K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2018

Mẹo hay để rót nước sôi không làm bể ly :

Thủy tinh là chất liệu rất đặc biệt, tùy vào nhiệt độ và độ dày mà thủy tinh có tính giãn nở khác nhau. Đó cũng là nguyên nhân chúng ta vẫn thường thấy tại sao các ly cốc thủy tinh thường vỡ khi rót nước nóng vào. Chính điều này đã tạo nên sự e ngại cho những ai muốn sử dụng thủy tinh. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này chỉ bằng những thao tác nhỏ sau đây.

Trước khi mua thủy tinh về :

Xếp tất cả cốc thủy tinh mới vào trong xoong to, đổ nước ngập cốc. Sau đó đun nóng lên, bao giờ sôi thì dừng lại, đợi nước nguội thì lấy cốc ra đem dùng. Việc này giúp cốc thủy tinh quen với sự tăng nhiệt độ nên chúng sẽ dãn nỡ đều khi gặp nhiệt nên ly không bể khi rót nước sôi.

Đối với những cốc thủy tinh dày mỏng không đều, khi rót nước sôi vào dễ bị nứt hơn những loại cốc thông thường khác. Hãy đặt vào cốc một vật kim loại như đĩa đồng, thìa canh nhôm, sau đó mới rót nước sôi vào thì cốc không bị nứt.

Trong quá trình sử dụng :

Quan trọng nhất vẫn là cách chúng ta rót nước vào cốc như thế nào. Trước khi rót nước sôi phải đổ hết tất cả nước lạnh có trong cốc ra ngoài. Khi rót, nên rót nước sôi vào giữa cốc từ từ, không nên rót lệch về một thành cốc, vì đáy cốc bao giờ cũng dầy hơn thành cốc.

Đối với mùa đông, trước khi rót nước sôi vào ly cốc nên bỏ một chiếc thìa bằng kim loại vào trong cố để giảm nhiệt độ. Vì thời tiết mùa đông rất lạnh, mà rót nước nóng vào dễ sinh sốc nhiệt và bể cốc.

Nguyên nhân hiện tượng rót nước sôi vào thủy tinh gây bể :

Có rất nhiều giải thích cho hiện tượng này. Có người cho rằng do cốc thủy tinh khi tiếp xúc với nước nóng bị trương ra không đều. Khi đổ nước sôi vào cốc, tầng trong của cốc bị nóng trước, lập tức trương to ra, nhưng tầng ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp trương nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài, làm cho cốc bị vỡ.

Cũng có ý kiến cho rằng khi rót nước sôi vào cốc, phần bên trong của cốc bị nóng trước và truyền nhiệt ra các phần bên ngoài cốc. Nhưng nếu nước quá nóng thì khi rót vào do nhiệt độ bên trong cốc tăng lên đột ngột mà nhiệt đó chưa kịp truyền ra ngoài cốc, do đó phần bên trong cốc sẽ giãn nở nhanh hon bên ngoài cốc dẫn đến hiện tượng giãn nở không đều và vỡ cốc.

Cách giải thích dễ hiểu nhất chính là: cốc thủy tinh bị vỡ khi đựng nước sôi là do sự thay đổi nhiệt độ nhanh làm biến đổi cấu trúc của thủy tinh gây ra tình trạng nứt, bể.

Thủy tinh sử dụng trong nhà thì luôn tạo ra một không gian thanh lịch, trong sáng giành cho gia đình, tuy nhiên việc sử dụng những vật dụng này cũng thường xuyên tạo ra những tác hại không tốt đến cuộc sống của chính các thành viên trong gia đình. Từ việc sử dụng các loại chén bát được làm từ thủy tinh, cho đến ly tách hay thậm chí là xoong nồi bằng thủy tinh cũng vậy, rất cần sự chú ý từ các thành viên trong gia đình các bạn. Hãy chú ý đến việc tránh làm đổ bể vì thủy tinh là loại vật liệu rất dễ bể, cẩn thận thì sẽ tốt hơn.

1 tháng 5 2018

để làm hạn chế sự vỡ cốc thủy tinh khi rót nước sôi vào cốc ta nên : 

làm lạnh cốc trước khi rót 

sau đó đổ nước vào 

The end

7 tháng 3 2019

Hiện tượng vỡ này bao gồm tập hợp các lý do sau:  1. Thủy tinh truyền nhiệt kém.  2. Tính đàn hồi, biến dạng của thủy tinh thấp.  3. Sự giãn nở vì nhiệt.  4. Hiệu ứng vết nứt.   Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.   Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ. 

9 tháng 5 2017

khi đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn cốc thuỷ tinh mỏng vì cốc thuỷ tinh mỏng dễ dãn nở vì nhiệt hơn cốc thuỷ tinh dày. Cốc thuỷ tinh dày khi gặp nhiệt độ cao dãn nở vì nhiệt bị cản nên sinh ra một lực là vỡ cốc

Câu này cô giáo mình chữa rồi nên chắc đúng nha bn

k mình nha

9 tháng 5 2017

bn ê có trong sách giáo khoa đó

18 tháng 3 2017

1, sẽ ko thay đổi

18 tháng 3 2017

2. Để lúc nhiệt độ thời tiết tăng lên hay lúc lực ma xát giữa tàu và đường ray nóng lên; làm thanh ray nở ra thì đường ray ko bị uốn cong đẫn đến lật tàu.

3. Nhiệt kế thủy ngân đung để đo nước sôi.

So sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất lỏng ,

rắn , khí:

*Giống nhau: Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi

lạnh đi.

*Khác nhau:

Chất rắn: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Chất lỏng: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Chất khí: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

*So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí: Các chất có sự nở vì

nhiệt được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: chất rắn --> chất lỏng -->

chất khí.

2, Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.

14 tháng 3 2017

Vì khi rót nước vào cốc dày, phía bên trong nóng lên nở ra, thể tích tăng lên. Phía bên ngoài vẫn lạnh, nên không giãn nở , lớp thủy tinh bên trong gây ra một lực rất lớn đối với lớp thủy tinh bên ngoài , do đó làm cốc dễ vỡ

14 tháng 3 2017

Bạn ơi ở đây là online Math. Nếu bạn muốn hỏi thì bạn vào học24 nhé

2 tháng 5 2017

Vì:

- Thủy tinh dẫn nhiệt kém.

- Khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì thủy tinh bên trong nóng nở ra còn thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng chưa nở ra nên thủy tinh bên trong và bên ngoài cốc nở không đều làm cốc vỡ.

-Khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh mỏng thủy tinh bên trong và bên ngài nở đều nên cốc không bị vỡ.

Vì cốc thủy tinh dày khó truyền nhiệt từ mặt ngoài vào mặt trong hơn.

- Mặt trong nóng, nở ra

- Mặt ngoài vẫn lạnh, co vào

Dẫn đến sự vỡ.

7 tháng 3 2018

Trả lời

Hiện tượng vỡ này bao gồm tập hợp các lý do sau: 
1. Thủy tinh truyền nhiệt kém. 
2. Tính đàn hồi, biến dạng của thủy tinh thấp. 
3. Sự giãn nở vì nhiệt. 
4. Hiệu ứng vết nứt. 

Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức. 

Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ. 

~Hok tốt~

7 tháng 3 2018

Hiện tượng vỡ này bao gồm tập hợp các lý do sau: 
1. Thủy tinh truyền nhiệt kém. 
2. Tính đàn hồi, biến dạng của thủy tinh thấp. 
3. Sự giãn nở vì nhiệt. 
4. Hiệu ứng vết nứt. 

Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức. 

Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ. 

Môn vật lí lớp 6 câu 1 có mấy loại máy cơ đơn giản?Kể tên và nêu công dụng của chúng câu 2 có mấy loại ròng rọc?Kể tên và nêu công dụng câu 3 so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất rắn,lỏng,khí( lập bảng thống kế khác nhau)câu 4 tại sao khi đun nước nóng khối lượng riêng của chất lỏng giảm?câu 5 tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc...
Đọc tiếp

Môn vật lí lớp 6

 câu 1 có mấy loại máy cơ đơn giản?Kể tên và nêu công dụng của chúng

 câu 2 có mấy loại ròng rọc?Kể tên và nêu công dụng

 câu 3 so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất rắn,lỏng,khí( lập bảng thống kế khác nhau)

câu 4 tại sao khi đun nước nóng khối lượng riêng của chất lỏng giảm?

câu 5 tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dễ bị vỡ muốn cốc ko bị vỡ khi rót nước nóng thì ta phải làm gì? 

Câu 6 kể tên nhiệt kế và nêu công dụng của từng loại?

câu 7 tại sao khi đun nước người ta ko đổ đầy ấm(nước máy)? 

Câu 8 tại sao khi đóng chai nước ngọt người ta không đổ đầy mà đổ lưng?

câu 9 hãy giải thích có hai cái cốc thủy tinh bị kẹt mà ko lấy ra được làm thế nào để lấy hai cốc ra ngoài? 

                          Các bạn hãy giải mấy câu này vì ngày may có kiểm tra 1 tiết môn Vật Lí.

3
17 tháng 8 2018

à tôi giả vờ học sinh để coi sao mà em dám hỏi thế à

17 tháng 8 2018

CÂU 1+2

Có 3 loại máy cơ đơn giản                               

- mặt phẳng nghiêng :giúp giảm lực kéo so với phương thẳng đứng   

- ròng rọc :   

  • Ròng rọc cố định: Làm thay đổi hướng của lực tác dụng vào nó
  • Ròng rọc động: Giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của lực

- đòn bẩy :  dùng đòn bẩy để nâng vật 

CÂU 3:

- Giống nhau: Các chất này nở ra khi nóng và khi lạnh thì co lại.

- Khác nhau: 

  + Các chất rắn khác nhau nở ra vì nhiệt cũng khác nhau.

  + Các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt cũng khác nhau.

  + Các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt giống nhau.

CÂU 4:

Khối lượng riêng của một chất là đơn vị thể tích của chất đó. Khi ta đun nóng chất lỏng, thể tích chất lỏng sẽ dản nở ( thể tích tăng lên ) mà khối lượng vẫn không thay đổi. Vì vậy, là cho khối lượng riêng giảm đi.

CÂU 5

-Thủy tinh là chất liệu rất đặc biệt, tùy thuộc vào nhiệt độ và độ dày mà thủy tinh dãn nỡ ở các mức khác nhau. Chính vì đặc điểm đặc biệt này nên hiện tượng cốc thủy tinh bị nứt vỡ khi rót nước nóng vào xảy ra rất thường xuyên.

–  Xếp tất cả cốc thủy tinh mới vào trong xoong to, đổ nước ngập cốc. Sau đó đun nóng lên, bao giờ sôi thì dừng lại, đợi nước nguội thì lấy cốc ra đem dùng. Việc này giúp cốc thủy tinh quen với sự tăng nhiệt độ nên chúng sẽ dãn nỡ đều khi gặp nhiệt nên ly không bể khi rót nước

–  Đối với những cốc thủy tinh dày mỏng không đều, khi rót nước sôi vào dễ bị nứt hơn những loại cốc thông thường khác. Hãy đặt vào cốc một vật kim loại như đĩa đồng, thìa canh nhôm, sau đó mới rót nước sôi vào thì cốc không bị nứt.

Trong quá trình sử dụng các bạn nên chú ý khi rót nước sôi vào cốc nên đổ hết nước lạnh còn lại trong cốc ra ngoài. Khi rót, nên rót nước sôi vào giữa cốc từ từ, không nên rót lệch về một thành cốc, vì đáy cốc bao giờ cũng dầy hơn thành cốc. Mùa đông, trước khi đổ nước sôi vào cốc nên cho một chiếc thìa kim loại vào trong cốc để làm giảm nhiệt độ, tránh vỡ cốc.

CÂU 6: 

CÓ 3 LOẠI  NHIỆT KẾ:

+ nhiệt kế thủy ngân: Đo nhiệt độ trong phòng TN 
+ nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người. 
+ nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ khí quyển

CÂU7:

Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài

CÂU 8:

Có 2 lí do :  
- Chất lỏng gần như là không bị thay đổi thể tích khi bị nén. Vì vậy nếu đổ đầy hoàn toàn khi nhiệt độ cao thì dễ bị vỡ chai 
- Do bên trong có CO2 hòa tan dưới áp suất cao , khi mở nắp (áp suất khí quyển ) thì có 1 phần sẽ bị thoát ra, nếu đổ quá đầy thì khi mởi ra nước ngọt sẽ bị trào ra ngoài. 

CÂU 9:

+ Sử dụng đá lạnh:

Các bạn chỉ cần thả một vài viên đá lạnh vào chiếc cốc ở bên trên và nhúng cốc bên dưới vào nước ấm, sự giãn nở vì nhiệt của những chiếc cốc sẽ giúp bạn lấy chúng ra một cách dễ dàng.

+ Ngâm cốc vào xà phòng

Ngoài ra thì các bạn có thể ngâm 2 chiếc cốc "tai nạn" này vào nước xà phòng, nước rửa bát, sau đó nhẹ nhàng úp ngược cốc xuống để chúng rời nhau ra.

MÃI MỚI XONG.~HỌC TỐT NHA~
 
26 tháng 3 2016

       Ở  một nhiệt độ khá cao, sự giãn nở của bầu chứa thủy ngân bằng thủy tinh(cũng như mọi chất rắn) không nhiều, cũng ở cùng nhiệt độ ấy, thủy ngân hoặc rượu(là chất lỏng) thì giãn nở nhanh chóng nên nó dâng lên. 

       Là do chỗ tiếp xúc với nước nóng truyền nhanh & nhiều nhiệt vào lớp thủy tinh, sau đó nhiệt này làm giãn nở ngay chỗ thủy tinh tiếp xúc ấy. chỗ giãn nở sinh công rất lớn so với lực liên kết thủy tinh nguội ở ngoài, truyền lực - nứt dần - đứt liên kết, còn truyền nhiệt trong thủy tinh thì khá chậm do tính chất riêng: muốn làm nóng - giãn nở một lượng chất nào đó thì cần một lượng nhiệt đủ - thích hợp, nếu lớp thủy tinh này giãn nở xong tiêu thụ bớt nhiệt lượng thì lớp kia phải đợi truyền thêm nhiệt từ chỗ nước nóng > chỗ giãn nở > lớp nguội hơn, nhưng cuối cùng là lực giãn nở thực hiện công trước. 

VS KẾT BẠN NHA  $.$

26 tháng 3 2016

 ở một nhiệt độ khá cao, sự giãn nở của bầu chứa thủy ngân bằng thủy tinh(cũng như mọi chất rắn) không nhiều, cũng ở cùng nhiệt độ ấy, thủy ngân hoặc rượu(là chất lỏng) thì giãn nở nhanh chóng nên nó dâng lên. 

Câu 2 là do chỗ tiếp xúc với nước nóng truyền nhanh & nhiều nhiệt vào lớp thủy tinh, sau đó nhiệt này làm giãn nở ngay chỗ thủy tinh tiếp xúc ấy. chỗ giãn nở sinh công rất lớn so với lực liên kết thủy tinh nguội ở ngoài, truyền lực - nứt dần - đứt liên kết, còn truyền nhiệt trong thủy tinh thì khá chậm do tính chất riêng: muốn làm nóng - giãn nở một lượng chất nào đó thì cần một lượng nhiệt đủ - thích hợp, nếu lớp thủy tinh này giãn nở xong tiêu thụ bớt nhiệt lượng thì lớp kia phải đợi truyền thêm nhiệt từ chỗ nước nóng > chỗ giãn nở > lớp nguội hơn, nhưng cuối cùng là lực giãn nở thực hiện công trước.