Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San.
_ Giống nhau :
+ Cả 2 bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát
+ Sát vs bản dịch nghĩa
_ Khác nhau
+ Bản dịch của Phạm Vĩ Sĩ : ko có hình ảnh tiếu ( tiếng cười của trẻ con ).
+ Bản dịch của Trần Trọng San : âm điệu câu cuối ko đc mềm mại , hơi bị hụt hẫng.
Cre : https://h.vn/hoi-dap/question/116218.html
Tham khảo:
Xuất phát từ sự cảm hứng của người viết đối với ca dao: từ tuổi thơ, ca dao đã đến với tâm hồn ta, dễ thuộc, dễ nhớ, có lẽ vì nó luôn diễn tả được những tình cảm mà ai ai cũng có, cũng quan tâm. Đó là tình gia đình đằm thắm, tình bạn keo sơn, tình làng xóm, tình quê hương tha thiết.
Ca dao là tiếng nói về tình gia đình đằm thắm. Đó là lòng kính yêu, biêt ơn ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người. ca dao ghi lại tấm lòng của lớp lớp con cháu tưởng nhớ tới tổ tiên.
Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn
Không chi tưởng nhớ tới tổ tiên mà còn ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà. Cha mẹ: công ơn đó là vô cùng to lớn:
Ngó lên nuộc lạc mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu
Hay:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang
Công cha nhu núi thái Sơn
Tình nghĩa ấy không bao giờ nguôi cạn:
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Sự cảm nhận sâu sắc nổi vất vả mà cha mẹ phải chịu đựng để nuôi dưỡng ta bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu, nhớ đến cơm cha áo mẹ chăm chút cho ta từ ngày bé cỏn con đến khi lớn khôn thế này, họ gửi gắm tấm lòng vào ca dao, nhắc nhau nghĩ sao cho bõ những ngày cha mẹ nuôi ta và ước ao về ta:
Một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ca dao còn thể hiện tình thương yêu giữa anh em trong một gia đình. Anh em thì cần phải hòa thuận để gia đình êm ấm, hạnh phúc:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Anh em nhu thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.’
Trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn thì cần phải biết giúp đỡ, thương yêu, phải biết đùm bọc lẫn nhau:
Anh em như chân với tay,
Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.
Không chỉ ông bà tổ tiên, bố mẹ, anh chi em mà nó còn thể hiện tình vợ chồng thủy chung son sắt.
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Mặc dù cuộc sống bon chen, kiếm sống vất vả: củi than nhem nhuốc…, ăn uống đạm bạc: râu tôm nấu với ruột bầu nhung vợ chồng luôn nhắc nhau: ghi lời vàng đá xin mình chớ quên. Họ thấy cuộc sống vất vả mà vẫn vui vẫn tin vào một ngày tốt đẹp:
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Ca dao là tình nghĩa gia đình và nó còn là tiếng nói về tình làng xóm, quê hương tha thiết. Làng xóm ấy trước hết là làng xóm thanh bình, có cánh đồng mênh mông bát ngát, mọi người chăm chỉ làm ăn:
Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long
Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi
Bởi vậy khi đi xa thì nhớ, nhớ những gì tuy bình dị nhưng vô cùng thân thương:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Mở rộng hơn tình làng xóm là tình yêu quê hương đất nước
Tình yêu quê hương đất nước thật là đằm thắm, nó thể hiện qua không biêt bao nhiu :
Thương nhau ta đứng ở đây
Nước non là bạn, cỏ cây là tình.
Tình yêu quê hương đất nước không phaỉ là tình yêu dành cho quê hương cho đất nước mà đấy là tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người cùng quê hương đất nước:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giông nhưng chung một giàn.
Hay
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Đó cũng chính là niềm tự hào về nước non ta về miền nào cũng tươi: Lạng Sơn thì có phố Kì Lừa, có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh, Thăng Long phồn hoa thì có: phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ.
Còn miền trung thì Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Còn miền nam lại có:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
Nước Đồng Tháp lấp lánh cá tôm.
Ca dao phần lớn là nói về tình cảm, trong đó rất nhiều câu đậm đà tình cảm gia đình, làng xóm quê hương. Nói về tình Cảmđẹp đẽ của con người, lại bằng những lời lẽ đẹp, nên ca dao đã được nhiều người yêu thích.
Nhờ vậy ca dao không chỉ có giá trị về mặt văn chương mà còn là những mẫu mực diễn đạt tình cảm cho những sáng tác văn học viết sau này.
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.
Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Phạm Thị Mai Anh là đồ ngu ko bt làm làm còn bày đặt thể hiện " tự làm đi "
ko làm đc nói luôn cấm kêu
nghe ch đồ ngu
Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn nhắc nhở con cháu sống có trước có sau ân nghĩa thủy chung. Điều đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã thay lời ông cha gửi gắm tới chúng ta lời căn dặn về truyền thống ấy. Trước hết ta cần hiểu thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Mỗi quả ngọt khi ta được thưởng thức không tự dưng mà có, nó được chăm chút bằng bao mồ hôi công sức của kẻ trồng cây. Vì thế chúng ta cần phải nhớ đến hay nói cách khác là biết ơn đến người vun trồng nên trái ngọt. Ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà còn mang một ý nghĩa tiềm ẩn, sâu xa: mỗi khi nhận được thành quả lao động từ người khác chúng ta cần phải có thái độ và cả những việc làm biết ơn đến những người tạo ra nhũng thành quả ấy.Thật là một bài học đáng quý! Hành động ấy thể hiện một tư tưởng cao đẹp một lối ứng xử đúng đắn. Bởi những gì chúng ta hưởng được hôm nay không phải tự dưng mà có. Sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này cũng nhờ có ba mẹ của chúng ta. Những hạt cơm thơm dẻo ta ăn là nhờ bao mồ hôi đã gửi lại nơi đồng xa . Áo quần ta mặc là nhờ những người thợ may nâng từng đường kim mũi chỉ. Những con đường bằng phẳng ta đi là nhờ công của những người công nhân không quản mưa nắng tạo dựng. Chúng ta được hưởng ánh sáng của đèn điện là nhờ nhà bác học Ê-đi-xơn đã làm đi làm lại hàng nghìn thí nghiệm để tìm ra dây tóc bóng đèn. Và chúng ta được hưởng hòa bình tự do, thấy những cánh chim câu bay trên bầu trời xanh thẳm là nhờ công của những chiến sĩ đã gửi về đất bao xương máu, anh dũng hi sinh, chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Mỗi người chúng ta đều phải tưởng nhớ điều đó và biết ơn và thể hiện sự thành kính đối với anh hùng dân tộc của mình, coi trọng cội nguồn và giá trị to lớn của dân tộc, từ đó đem lại cho chúng ta những căn nguyên cần thiết và quan trọng nhất .Để thể hiện lòng biết ơn không chỉ là những lời nói suông mà còn bằng những hành động thích thực. Chẳng hạn để tỏ lòng biết ơn mẹ cha mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng học tập thật tốt, tu dưỡng rèn luyện đạo đức gần hơn là giúp đỡ bố mẹ những công việc hằng ngày. Thực tế chứng minh rằng, nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa: xây dựng các nhà tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng , chính sách cho con thương binh liệt sĩ. Không chỉ thế còn có những ngày lễ kỷ niệm để tỏ lòng biết ơn : ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Giỗ tổ Hùng Vương,… Ông cha ta vẫn có câu: “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Như vậy câu tục ngữ trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn bao giờ hết về đạo lý làm người. Biết ơn. Một tình cảm cao quý cần phải có trong mỗi chúng ta. Vì vậy chúng ta cần không ngừng trau dồi phẩm chất cao quý ấy
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Khuyên chúng ta phải biết yêu thương và bảo vệ nhau.''Lá lành'' tượng trưng cho những người có cuộc sống sung túc, đầy đủ. Còn ''lá rách'' tượng trưng cho những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống. Vậy nên câu'' lá lành đùm lá rách '' khuyên những người có cuộc sống tốt phải biết yêu thương, giúp đỡ, bảo vệ những người có hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình
Bài 1
Nha em ko có trồng cây gì hết khi nào có em sẽ tả.😊😊😊😊😊😊😆😆😆
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Trong thế gian này , ko thiếu gì những cây đẹp , lạ , độc đáo ... . Nhưng trong các loài ấy, em thích cây phượng vĩ nhất , đó là đặc trưng cho tuổi học trò tinh nghịch với kì nghỉ hè .
Phượng gắn liền với tuổi học trò .Ai còn thời học sinh và qua tuổi đời học sinh đều đã gần gũi với cây .Cây cao khoảng 3m , lá mọc xum xuê , thân xù sì , màu nâu sẫm . Vào thời kì học sinh nghỉ hè , cũng là lúc phượng hé ra những bông hoa đỏ rực như râm bụt . Mỗi giờ ra chơi chúng em túm vào ngồi dưới gốc cây , tha hồ đọc truyện , học bài ... , ko lo nắng đã có chiếc ô khổng lồ che cho , phượng nở đẹp lắm , đỏ rực y như một mâm sôi gấc đỏ chót , cộng thêm màu nắng nhẹ làm thêm rực rỡ . Nghỉ hè , phượng buồn lắm , phải sa những bạn học sinh lớn ra trường , lúc nào cũng nhớ đến hình bóng của các bạn nhỏ ngây thơ . Thời điểm này , phượng nở rất nhiều hoa , đỏ chói một vùng , những bông hoa chúm chím đua nhau nở , nhưng bên trong vẫn còn nụ xanh mơn mởn , e ngại núp sau những tán lá . Học sinh yêu phượng ko phải mang vẻ đẹp mà là do sự gần gũi gắn bó với tuổi học trò
Em rất yêu quý cây phượng , phượng mãi mãi là người bạn tri kỉ của em , sau này em có đi đâu về đâu , thì em vẫn ghi nhớ lại hình bóng phượng , ôn về tuổi thơ nghịch ngơm ấy . Em sẽ gửi những kỉ niệm đẹp ấy vào cây phượng già , mong cây mãi xanh tốt , trẻ trung đầy sức sống
Chúc bn học tốt nhé