây quần nói chuyện dưới ánh trăng. Cô giáo tổ chức một cuộc thi mới với chủ đề là kể một câu chuyện của mình liên quan đến vầng trăng. Ai nấy đều tham gia hết sức nhiệt tình, riêng với Tuấn, trái ngược với vẻ sôi động ngày thường, cậu chậm rãi hoàn thành bài thi của mình với giọng nói trầm buồn: “Em nhớ rất nhiều những câu chuyện về ánh trăng, nhưng ánh trăng hôm nay có lẽ sẽ là ánh trăng đáng nhớ nhất của em bởi nó đánh dấu sự chia tay giữa em và một người bạn nữa mà em yêu quý. Mong rằng sau này dù bạn có đi đâu thì mỗi khi nhìn thấy vầng trăng cũng đều nhớ đến những phút giây mà bạn bè chúng ta đã gắn bó bên nhau…”. Câu trả lời kết thúc, ai cũng hiểu trong câu chuyện đó Tuấn muốn gửi gắm điều gì và người cậu muốn nhắc đến là ai. Không gian chợt trở nên tĩnh lặng, chỉ còn tiếng dế kêu và vầng trăng vằng vặc sáng như đang muốn soi rọi mọi ý nghĩ của lòng người. Rồi ca khúc “Vầng trăng yêu thương” được ngân lên từ giọng cô giáo đã phá vỡ không khí tĩnh lặng đó, với cô, chia tay nhau nhưng luôn nhớ về nhau nghĩa là chúng ta chẳng phải đã xa rời, như thế thì không có gì đáng buồn cả. Hiểu ý cô, tất cả chúng em đều nắm tay nhau nhìn lên bầu trời nơi có ánh trăng sáng tỏ và đồng thanh hát cùng cô khúc ca đó. Khi bài hát kết thúc cũng là lúc chúng em cùng hứa với nhau sẽ thực hiện theo đúng những gì mà Tuấn mong muốn: Nhìn thấy trăng là nhớ tới bạn bè. Đây cũng là lần đầu tiên mà em cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi từ người bạn gần nhà mà em từng cho là “kẻ đáng ghét”. Sự quý mến dành cho cậu ấy trào dâng trong lòng nhiều hơn bao giờ hết. Và em chắc chắn rằng, đêm trăng hôm nay chính là một đêm trăng tuyệt vời nhất, thú vị nhất mà em từng được trải qua. Thời gian thấm thoát trôi đi, em đã quen với ngôi trường mới, cuộc sống mới, thế nhưng, mỗi khi nhìn ngước lên bầu trời và bắt gặp ánh trăng là em lại nhớ đến Tuấn cùng những người bạn đáng yêu có mặt trong đêm trăng đáng nhớ ấy. Nó nhắc cho em một điều rằng: Dù em có đi đâu thì kỷ niệm đẹp về những người bạn tuyệt vời cũng theo em tới đó, hệt như ánh trăng luôn dõi theo em mỗi ngày.

30 tháng 3 2020

                                                                                         Bài làm

  Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!

 Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?

 Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.

 Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.

Chúc bạn học tốt!!!

13 tháng 8 2017

- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh
- Khi thì dùng từ so sánh (như, tựa); khi thì dùng dấu hai chấm
- Qua cách so sánh trên, hình ảnh trăng hiện lên thật sinh động. Ở mỗi cách nhìn, trăng lại mang một vẻ đẹp khác nhau: với mẹ, trăng là lưỡi liềm(vẻ đẹp của sự lao động); với ông trăng là con thuyền (vẻ đẹp của sự thảnh thơi); với bà trăng là hạt cau phơi (gần gũi và thân thiết); với cháu, trăng là quả chuối vàng (ngộ nghĩnh, cómàu sắc tươi tắn); với bố, trăng như cánh võng chập chờn (có sự hoạt động). Mỗi người khi nhìn tảưng đều liên tưởng đến hình ảnh một sự vật gần gũi với mình.

13 tháng 8 2017

- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh
- Khi thì dùng từ so sánh (như, tựa); khi thì dùng dấu hai chấm
- Qua cách so sánh trên, hình ảnh trăng hiện lên thật sinh động. Ở mỗi cách nhìn, trăng lại mang một vẻ đẹp khác nhau: với mẹ, trăng là lưỡi liềm(vẻ đẹp của sự lao động); với ông trăng là con thuyền (vẻ đẹp của sự thảnh thơi); với bà trăng là hạt cau phơi (gần gũi và thân thiết); với cháu, trăng là quả chuối vàng (ngộ nghĩnh, cómàu sắc tươi tắn); với bố, trăng như cánh võng chập chờn (có sự hoạt động). Mỗi người khi nhìn tảưng đều liên tưởng đến hình ảnh một sự vật gần gũi với mình.

P\S : https://diendan.hocmai.vn/threads/van-5-de-thi-hsg.361395/

21 tháng 4 2017

qua bài thơ của nhà thơ Hồng Thiện thì cảm nhận của em về bài thơ vô cùng sâu sắc .Nó nói lên ý kiến riêng của mọi người .Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm là vì mẹ đã quen với công việc đồng áng, nó đã quá quen thuộc với mẹ nên chỉ cần nhìn qua là mẹ đã hình dung nó như một lưỡi liềm.Ông rằng như con thuyền cong mũi bởi vì ông đã từng đc đi thuyền hoặc ông đã từng có ấn tượng gì đó với con thuyền.Bà nhìn hạt cau phơi ,bà đã ăn rất nhiều trầu mà trù thì ko thể thiếu cậu nên bà dã hình dung mặt trăng như miếng câu bị cắt rồi đem phơi. Cháu cười quả chuối vàng tươi ngoài trời ,cháu là trẻ con nên khi thấy mặt trăng vừa cong cong lại còn màu vàng nhìn y như quả chuối đã chín.Bố nhớ khi vượt Trương Sơn trăng như cánh chợp chờn trong mây ,bố đã từng đi ra chiến trương nen khi leo núi cao thì ánh trăng càng dễ bị che phủ bởi mây nên trông như cánh cò chợp chờn trong mây. Cảm nhận mỗi người rất khác nhau, mỗi người một suy nghĩ hình tượng mặt trăng quá nhiều hình dáng làm cho bài thơ sinh động hơn, hay hơn.

21 tháng 4 2017

bạn thử lên mạngtìm xem sao

30 tháng 1 2020

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh hoàng hôn và trăng bắt đầu nhô lên.

(Có thể giới thiệu đêm trăng đẹp mà em đã có dịp thưởng thức, ngắm nhìn)

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

- Cảnh vật từ từ hiện ra dưới ánh trăng vừa lên sau lũy tre làng. Bóng tre nghiêng làm tối một vùng cho ta cảm giác mọi vật đều to lớn hơn.

- Gió từ cánh đồng thổi vào làng mát rượi.

- Trẻ con tụ tập chơi ở sân phơi, người lớn sửa soạn sàng gạo, chẻ lạt dưới trăng.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Trăng lên cao chút nữa rót ánh sáng vàng óng, trong trẻo lên mọi vật, soi rõ đồng lúa nhấp nhô như sóng gợn.

- Bầu trời đầy sao, cao trong veo không gợn chút mây.

- Xa xa, dãy núi thẫm màu như một dải băng xanh xám viền dưới đường chân trời.

- Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao.

- Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích, dường như có chú dế nào đó luyện giọng dưới trăng.

- Mọi người xếp dọn đồ đi ngủ, chỉ còn ông trăng thức trò chuyện cùng các vì sao.

3. Kết luận:

Em yêu những đêm trăng sáng ở quê và thấy tâm hồn mình thư thái khi được hóng mát, ngắm trăng.

30 tháng 1 2020

Giải hẳn ra giùm mik nha !!vui

9 tháng 1 2018

Có một bài thơ rất mộc mạc, giản dị đã đi vào lòng bao thế hệ học trò và cả những người dân quê chân chất như một bài ca dao. Đó là bài thơ “Mây và Bông” của nhà thơ Ngô Văn Phú.

Mà ca dao thật, ca dao từ giọng điệu, màu sắc, ngôn từ, chất liệu, lối so sánh giản dị, mộc mạc hồn nhiên đến việc ca ngợi vẻ đẹp chân chất của con người lao động với những giá trị lao động sáng tạo.

Không giống như nhiều bài thơ khác của ông, “Mây và Bông” ngay khi vừa ra đời đã trở thành một bài ca dao, khi được làm theo thể lục bát truyền thống. Bài thơ được lưu truyền trong đời sống nhân dân, mà nhiều người không biết đến tác giả:


“Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây”

Chất liệu tạo nên những câu thơ thật mộc mạc, gần gũi và giản dị, chỉ là thiên nhiên xung quanh mỗi người, những thứ mà ai cũng nhìn thấy hàng ngày. Đó là mây và bông, những thứ không bao giờ thiếu trong những quan sát thường nhật của người nông dân khi mà họ luôn phải “trông trời, trông đất, trông mây” và trông mong cho thành quả lao động của họ là cánh đồng bông được mùa, nhanh chóng thu hoạch để mang lại cho họ một cuộc sống no ấm, bình yên.

Cái làm nên ca dao, làm nên hồn cốt của ca dao cũng thường mộc mạc, dung dị và hết sức đời thường như thế. Đó là những chất liệu dân gian được chưng cất, được ủ men từ trong cuộc sống hăng say lao động, từ trong tình yêu lao động của những người dân quê chân chất một nắng hai sương. Chất liệu ấy đã trở nên trong sáng hơn, lung linh hơn, đằm thắm hơn khi mang những sắc màu tươi mới với sự kết hợp hài hoà của những gam màu cuộc sống nơi thôn dã. Người đọc nó nhiều khi quên vấn đề kỹ thuật, vần điệu đã làm nên một bài lục bát:
“Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

Hình ảnh những áng mây trắng xốp như bông, trải rộng dài trên bầu trời đầy nắng và cánh đồng bông trải rộng mênh mông, mang màu trắng tinh khiết của mây trong những ngày thu hoạch được chấm phá bởi những bóng thôn nữ đang độ xuân thì má “hây hây” đỏ, đang đội bông trên đầu vừa chân thật, vừa lãng mạn, vừa lung linh như những thiên thần.

Ngôn ngữ trong “Mây và Bông” vì thế cũng không cầu kỳ, chau chuốt, không ẩn ý cao xa, không bóng bẩy nhiều nghĩa mà khá tuềnh toàng, nôm na, dễ hiểu:

“Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

Đơn giản như một lời kể chuyện thủ thỉ, một lời thông báo về một mùa thu hoạch bông được mùa. Cả một cánh đồng bông phơi một màu trắng mênh mông, ngút ngát tận chân trời chính là thành quả lao động đạt được của người nông dân sau những tháng ngày vất vả. Điều đó làm cho mọi người vui hơn, nên các cô thôn nữ cười tươi hơn, má hây hây đỏ dưới ánh nắng trời nhàn nhạt và phủ trắng những đám mây trắng xốp bồng bềnh. Cách nói thật thà, đơn giản và nôm na như thế là cách nói của ca dao. “Trên trời”, “Ở dưới cánh đồng”, “Mấy cô”, “như thể”, “Mây trắng như bông”, “Bông trắng như mây”, … là cách nói, cách so sánh theo kiểu ước lệ, hồn nhiên trong ca dao, mang theo những lời nói chân thành, mộc mạc trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người lao động nơi làng quê. Cách nói ví von, so sánh đến thật thà, đến đơn giản, thậm chí còn như luẩn quẩn thì chỉ trong ca dao, trong lời ăn tiếng nói của những người nông dân xưa kia mới có.

Bài thơ đã mượn hình ảnh và lối nói, ngôn ngữ của ca dao để làm phép so sánh giống ca dao khi ca ngợi vẻ đẹp của thành qủa lao động bằng lối so sánh, liên tưởng rất trong sáng. Ca dao luôn là sự ca ngợi sự cần cù lao động, ca ngợi những con người thật thà, chất phác, ca ngợi những thành quả của lao động sáng tạo bằng những hình ảnh đầy ước lệ như thế. Cho nên, bài thơ mang đậm chất ca dao khi nó mang trong mình cả hồn cốt, chất liệu, ngôn ngữ, màu sắc, hình ảnh, sự so sánh, liên tưởng của ca dao.

Hình ảnh mấy cô thôn nữ đội bông về làng thật đẹp và lãng mạn, một vẻ đẹp của sự tin tưởng, của sự thanh tao, lung linh toát lên từ cuộc sống lao động thường ngày. Những cô thôn nữ, người lao động chính trên cánh đồng bông mang cả vẻ xuân thì của mình lẫn vào trong màu trắng bạt ngàn của thiên nhiên là hình ảnh người lao động đang vui vẻ hạnh phúc trong niềm vui được mùa.

Với ca dao, “Mây và Bông” đã hoà vào làm một, còn với “Mây và Bông”, nhà thơ Ngô Văn Phú đã thổi được vào đó cái hồn của ca dao, màu sắc của ca dao, giọng điệu của ca dao nên người đọc đã chấp nhận bài thơ như một bài ca dao thực sự. Càng đọc “Mây và Bông”, càng thấy yêu hơn cái tinh tế, cái hay của ca dao, càng thấy rõ màu sắc ca dao đậm nét trong một bài thơ mộc mạc.

                                                                   Trăng của mỗi người                                                            Mẹ bảo : Trăng như lưỡi liềm                                             Ông giằng trăng tựa con thuyền cong mui                                                            Bà nhìn như hạt cau phơi    ...
Đọc tiếp

                                                                   Trăng của mỗi người

                                                            Mẹ bảo : Trăng như lưỡi liềm

                                             Ông giằng trăng tựa con thuyền cong mui

                                                            Bà nhìn như hạt cau phơi 

                                              Cháu cười : Quả chuối vàng tươi ngoài vườn

                                                          Bố nhớ khi vượt Trường Sơn

                                                Trắng như cánh chợp chờn trong mây.

                                                                                     Lê Hồng Thiện

Dựa vào ý của bài thơ, kết hợp trí tưởng tượng, viết bài văn tả cảnh đêm trăng trong cảm nhận của em

0
Từ dàn bài dưới đây em hãy viết thành bài vănĐề số 1;Tả 1 đêm trăng đẹpMở bài; giới thiệu vầng trăng tròn xuất hiện trên bầu trời khi màn đêm bắt đầu buông xuống.Thân bài;*Tả khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng sáng.- Ánh trăng; vàng dịu soi sáng khắp vạn vật.- Con đường; như được ráp ánh trăng vàng- Cây cối; tắn mk trong ánh trăng- Dòng sông là dòng sông trăng, bóng trăng in bóng...
Đọc tiếp

Từ dàn bài dưới đây em hãy viết thành bài văn

Đề số 1;Tả 1 đêm trăng đẹp

Mở bài; giới thiệu vầng trăng tròn xuất hiện trên bầu trời khi màn đêm bắt đầu buông xuống.

Thân bài;

*Tả khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng sáng.

- Ánh trăng; vàng dịu soi sáng khắp vạn vật.

- Con đường; như được ráp ánh trăng vàng

- Cây cối; tắn mk trong ánh trăng

- Dòng sông là dòng sông trăng, bóng trăng in bóng xuống mặt nước

* Con người say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên

- Mọi người ngồi trên chiếc chõng tre trước nhà vừa ngắm trăng vừa uống nước chè

- Người đi ngoài đường cũng phải dừng lại vài giây ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của đêm trăng

Kết bài; Nêu cảm nhận của mk về vẻ đẹp của đêm trăng; khung cảnh đêm trăng tạo cho lòng người cảm giác yên bình và dâng lên tình yêu quê hương tha thiết

6

Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!

Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?

Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.

Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.

2 tháng 3 2018

Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.

Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh. Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo.

Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. Ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đó như muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.

Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.

Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.