K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2019

Tham khảo:

A/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC

I/ Đất trồng

  • Vai trò của trồng trọt: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu.
  • Nhiệm vụ: Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
  • Phải bảo vệ đất hợp lí: Vì nước ta có tỉ lệ dân số tăng cao, dân số tăng thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng theo, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn. Vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí, có hiệu quả.

II/ Phân bón

  • Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.
  • Bón thúc là bón phân vào đất trong thời gian sinh trưởng của cây.
  • Các cách bảo quản các loại phân bón thông thường:
    • Đựng trong chum, vại, sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao nilông.
    • Để nơi cao ráo, thoáng mát.
    • Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.
    • Đối với phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

III/ Sâu, bệnh hại cây trồng

-> Tác hại của sâu bệnh đối với đời sống cây trồng: Khi bị sâu bệnh phá hại, cây trồng thường sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch.

-> Một số dấu hiệu cây trồng bị sâu, bệnh phá hại: Cành bị gãy; lá, quả bị đốm đen, nâu; bắp bị nấm mốc; củ khoai lang bị sùng; quả mãng cầu bị bù rầy bám ở vỏ; ổi bị sâu ăn; cây, củ bị thối; thân cành bị sần sùi....

  • Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại: Khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh, phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
    • Phòng là chính
    • Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để
    • Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
  • Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:
    • Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại.
    • Biện pháp thủ công
    • Biện pháp hoá học
    • Biện pháp sinh học
    • Biện pháp kiểm dịch thực vật.
  • Tuy theo từng loại sâu, bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở.

* Ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học:

  • Ưu điểm: Diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công.
  • Nhược điểm: Dễ gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi; làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; giết chết các sinh vật khác ở ruộng.

* Khi sử dụng biện pháp hóa học cần đảm bảo những yêu cầu:

  • Sử dụng đúng liều thuốc, nồng độ, liều lượng.
  • Phun đúng kĩ thuật (đảm bảo thời gian cách li đúng qui định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa..)
  • Khi tiếp xúc với thuốc hoá học trừ sâu, bệnh hại phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về an toàn lao động (đeo khẩu trang, đeo găng tay, đi giày, ủng; đeo kính, mặc áo dài tay hay đồ bảo hộ, đội mũ...)

-> Ngộ độc thuốc trừ sâu, bệnh ở nước ta có nhiều trường hợp. Vậy nguyên nhân là do ăn rau quả có thuốc trừ sâu không rửa sạch, do không đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc và phun thuốc không đúng kĩ thuật.

IV/ Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

1. Mục đích của việc làm đất: Làm cho đất tơi, xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

  • Các công việc làm đất là: Cày đất, bừa và đập đất, lên luống. Các công việc này có tiến hành bằng các công cụ thủ công hoặc cơ giới.

2. Quy trình bón phân lót:

  • Thường sử dụng cho phân hữu cơ hoặc phân lân. Cách bón:
    • Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc cây.
    • Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.
  • Thời vụ gieo trồng: Là khoảng thời gian nhất định để gieo trồng mỗi loại cây.
  • Xác định thời vụ gieo trồng: Để xác định thời vụ gieo trồng cần căn cứ vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương.
  • Mục đích của việc kiểm tra xử lí hạt giống:
    • Mục đích: kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh có ở hạt.
    • Phương pháp xử lí: Có 2 cách
      • Xử lí bằng nhiệt độ.
      • Xử lí bằng hoá chất.

3. Các biện pháp chăm sóc cây trồng:

  • Tỉa, dặm cây
  • Làm cỏ, vun xới
  • Tưới, tiêu nước
  • Bón phân thúc

4. Mục đích và phương pháp của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là:

  • Mục đích thu hoạch: Đảm bảo chất lượng và số lượng của nông sản, thu hoạch nhanh, gọn và cẩn thận.
  • Phương pháp thu hoạch: Hái, cắt, nhổ, đào.
  • MĐ bảo quản: Để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản.
  • PP bảo quản: BQ thoáng, BQ kín và BQ lạnh.
  • MĐ chế biến: Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
  • PP chế biến: Sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột, muối chua, đóng hộp.

B/ CÂU HỎI ÔN TẬP

1/ Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt? Vì sao phải bảo vệ đất hợp lí?

2/ Thế nào là bón lót, bón thúc? Người ta thường dùng loại phân nào để bón lót hay bón thúc? Giải thích vì sao?

3/ Nêu các cách bảo quản các loại phân bón thông thường?

4/ Tác hại của sâu, bệnh đối với đời sống cây trồng? Nêu một số dấu hiệu cây trồng bị sâu, bệnh phá hại?

5/ Nêu các nguyên tắc khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh hại? Trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc nào quan trọng nhất? vì sao? Nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?

6/ Nêu ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học? Khi sử dụng biện pháp hóa học cần đảm bảo những yêu cầu gì? Hàng năm số người bị ngộ độc thuốc trừ sâu, bệnh hại ở nước ta có hàng ngàn trường hợp. Vậy nguyên nhân là do đâu?

7/ Làm đất nhằm mục đích gì? Kể tên các công việc làm đất?

8/ Thời vụ là gì? Căn cứ vào đâu để xác định thời vụ gieo trồng? Mục đích của việc kiểm tra xử lí hạt giống?

9/ Các biện pháp chăm sóc cây trồng?

10/ Mục đích và phương pháp của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là gì?

Chúc bạn học tốt!

Woa, ny em đây rồi

11 tháng 12 2016

Ôi trời thế thì viết đến bao giờ! Khi nào bạn bảo ai chụp rồi gửi cho

NỘI DUNG GHI BÀI MÔN CÔNG NGHỆ 7TIẾT 15: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP  Chọn câu trả lời đúng nhất    Câu 1: Để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, không cần sử dụng biện pháp nào?A. Khai hoang, lấn biển                               B. Tăng vụ trên diện tích đất trồngC. Sử dụng thuốc hóa học                           D. Áp dụng các biện pháp kĩ thuậtCâu...
Đọc tiếp

NỘI DUNG GHI BÀI MÔN CÔNG NGHỆ 7

TIẾT 15: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 

 

Chọn câu trả lời đúng nhất   

Câu 1: Để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, không cần sử dụng biện pháp nào?

A. Khai hoang, lấn biển                               B. Tăng vụ trên diện tích đất trồng

C. Sử dụng thuốc hóa học                           D. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật

Câu 2: Ngành trồng trọt có mấy vai trò:

A. 4                      B. 5                                C. 2                                D. 3

Câu 3: Khai hoang, lấn biển nhằm mục đích gì?

A. Tăng sản lượng nông sản                        B. Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng

C. Tăng chất lượng nông sản                       D. Tăng diện tích đất trồng

Câu 4: Vai trò của trồng trọt là:

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi

B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

C. Cung cấp nông sản cho sản xuất

D. Tất cả các ý trên

Câu 5: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu là:

A. Vai trò của trồng trọt                              B. Nhiệm vụ của trồng trọt

C. Chức năng của trồng trọt                        D. Ý nghĩa của trồng trọt

Câu 6: Đất nào là đất trung tính:

A. pH < 6.5          B. pH > 6.5                     C. pH > 7.5                     D. pH = 6.6 - 7.5

Câu 7: Đất kiềm là đất có pH là bao nhiêu?

A. pH < 6,5          B. pH = 6,6 - 7,5             C. pH > 7,5                     D. pH = 7,5

Câu 8: Đất nào giữ nước tốt?

A. Đất cát             B. Đất sét                       C. Đất thịt nặng              D. Đất thịt

Câu 9: Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất?

A. Thành phần hữu cơ và vô cơ                   B. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng

C. Thành phần vô cơ                                   D. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất

Câu 10: Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?

A. Đất cát             B. Đất thịt nặng              C. Đất thịt nhẹ                D. Đất cát pha

Câu 11: Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là vì sao?

A. Nhờ đất chứa nhiều mùn, sét                            B. Nhờ đất chứa nhiều cát, limon, sét

C. Nhờ các hạt cát, sét, limon và chất mùn            D. Tất cả ý trên

Câu 12: Có mấy loại đất chính?

A. 2                      B. 3                                          C. 4                                D. 5

Câu 13: Độ chua và độ kiềm của đất được đo bằng gì?

A. Độ Ph              B. NaCl                                   C. MgSO4                                      D. CaCl2

Câu 14: Để cây trồng có năng suất cao thì cần có đặc điểm gì?

A. Đất trồng có độ phì nhiêu                                

B. Giống tốt

C. Chăm sóc tốt và điều kiện thời tiết thuận lợi     

D. Đất trồng có độ phì nhiêu, giống tốt, chăm sóc tốt và điều kiện thời tiết thuận lợi.

Câu 15: Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì:

A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều

B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm

C. Diện tích đất trồng có hạn

D. Giữ gìn cho đất không bị thái hóa

Câu16: Biện pháp cải tạo bón vôi được áp dụng cho loại đất nào?

A. Đất đồi dốc                B. Đất chua           C. Đất phèn                    D. Đất mặn

Câu 17: Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải?

A. Canh tác tốt, công tác thủy lợi, bón phân hợp lý         

B. Bón phân hợp lý

C. Bón vôi                                       

D. Chú trọng công tác thủy lợi

Câu 18: Trồng xen canh cây nông nghiệp giữa cây phân xanh nhằm mục đích gì?

A. Tăng bề dày của đất                                B. Tăng độ che phủ, chống xói mòn

C. Hòa tan chất phèn                                   D. Thay chua rửa mặn

Câu 19: Đối với đất xám bạc màu, chúng ta cần sử dụng biện pháp nào để cải tạo đất?

A. Bón vôi

B. Làm ruộng bậc thang

C. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên

D. Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ

Câu 20: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách:

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí

C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất

D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm

Câu 21: Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất gồm:

A. Hấp thu khí Cacbonic, giải phóng khí Oxy.

B. Tán rừng và cây cỏ ngăn cản nước rơi và dòng chảy.

C. Để sản xuất các vật dụng cần thiết cho con người.

D. Cả ba ý đều đúng.

Câu 22: Tình hình rừng nước ta từ năm 1943 đến 1995 là:

A. Tăng diện tích rừng tự nhiên.

B. Giảm độ che phủ của rừng.

C. Giảm diện tích đồi trọc.

D. Tất cả các ý đều sai.

Câu 23: Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ gồm:

A. Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và sản xuất.

B. Chắn gió bão, sóng biển.

C. Nghiên cứu khoa học.

D. Cả ba ý đều đúng.

Câu 24: Một ha rừng có thể lọc không khí bao nhiêu tấn bụi trong một năm?

A. 50 – 70 tấn.              B. 35 – 50 tấn.     C. 20 – 30 tấn.               D. 10 - 20 tấn.

Câu 25: Một ha rừng có khả năng hấp thu bao nhiêu kg khí cacbonic trong một ngày đêm?

A. 300 – 330 kg.            B. 100 – 200 kg.

C. 320 – 380 kg.           D. 220 – 280 kg.

 

Câu 26: Vườn gieo ươm là nơi:

A. Chăm sóc cây giống đảm bảo cây phát triển khoẻ mạnh.

B. Tạo ra nhiều giống cây mới phục vụ cho công tác trồng trọt.

C. Sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây gây rừng.

D. Tất cả đều sai.

Câu 27: Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt, nơi đặt vườn ươm phải có các điều kiện sau:

A. Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.

B. Mặt đất bằng hay hơi dốc.

C. Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.

D. cả ba ý đều đúng.

Câu 28: Nơi đặt vườm ươm cần phải có độ pH bằng bao nhiêu là phù hợp?

A. 5 - 6.                B. 6 – 7.               C. 7 - 8.                D. 8 – 9.

Câu 29: Đặc điểm của vỏ bầu là:

A. Có hình ống.                                B. Kín 2 đầu.

C. Hở 2 đầu.                                    D. Có hình ống và hở hai đầu.

Câu 30: Trong quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp, sau khi dọn cây hoang dại thì ta phải làm gì?

A. Đập và san phẳng đất.

B. Đốt cây hoang dại.

C. Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại.

D. Không phải làm gì nữa  

Câu 31: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:

A. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.              

B. Không có sâu, bệnh.

C. Kích thước hạt to.                       

D. Tất cả đều đúng.

Câu 32: Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa trên các yếu tố:

A. Khí hậu.

B. Loại cây trồng.

C. Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi điạ phương.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 33: Có mấy cách xử lý hạt giống?

A. 4.           B. 3.            C. 2.            D. 1.

Câu 34: Thời vụ là:

A. Khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.

B. Khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.

C. Khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.

D. Tất cả đều sai.

Câu 35: Có mấy phương pháp gieo giống?

A. 1            B. 2             C. 3             D. 4

Câu 36: Các biện pháp kích thích hạt giống nảy mầm là:

A. Đốt hạt.          

B. Tác động bằng lực.

C. Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.

D. Tất cả đều đúng.

 

Câu 37: Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh Miền Bắc thường từ:

A. Tháng 2 đến tháng 3.                  B. Tháng 1 đến tháng 2.

C. Tháng 9 đến tháng 10.                D. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Câu 38: Loại hạt nào sau đây người ta hay chặt một đầu hạt để kích thích hạt nảy mầm?

A. Hạt lim.                                        B. Hạt dẻ.            

C. Hạt trám.                                      D. Hạt xoan.

Câu 39: Trong các loại thuốc thường dùng để phòng trừ sâu, bệnh hại cây rừng Thuốc tím hay được dùng để?

A. Xử lý đất.

B. Xử lý hạt.

C. Phòng trừ bệnh lở ở cổ rễ.

D. Phòng trừ bệnh rơm lá thông.

Câu 40: Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng gồm:

A. Che mưa, nắng.

B. Bón phân, làm cỏ, xới đất.

C. Tỉa cây, phòng trừ sâu bệnh.

D. Che mưa, nắng, bón phân, làm cỏ, xới đất, tỉa cây, phòng trừ sâu bệnh.

Câu 41: Các loại phân nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ?

A. Đạm, kali, vôi                                        B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác

C. Phân xanh, phân kali                              D. Phân chuồng, kali

Câu 42: Loại phân nào sau đây là phân hóa học?

A. Phân xanh                                              B. Phân vi lượng

C. Phân chuồng                                          D. Phân bón chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm

Câu 43: Phân bón không có tác dụng nào sau đây?

A. Diệt trừ cỏ dại                                        B. Tăng năng suất cây trồng

C. Tăng chất lượng nông sản                       D. Tăng độ phì nhiêu của đất

Câu 44: Câu nào sau đây không đúng?

A. Nhà máy sản xuất phân vi sinh không gây ảnh hưởng đến môi trường sống. Vì nguyên liệu chính để sản xuất phân hữu cơ vi sinh: than bùn, vỏ trấu,các phế thải sản xuất nông, thủy sản

B. Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng vì vậy bón phân càng nhiều thì năng suất càng cao

C. Bón phân hợp lí là bón đúng liều lượng, đúng thời kì, đúng chủng loại, đúng tỉ lệ, phù hợp với đất và cây

D. Bên cạnh tác dụng tích cực, phân bón còn có mặt tiêu cực là có thể gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí và thực phẩm

Câu 45: Loại phân bón nào sau đây không phải là phân bón hữu cơ?

A.   Than bùn                  B. Than đá                     C. Phân chuồng              D. Phân xanh

Câu 46: Dựa vào thời kì bón, người ta chia thành mấy cách bón phân?

A. 2                            B. 3                                         C. 4                                         D. 5

Câu 47: Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí:

A. Mưa lũ                                                   B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ

C. Mưa rào                                                 D. Nắng nóng

Câu 48: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót:

A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm         B. Phân xanh, phân kali, phân NPK

C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng          D. Phân DAP, phân lân, phân vi sinh

Câu 49: Bón phân cho cây ngô thường sử dụng hình thức bón nào cho hiệu quả?

A. Bón theo hốc             B. Bón theo hàng            C. Bón vãi            D. Phun lên lá

Câu 50: Bón thúc là cách bón:

A. Bón 1 lần                                               B. Bón thật nhiều phân

C. Bón trước khi gieo trồng                         D. Bón trong quá trình sinh trưởng của cây

-----HẾT-----

 

 

 

3
3 tháng 1 2022

nhiều quá vậy, bạn tách ra ik

3 tháng 1 2022

chờ xíu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ IMÔN CÔNG NGHỆ 7Năm học 2021 – 2022Câu 1: Biện pháp nào sau đây thực hiên trong trồng trọt?A. Khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuậtB. Cày đấtC. Bón phân hạ phènD. Bón phân hữu cơCâu 2: Ngành trồng trọt có mấy vai trò:A. 4B. 5C. 2D. 3Câu 3: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

MÔN CÔNG NGHỆ 7

Năm học 2021 – 2022

Câu 1: Biện pháp nào sau đây thực hiên trong trồng trọt?

A. Khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật

B. Cày đất

C. Bón phân hạ phèn

D. Bón phân hữu cơ

Câu 2: Ngành trồng trọt có mấy vai trò:

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 3: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu là:

A. Vai trò của trồng trọt

B. Nhiệm vụ của trồng trọt

C. Chức năng của trồng trọt

D. Ý nghĩa của trồng trọt

Câu 4: Khai hoang, lấn biển nhằm mục đích gì?

A. Tăng sản lượng nông sản

B. Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng

C. Tăng chất lượng nông sản

D. Tăng diện tích đất trồng

Câu 5: Dựa vào thời kì bón, người ta chia thành mấy cách bón phân?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6: Đâu không phải là vai trò của trồng trọt?

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi

B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

C. Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu

D. Cung cấp nông sản cho sản xuất

Câu 7: Đất trồng là môi trường gì?

A. Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxy

B. Giúp cây đứng vững

C. Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxy, nước

D. Câu B và C

Câu 8: Đất trồng là lớp bề mặt ……….. của vỏ Trái Đất.

A. Tơi xốp

B. Cứng, rắn

C. Ẩm ướt

D. Bạc màu

Câu 9: Đất trồng gồm mấy thành phần chính:

A. Hai thành phần

B. Ba thành phần

C. Năm thành phần

D. Nhiều thành phần

Câu 10: Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống của cây:

A. Cung cấp nước, dinh dưỡng

B. Giữ cây đứng vững

C. Cung cấp nước, oxy, dinh dưỡng và giữ cây đứng vững

D. Cung cấp nguồn lương thực

Câu 11: Thành phần đất trồng gồm:

A. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ

B. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ

C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng

D. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ

Câu 12: Đặc điểm của phần khí là:

A. là không khí có ở trong khe hở của đất

B. gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ

C. có tác dụng hòa tan chất dinh dưỡng

D. chiếm 92 – 98%

Câu 13: Phần rắn gồm thành phần nào?

A. Chất vô cơ

B. Chất hữu cơ

C. Cả A và B

D. A hoặc B

Câu 14: Đất nào là đất trung tính:

A. pH < 6,5

B. pH > 6,5

C. pH > 7,5

D. pH = 6,6 – 7,5

Câu 15: Đất kiềm là đất có pH là bao nhiêu?

A. pH < 6, 5

B. pH = 6, 6 - 7, 5

C. pH > 7, 5

D. pH = 7, 5

Câu 16: Đất nào giữ nước tốt?

A. Đất cát

B. Đất sét

C. Đất thịt nặng

D. Đất thịt

Câu 17: Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất?

A. Thành phần hữu cơ và vô cơ

B. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng

C. Thành phần vô cơ

D. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất

Câu 18: Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?

A. Đất cát

B. Đất thịt nặng

C. Đất thịt nhẹ

D. Đất cát pha

Câu 19: Có mấy loại đất chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 20: Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì:

A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều

B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm

C. Diện tích đất trồng có hạn

D. Giữ gìn cho đất không bị thái hóa

Câu 21: Biện pháp cải tạo bón vôi được áp dụng cho loại đất nào?

A. Đất đồi dốc

B. Đất chua

C. Đất phèn

D. Đất mặn

Câu 22: Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải?

A. Canh tác tốt, công tác thủy lợi, bón phân hợp lý

B. Bón phân hợp lý

C. Bón vôi

D. Chú trọng công tác thủy lợi

Câu 23: Đối với đất xám bạc màu, chúng ta cần sử dụng biện pháp nào để cải tạo đất?

A. Bón vôi

B. Làm ruộng bậc thang

C. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên

D. Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ

Câu 24: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách:

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí

C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất

D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông - lâm

Câu 25: Trong các biện pháp sau đây là biện pháp sử dụng đất hợp lý?

A. Trồng nhiều loại cây trên một đơn vị diện tích

B. Bỏ đất hoang, cách vụ

C. Sử dụng đất không cải tạo

D. Chọn cây trồng phù hợp với đất

Câu 26: Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được áp dụng cho loại đất nào?

A. Đất phèn

B. Đất chua

C. Đất đồi dốc

D. Đất xám bạc màu

Câu 27: Biện pháp nào là biện pháp cải tạo đất trong các biện pháp dưới đây?

A. Thâm canh tăng vụ

B. Không bỏ đất hoang

C. Chọn cây trồng phù hợp với đất

D. Làm ruộng bậc thang

Câu 28: Nhóm phân nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ?

A. Đạm, kali, vôi

B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác

C. Phân xanh, phân kali

D. Phân chuồng, kali

Câu 29: Các loại phân sau đây, loại nào là phân hóa học?

A. Phân bắc

B. Phân vi lượng

C. Phân chuồng

D. Phân bón chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm

Câu 30: Phân bón có tác dụng gì?

A. Tăng năng suất

B. Tăng chất lượng, tăng năng suất, tăng độ phì nhiêu cho đất

C. Tăng chất lượng, tăng các vụ gieo trồng trong năm

D. Đáp án khác

Câu 31: Phân bón không có tác dụng nào sau đây?

A. Diệt trừ cỏ dại

B. Tăng năng suất cây trồng

C. Tăng chất lượng nông sản

D. Tăng độ phì nhiêu của đất

Câu 32: Chọn câu đúng nhất về phân loại phân bón:

A. Phân bón gồm 3 loại là: Phân xanh, đạm, vi lượng

B. Phân bón gồm 3 loại: Đạm, lân, kali

C. Phân bón gồm 3 loại: Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh

D. Phân bón gồm 3 loại: Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh

Câu 33: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:

A. Bón phân làm cho đất thoáng khí

B. Bón phân nhiều năng suất cao

C. Bón phân đạm hóa học chất lượng sản phẩm mới tốt

D. Bón phân hợp lí, cây trồng mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt

Câu 34: Phân bón là gì?

A. Phân bón là "thức ăn" do con người cung cấp cho cây trồng

B. Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng

C. Phân bón là "phân bón" do con người cung cấp cho cây trồng

D. Phân bón là "phân bón" do con người bổ sung cho cây trồng

Câu 35: Loại phân bón nào sau đây không phải là phân bón hữu cơ?

A. Than bùn

B. Than đá

C. Phân chuồng

D. Phân xanh

Câu 36: Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí?

A. Mưa lũ

B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ

C. Mưa rào

D. Nắng nóng

Câu 37: Bảo quản đạm Urê bằng cách nào?

A. Phơi ngoài nắng thường xuyên

B. Để nơi khô ráo

C. Đậy kín, để đâu cũng được

D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát

Câu 38: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót:

A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm

B. Phân xanh, phân kali, phân NPK

C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng

D. Phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi sinh

Câu 39: Bón thúc là cách bón như thế nào?

A. Bón 1 lần

B. Bón nhiều lần

C. Bón trước khi gieo trồng

D. Bón trong quá trình sinh trưởng của cây

Câu 40: Bón phân cho cây ngô thường sử dụng hình thức bón nào?

A. Bón theo hốc

B. Bón theo hàng

C. Bón vãi

D. Phun lên lá

Đáp án câu hỏi ôn tập Công nghệ 7 giữa kì 1

Câu hỏi

Đáp án

Câu hỏi

Đáp án

Câu hỏi

Đáp án

1

A

15

C

29

B

2

A

16

B

30

B

3

A

17

D

31

A

4

D

18

A

32

D

5

A

19

B

33

D

6

C

20

C

34

B

7

D

21

B

35

B

8

A

22

A

36

B

9

B

23

D

37

D

10

C

24

D

38

C

11

C

25

D

39

D

12

A

26

A

40

B

13

C

27

D

 

14

D

28

B

 

........................

Để có thể đạt điểm cao trong kỳ thi giữa kì 1 lớp 7 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương để nắm được những nội dung chính quan trọng, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để có thể làm quen với nhiều dạng đề khác nhau, cũng như nắm được cấu trúc thường có trong đề thi. Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn thi giữa kì 1 lớp 7, VnDoc giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, được sưu tầm từ các trường THCS trên cả nước, sẽ là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi sắp tới đạt kết quả cao. Chúc các em học tốt.

Ngoài Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ 7 năm học 2021 - 2022, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 tại đây: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

 

3
17 tháng 11 2021

Chia nhỏ ra !

17 tháng 11 2021

có đáp án rồi mà bn! :>!

24 tháng 11 2017

phân bón là thức ăn của cây.có 3 nhóm phân bón:hữu cơ,hóa học và vi sinh

7 tháng 12 2016

-Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây

-Phân hữu cơ: cây điền thanh, phan trâu , bò ,phan lợn, cay muồng muồng, bèo dâu,khô dầu dừa, khô dầu đậu tương

-Phân hoá học: Supe lân, DAP, phân NPK, Ure

-Phân vi sinh: Nitragin

 

7 tháng 12 2016

!Ngốc!bạn có thể đánh trắc nghiệm mà mình đã cho sẵn rùi đó!ngaingung

7 tháng 12 2016

Phân bón là gì?

=> Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm(N), lân(P), và kali(K).
Có mấy nhsom phân bón?
=> Chỉ có 2 nhóm chính đó là phân hữu cơ và phân vô cơ. Trong nhóm phân hữu cơ thì có nhiều loại ví dụ như: phân chuồng (heo, bò gà...) và hữu cơ vi sinh (có phối trộn thêm các thành phần khác như các yếu tố đa lượng, trung vi lượng và một số chủng vi sinh vật có ích.
Nhóm thứ 2 là phân vô cơ (hay còn gọi là phân hoá học): bao gồm các dạng phân đơn (chỉ có một yếu tố như: u rê, lân, ka li) , phân đa lượng (có chứa từ 2 thành phần trở lênnhư DAP,NPK...), phân khoáng trộn, phân bón lá...
Chsuc bạn học tốt
 
8 tháng 12 2016

Đặng Thị Cẩm Tú bạn có thể chọn trắc nghiệm ở trên mà bạn! vuithanghoa

7 tháng 12 2016

Phân bón là gì?

=> Phân bón là Thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm(N), lân(P), và kali(K).

Có mấy nhóm phân bón?

=> Chỉ có 2 nhóm chính đó là phân hữu cơ và phân vô cơ. Trong nhóm phân hữu cơ thì có nhiều loại ví dụ như: phân chuồng (heo, bò gà...) và hữu cơ vi sinh (có phối trộn thêm các thành phần khác như các yếu tố đa lượng, trung vi lượng và một số chủng vi sinh vật có ích.
Nhóm thứ 2 là phân vô cơ (hay còn gọi là phân hoá học): bao gồm các dạng phân đơn (chỉ có một yếu tố như: u rê, lân, ka li) , phân đa lượng (có chứa từ 2 thành phần trở lênnhư DAP,NPK...), phân khoáng trộn, phân bón lá...

Chúc bạn học tốt