K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2017

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống. Đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc .Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió.Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng.Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa .Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:
"Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu"...

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thưở đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù. Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre. Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.

Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

16 tháng 9 2017

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".

Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu "Người sống về gạo, cá bạo về nước", hay "Em xinh là xinh như cây lúa", v.v..

Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.

Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trổ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trổ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...

Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước - nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó, gần gũi với người Việt, hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

11 tháng 8 2017

văn học hiện đại việc nam đang trên đà phát triển và cũng đang cố gắng để phát triển hơn nữa về sau này.để cho mọi người trên thế giới biết rằng văn học việt nam là cả một kho tàng là những viên ngọc còn mãi với thời gian càng để lâu càng sáng

7 tháng 10 2017

- Đề 1 :

Bài làm :

Ngọc Thanh , ngày 7 tháng 10 năm 2017

Bích Ngọc thân mến!

Hè vừa rồi, nhân về thăm quê mình có ghé thăm trường cũ. Sau 20 năm, mái trường xưa đã có rất nhiều thay đổi. Mình muốn viết thư cho bạn ngay, vừa để hỏi thăm sức khoẻ của gia đình bạn vừa muốn tâm sự cùng bạn những chuyện ngày xưa.

Nhớ đó là vào một buổi chiều muộn, không gian làng quê yên ả, thanh bình đến kỳ lạ. Mình bước trên con đường làng, vẫn là con đường ngày xưa có nhiều hoa và cỏ nhưng cảm giác của mình thật lạ: hồi hộp, xao xuyến như cô học trò nhỏ ngày nào mỗi sớm mai đến lớp .Từ xa mình đã trông thấy trường: nhà cao tầng, lợp ngói đỏ, nổi bật trên nền trời ngày hè xanh trong. Bước những bước chân chậm rãi đến gần ngôi trường xưa yêu dấu, mình cảm nhận rõ ràng cảm giác thân quen gần gũi khi nhìn thấy tấm biển: “Trường THCS Ngọc Thanh”. Cậu còn nhớ lời cô đã nói: “Bước qua cánh cổng này là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Đúng là như vậy. Ngôi trường của chúng ta giờ đã thay đổi khá nhiều:to đẹp hơn, khang trang hơn, có tường bao, vườn thực vật và rất nhiều cây cảnh. Chỉ có những hàng cây trên sân trường là vẫn thế:xanh biếc đến nao lòng. Cuối sân trường, hàng phượng vĩ vẫn nở hoa đỏ rực như mùa thi chỉ vừa mới qua thôi...Mình bước chầm chậm lên hành lang tầng hai, giật mình khi trông thấy bác Bình bảo vệ. Có lẽ nhìn cái vẻ bần thần của mình bác ấy cũng đoán ra là học sinh cũ về thăm trường nên chỉ cười mà không hỏi gì cả. Lòng bồi hồi bước đến bên lớp cũ, nhìn qua cửa sổ, cảm thấy mình vẫn là cô học trò nhỏ ngày nào. Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên trong sáng. Những dãy bàn, những giờ học hăng say, dường như còn thoảng đâu đây cả lời cô giáo giảng… Cậu còn nhớ chỗ ngồi của bọn mình ngày xưa không? Bàn thứ hai,bên trái, chỗ ngồi đã gắn bó với chúng mình trong suốt cả năm học lớp 9. Có lần cô giáo cho làm bài tập, cả lớp cắm cúi làm còn An cúi mặt xuống bàn làm một giấc.Thấy An ngủ ngon lành quá, mình vẽ lên mũi cậu ấy một chấm tròn to nhìn y như mũi con mèo.Một lát cô giáo trông thấy, gọi An đứng dậy. Nhìn An, cô giáo bật cười còn cả lớp được một phen nghiêng ngả. Ngày ấy chúng mình quí nhất cô Phương. Với cả lớp, cô như người chị cả, vừa nghiêm nghị vừa gần gụi, yêu thương. Giọng cô nhỏ và trong, những bài cô dạy, những câu chuyện cô kể dường như bao giờ cũng hấp dẫn hơn nhiều lần…Tất cả như vừa mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong ký ức, giờ ào ạt ùa về khiến nỗi nhớ trở nên cồn cào, cháy bỏng. Gió chiều mát dịu, mang theo cả vị mặn mòi của biển khiến mái trường quê thêm thân thuộc biết bao ! Mỗi chúng ta giờ đều đã khôn lớn trưởng thành. Những ước mơ xưa giờ đã thành hiện thực. Nỗi lo toan của cuộc sống khiến ta đôi lúc lãng quên nhiều thứ. Chỉ riêng ở nơi này, những kỷ niệm của chúng mình vẫn chờ đợi những học trò xưa ... Chiều muộn, mình trở về. Đã bước chân ra khỏi ngôi trường lưu giữ những tháng năm học trò hồn nhiên và đẹp như một câu chuyện cổ tích mà thấy lòng mình vẫn xao xuyến bâng khuâng ... Thôi , thư đã dài, mình dừng bút nhé. Hẹn gặp nhau một ngày gần nhất khi chúng mình cùng trở lại trường xưa !

7 tháng 10 2017

.....Ngày....Tháng....Năm

A thân mến !


Đã lâu rồi không gặp lại cậu . Thời gian vun vút như thoi đưa, mới gặp nhau kỳ Tết vậy mà bây giờ hè đã sang. A có khỏe không? Cuộc sống gia đình bạn thế nào? Thùy và hai cháu vẫn ổn cả chứ ? Còn gia đình mình vẫn bình thường. Hai cháu B và C vẩn khỏe, ngoan và học giỏi.
A! Thời gian này bạn hay về quê không? Bạn có biết tin gì về tập thể lớp 9A ngày xưa không? Tháng trước, sau khi đã chuẩn bị xong công việc cho buổi hội thảo ngày mai ở công ty, mình bật Ti-vi theo dõi chương trình buổi tối, mình vô cùng ngạc nhiên khi mình thấy chuyên mục Văn hóa – Xã hội đang giới thiệu về trường THCS H-H, nơi chúng mình học ngày xưa. Vẫn còn những quang cảnh ấy nhưng khi ngắm nhìn trên màn ảnh nhỏ, mình thấy vừa quen vừa lạ. Kỷ niệm cũ bỗng được đánh thức sau một thời gian dài ngủ yên trong tiềm thức. Vừa qua, sau khi bàn bạc với gia đình, mình quyết định cùng người thân về thăm quê và trên hết là để thăm lại mái trường thân yêu mà ngày nào chúng mình đã học.
Những tia nắng rực rỡ của mùa hè như theo bước mình tới trường. Trường nằm cạnh đường quốc lộ, nhưng cổng lại cách trường khá xa. Con đường rải đá vụn đến cổng trường ngày xưa nay đã được rải nhựa. Thấp thoáng sau những rặng cây um tùm, ngôi trường thân yêu sừng sững như một vị thần khổng lồ hiện ra trước mắt người học trò cũ. Trước cổng trường, hàng cây hoa sữa vẫn còn đó, trang nghiêm như nhũng người gác cổng trung thành với ngôi trường mến yêu. Khi đi dưới hàng hoa sữa mùi hương của nó làm mình buâng khuâng, cái mùi bùi bùi khiến mình nhớ lại rất nhiều kỷ niệm của tuổi học trò đầy ước vọng và khao khát đó. Nhưng nay hàng cây này đã lớn dần theo năm tháng và nó cũng mang theo bao ước mơ của chúng mình Hải nhỉ! Phía sau dãy hoa sữa là hai cột cổng khá cao, được xây vững chắc, đỡ tấm biển màu trắng với hàng chữ ngay ngắn, sắc nét : “Trường trung học cơ sở H-H”.
A à! Bước vào sân, điều gây ấn tượng với mình đầu tiên đó là dãy bàng ngày xưa tụi mình trồng nhân ngày khai trường , giờ đã xòe tán rộng giữa sân giang tay chào đón bạn bè xưa trở lại. Phía hai đầu sân là những cây phượng, với từng chùm hoa đỏ thắm khoe sắc giữa vòm trời xanh biếc. Màu hoa phượng, màu sắc của tuổi học trò. Nó làm mình nhớ khi ngày xưa tụi mình thi nhau trèo lên bứt nhụy của hoa phượng để chơi trọi gà. À mà này! A ơi, trên một cành phượng mình vô tình phát hiện ra một tổ ong với những chú ong thợ tất tả bay đi bay lại, chăm chỉ làm việc. Đó cũng là một kỉ niệm đẹp phải không? Khi mình bị ong đốt vào má sưng vù lên, còn bạn thì bị đốt vào cổ trông to như cái bướu. Chẳng lẽ thời gian trôi nhanh vậy sao? Mình không khỏi chạnh lòng khi nhớ lại kỷ niệm của ngày xưa. Vậy mà giờ đây mỗi người mỗi ngã với những số phận, những công việc, những môi trường khác nhau.
Ngoài dãy lớp học ba tầng cũ, trường xây thêm hai dãy lớp ba tầng nữa được xếp theo hình chữ U ôm lấy chiếc sân được đổ bê tông. Giữa sân là cột cờ cao chót vót với lá quốc kỳ uốn mình trong gió. Trường vừa được sơn lại màu hồng phấn còn mới. Dọc theo hành lang trước các phòng học ở tầng một vẫn là những bồn hoa, được bao bọc bởi hàng tóc tiên, bên trong là những đám hoa mười giờ xen lẫn với những đám bông nhỏ như những chiếc cúc áo sặc sỡ. Trước mỗi lớp học đều có bảng ghi tên lớp với nền màu xanh và chữ trắng. Tầng ba của khu mới xâycó những phòng vi tính, phòng thiết bị, thư viện, căng-tin…cửa kính sáng choang. Tất cả tạo nên khung cảnh vừa hiện đại vừa cổ kính. Và mình cũng biết được thầy hiệu trưởng năm xưa dìu dắt lớp mình, trước khi về hưu đã cố gắng xây dựng được một ngôi trường khang trang và đầy đủ tiện nghi như bây giờ cho các học sinh thân yêu của mình được học tập trong một môi trường tốt đẹp nhất.
Sân trường vắng lặng và yên tĩnh khiến cho mình nhớ đến khi xưa khoảng cuối tiết ba bỗng ba tiếng trống vang lên không khí ồn ào bắt đầu nổi lên từ các lớp. Rồi từng đợt, từng đợt học sinh chạy ra như ong vỡ tổ. Sân trường im lặng bổng trở nên nhộn nhịp, giá như bây giờ tụi mình được trở về thời học trò ngày xưa thì tốt biết mấy nhỉ ?
A à! Khi lên phòng hiệu trưởng, mình nói chuyện với thầy Minh hiệu trưởng mới. Nghe thầy nói, mình mới biết phần lớn các thầy cô dạy chúng mình ngày xưa giờ đã nghỉ hưu hoặc đã chuyển trường. Cô chủ nhiệm lớp mình đã chuyển về quê cùng gia đình.
A à! Bây giờ nhớ lại những kỷ niệm về cô thì mình lại ân hận vì đã nhiều lần làm cô buồn, nhưng cô không một lời trách mắng mà còn ân cần như một người mẹ hiền nhắc nhở con của mình đừng nên mắc lỗi nữa, mà hãy cố gắng học tập để không phụ lòng thầy cô và cha mẹ. Cũng vì những lời đó mà mình đã cố gắng học tập và có được như ngày hôm nay. Ước gì bây giờ được gặp lại cô, mình sẽ cảm ơn cô rất nhiều vì đã rộng lượng bỏ qua nhưng lỗi lầm trước đây của mình. Mặc dù không gặp được cô nhưng mình mong cô có một cuộc sống hạnh phúc và an dưỡng tuổi già bên người thân của mình.
Sau một hồi trò chuyện, thầy Minh cho mình biết, nhiều năm qua trường mình đứng đầu toàn thành phố về kết quả học tập và còn được công nhận là lá cờ đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Mặc dù trường mình chỉ là trường ven thành phố nhưng cũng đã có nhiều anh chị đi trước thi đỗ vào những trường danh giá của tỉnh như: trường chuyên Phan Bội Châu…Cậu có thấy tự hào không ?
Tạm biệt ngôi trường để trở về với cuộc sống và công việc thường ngày, mình luôn nhớ lại những kỷ niệm đẹp về nó. Trong cuộc đời mỗi con người, thời học trò là quãng đời đẹp nhất và trong sáng nhất. Vì vậy chúng mình cần nâng niu và trân trọng nó A nhé!
Cuối thư, mình mong bạn và gia đình gặp nhiều điều tốt lành trong cuộc sống. Nhớ hồi âm cho mình sớm nhé.

26 tháng 10 2017

- Cần người không giống người hỏi .

27 tháng 10 2017

đây ko phải là nơi hỏi những câu hỏi đó

11 tháng 12 2016
Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa.
Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển.Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế .
Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan.”
Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa.
Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước.Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình.
Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc.
Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.
 
11 tháng 12 2016
Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.
 
 
 
Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên. Ngày hôm nay, trên khắp mọi miền Tổ Quốc đã xuất hiện hàng loạt gương thanh niên vượt khó vươn lên. Góp phần làm cho "nước mạnh". Những con người như Nguyễn Chiến Sang- anh thanh niên nhặt ve chai trở thành triệu phú, hay Nguyễn Văn Sỹ - làm giàu cho quê mình nhờ chiếc máy phát điện tự chế... đang là những hình ảnh lý tưởng cho thanh niên học tập và noi theo. Chỉ cần mỗi thanh niên chúng ta dám nghĩ dám là thì chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều những Nguyễn Chiến Sang hay Nguyễn Văn Sỹ hơn nữa.
Chúng ta thực sự yêu nước khi tâm lý "chuộng hàng ngoại xa xỉ " bị xóa bỏ và tâm lý “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được đặt lên hàng đầu, phấn đấu cho hàng Việt Nam mang tính cạnh tranh cao góp phần giúp sản xuất trong nước ngày càng phát triển.
 
 
Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế .
Chúng ta yêu nước khi học sinh thuộc sử Việt Nam:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Chúng ta tiếp thu văn minh hiện đại của nước bạn trên thế giới trên phương châm “hòa nhập chứ không hòa tan.”
Trên thực tế, đã có không ít thanh niên nghĩ rằng phải làm một việc gì thật "to lớn" cho Tổ quốc mới là yêu nước. Nhưng thực sự là lòng yêu nước không cần biểu hiện ra trong từng lời nói, câu chuyện hàng ngày mà nó lắng đọng trong những việc làm lặng lẽ âm thầm tưởng như hết sức bình thường. Có những tình nguyện đến công tác ở những miền rừng núi xa xôi nhất khi vừa mới tốt nghiệp ra trường. Có những thanh niên miệt mài bên chiếu chèo truyền thống trong khi giới trẻ đang ồn ào với "Pop", "Rock". Có những thanh niên ngày ngày dầm mưa dãi nắng, không quản ngại để dọn sạch phố phường... ở họ đều toát lên một tinh thần rất Việt Nam - cống hiến, hy sinh mà không cần ai ca ngợi, không đòi hỏi phải được đền đáp, ghi danh. Vào ngày lễ Quốc khánh hay ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người người nhà nhà treo cờ kết hoa.
Còn các mạng xã hội, giới trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng cách đổi hình đại diện thành hình cờ Tổ quốc, ảnh Bác hoặc đăng những dòng chữ thể hiện tình cảm của mình chúc mừng ngày lễ lớn của đất nước.
 
Bên cạnh đó là những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ cũng biết hỏi rằng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết phải làm gì và không làm gì để “cải thiện tình hình". Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Bây giờ là thời đại hiện đại hoá, đầy rẫy trên mạng là những bài báo viết về bệnh vô cảm của giới trẻ, trong đó có cả sự vô cảm đối với ngay cả đất nước mình.
Nhưng không! Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ thanh niên. Lòng yêu nước được dân tộc Việt Nam nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, dù có biến đổi nhưng không bao giờ mất đi. Những thanh niên đó, đứng trước tiếng gọi của non sông và thời đại, sớm muộn cũng sẽ nhận thức được về vai trò và nghĩa vụ của mình, sẽ tìm được ra lối đi đúng đắn. Lúc ấy, lại chính lòng yêu nước sẽ nâng đỡ họ, đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã hội. Bởi vậy, ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự trong sạch, vững mạnh của đội ngũ thanh niên Việt Nam. Và trong tương lai, chắc chắn họ sẽ còn làm được nhiều hơn nữa. Lòng yêu nước truyền thống của cha ông sẽ được phát huy để dù là ở đâu hay bất cứ lúc nào, lòng yêu nước đó cũng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên Việt Nam đạt được những thành tích diệu kỳ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, đem lại vinh quang cho Tổ quốc.
Lòng yêu nước đã thực sự trở thành động lực, thúc giục bao thanh niên ưu tú ngày đêm phấn đấu không ngừng để giành lấy vinh quang về cho nước nhà. Lòng tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực tự cường và ý thức tự tôn dân tộc cùng với ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu đã, đang và sẽ đưa thanh niên đi xa hơn nữa.
20 tháng 9 2017

- Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em

* Bài viết :

Trâu là loài động vật thuộc lớp thú – bộ móng guốc, có sức dẻo dai. Da trâu thường đen bóng, lông mao thưa thớt hơn bò.

Từ xa xưa con trâu đã là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam. Hình ảnh con trâu đi vào ca dao thật nhẹ nhàng, tình cảm :

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày là việc nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.”

Con trâu gắn liền với nhiều sự tích dân gian như : Sự tích Hồ Tây, Trí khôn của ta đây…

Trâu gắn liền với nền nông nghiệp Việt Nam bởi vì trâu cung cấp sức kéo phục vụ cho việc cày bừa.Đối với người nông dân thì trâu là một tài sản lớn. Ông cha ta đã từng nói : “con trâu là đầu cơ nghiệp” là vì thế.

Không cung cấp sưc kéo, trâu còn đem lại những nguồn lợi kinh tế khác nữa. Da trâu để làm những mặt hang bằng da hoặc làm mặt trống vừa bền lại vừa vang. Sừng trâu có thể dùng để trang trí hoặc dùng làm nhạc cụ như tù và. Hơn nữa nuôi trâu không cần phải bỏ ra nhiều công sức chăm sóc. Trâu không kén ăn như bò nhưng lại khỏe hơn bò nên nhiều người thích nuôi trâu hơn.

Con trâu gắn liền với sinh hoạt văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng của người Việt Nam. Trong số mười hai con giáp theo quan niệm của người Phương Đông thì con trâu đứng thứ hai.

Hằng năm sau những vụ màu thì người Tây Nguyên lại tổ chức lễ hội đâm trâu còn vào tháng tám hằng năm thì người Đồ Sơn , Hải Phòng lại nô nức tổ chức hội chọi trâu.

Con trâu suốt đời tận tuy phục vụ con người. Bề ngoài trâu có vẻ dữ tợn nhưng thật ra nó rất hiền lành và chăm chỉ.

Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là cái nôi của nền văn monh lúa nước. Có lẽ cũng vì thế mà hình ảnh con trâu được chọn làm biểu chưng cho Đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á SEA GAMES 22 mà Việt Nam vinh dự là nước đang cai.

Nói tóm lại, con trâu là loài vật gần gũi , thân thiết và đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân. Chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ trâu tốt hơn.

24 tháng 8 2017
a. Giải thích vấn đề cần nghị luận: - câu nói khẳng định tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất của mỗi người; cần lên án những kẻ không biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn tình cảm đó. b. Luận bàn về vấn đề nghị luận: - Khẳng định câu nói của A-mi- xi là hoàn toàn đúng . + Cha mẹ là người sinh thành ra ta, là người đã ban cho ta hình hài máu mủ, + là người phải thức khuya dậy sớm một nắng hai sương, cày sâu cuốc bẫm, vất vả cực nhọc, khó khăn để nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta trưởng thành. + Cha mẹ là người yêu thương con nhất, luôn dành cho con những điều tót đẹp nhất. + Cha mẹ là người thầy đâu tiên của ta: tập cho ta những bước đi đàu tiên, dạy cho ta những bài học đầu đời + Cha mẹ còn là ................... + Cha mẹ là người có thể hi sinh tính mạng vì ta: (Dẫn chứng) => chính vì vậy đối với mỗi người, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm tốt đẹp và thiêng liêng. Đó là tình cảm nhân bản. cội nguồn. - Ý nghĩa của tình cảm đó với mỗi người: + đem đến niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống cho cha mẹ, tiếp thêm sức mạnh, động lực, niềm tin để mỗi người con có thể vượt qua khó khắn, cạm bẫy, hoàn thiện nhân cách. * biểu hiện: - Nhưng yêu thương kính trọng cha mẹ không thể chỉ là lời nói xuông, đầu môi cuối lưỡi mà phải được thể hiện bằng những việc làm và hành động cụ thể: + Biểu hiện của tình yêu thương, kính trọng cha mẹ: một ánh mắt, nụ cưới, lời nói quan tâm, những việc làm cụ thể, thiết thực... ( dẫn chứng) + Người nào không yêu thương, kính trọng cha mẹ không thể có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp. Đó là những kẻ bị lên án, khinh bỉ. * Phê phán những người con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ( dẫn chứng) cần lên án, phê phán. c. Bài học nhân thức và hành động: cảm nhận sâu sắc tấm lòng cha mẹ, thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ bằng nhiều việc làm...
16 tháng 9 2017

- Đề 1: Cây lúa Việt Nam

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".

Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu "Người sống về gạo, cá bạo về nước", hay "Em xinh là xinh như cây lúa", v.v..

Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.

Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trổ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trổ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...

Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước - nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó, gần gũi với người Việt, hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

16 tháng 9 2017

- Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em

Trong tất cả các loài động vật, có thể nói chúng tôi là loài vật có ích nhất trong việc đồng áng, chúng tôi là “đầu cơ nghiệp”, là biểu tượng của sự cần cù. chăm chỉ. Các bạn có biết tôi là ai không? Xin thưa, tôi là trâu đây - con trâu ở làng quê Việt Nam.

Tuy gọi là trâu nhưng tổ tiên tôi lại thuộc họ bò, sừng rỗng, thuộc bộ nhai lại, lớp thú có vú. Riêng tôi, tôi thuộc nhóm trâu Việt Nam, loài trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu cái nặng trung bình từ ba trăm năm mươi đến bốn trăm kí lô gam. Còn trâu đực thì khoảng bổn trăm đến bốn trăm năm mươi kí lô gam.

Tôi có khuôn mặt tựa như hình thang ngược. Đôi mắt tôi to tròn, hiền dịu, mi mỏng. Mũi tôi lúc nào cùng ươn ướt như người bị sổ mũi. Cặp sừng hình lưỡi liềm tạo cho tôi một phong cách rất oai vệ.

Tôi được tạo hóa khoác lên người một bộ lông màu xám hay màu xám đen. Thân hình tôi lực lưỡng, vạm vỡ để thích hợp với các công việc nặng nhọc. Tuy vậy nhưng tôi lại sở hữu một chiều cao có đôi chút khiêm tốn. Bụng tôi thì không nhỏ chút nào, mông dốc, đầu vú nhỏ. Để đền đáp lại công lao nuôi dưỡng của các bác nông dân, tôi cống hiến thịt. Thịt trâu lôi cũng bổ không kém gì thịt bò đâu nhé! Mà còn không bị phong ngứa nữa cơ. Tôi duy trì nòi giống giúp các bác nông dân, trâu ba tuôi đã có thể đé lứa đầu. Mỗi lứa khoảng từ ba đến sáu nghé. Nghé sơ sinh nặng từ 22 - 25 kg. Tôi còn cống hiến ca sữa, bộ da để làm mặt trống, cặp sừng đế làm đồ mỹ nghệ xuất khâu đấy. Phân của tôi cũng được dùng làm phân bón. Tôi thật có ích phải không ? Là người Việt Nam, không ai không biết câu ca dao:

"Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Người nông dân nuôi tôi chủ yếu để cày ruộng, kéo cày. Từ sáng sớm, lúc bạn gà vừa cất tiếng gáy. tôi đã theo các bác nông dân ra đồng. Tôi làm việc rất chăm chỉ. Trời nắng tôi cũng làm, trời mưa tôi cũng làm, không ngại khó khăn, gian khổ. Trâu tôi một ngày trung bình có thể cày từ 3 - 4 sào đất. Nhưng ở Tây Nguyên, tôi lại được nuôi chủ yếu để kéo gỗ, có thể từ 0,5 - 1,3 mét khối với đoạn đường từ 3 km - 5 ki lô mét.

Trâu tôi không chỉ xuất hiện với việc đồng áng, mà tôi còn xuất hiện ở các lễ hội vì thế trong dân gian đã có câu ca dao:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về "

Tôi xuất hiện ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng). Ở lễ hội này, dù thắng hay thua tôi vẫn bị xẻ thịt để chia cho mọi người gọi là lộc. Tôi còn là biểu tượng cùa SEAGAMES 22 Việt Nam vừa rồi đấy các bạn ạ.

Không chỉ có hai hình ảnh thân quen trên, mà tôi còn xuất hiện với hình ảnh là người bạn đối với tuổi thơ nông thôn. Chiều chiều, sau mỗi ngày làm việc chăm chỉ ở ngoài đồng, tôi được các cậu bé dắt đi ăn cỏ, uống nước, tắm táp. Các cậu còn dắt tôi đi thả diều, các cậu ngồi chễm chện trên lưng tôi. Dùng lưng tôi làm chỗ ngồi học bài thổi sáo. Tiếng sáo của các cậu đã tạo nên bức tranh sông động thật thanh bình ở nông thôn.

Người đời thường hay có câu nói: “Khỏe như trâu nhưng thực chất tôi cũng cần phải được chăm sóc đấy nhé! Hằng ngày, các bạn phải tắm cho tôi này nhé cho tôi ăn uống đầy đủ chât dinh dưỡng. I Tôi cũng cần phải có bác si để khi bệnh có người khám cho tôi nữa. Mỗi ngày,cứ hai tiếng làm việc là phải cho tôi nghỉ mười lăm phút. Sau một tuầnlafm việc là phải cho tôi nghỉ xả hơi một ngày, không nên cho tôi làm việc liên tục. Sức trâu có hạn mà. Vào mùa hè, các bạn phai giữ chuồng traij tôi sạch sẽ, thoáng mát để muỗi không đốt tôi. Còn vào mùa đông, các bạn phải giữ ấm cho tôi bằng cách cho thêm rơm vào chỗ tôi nằm nếu không tôi bị cảm thì khốn.

Ngày nay, với đà công nghiệp ngày một phát triển hơn, nhiều loại máy móc được ra đời dần thay thế công việc của trâu tôi. Nhưng tôi vẫn mãi gắn bó với đời sông nông thôn dân dã, vẫn mãi là bạn của tuổi thơ nông thôn và của người nông dân Việt Nam.

29 tháng 8 2017
Câu chuyện khi Người ở Pác pó


Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước, Người đã chọn Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) làm nơi đứng chân xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống qua ngày. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của Người kham khổ đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí:

- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí thưa:

- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quí.

Lời Bác nói đã cho anh em thấm thía một bài học về sự tiết kiệm. Và câu thơ "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" ra đời trong thời kỳ này. Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, Bác chúng ta vẫn luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.

Đầu tháng 4/1941, Bác và các đồng chí chuyển sang sống ở lán Khuổi Nặm. Đồng chí Bảo An - quê ở Sóc Giang, Hà Quảng bẫy được một chú gà lôi. Mọi người trầm trồ khen con gà đẹp quá và xin Bác giữ lại nuôi làm cảnh. Bác bảo:

- Nuôi gà lôi giải trí cũng thích, nhưng hiện nay lương thực rất thiếu thốn, cơm gạo chúng ta còn chưa đủ ăn thì các chú lấy gì để nuôi gà cảnh?

Anh em thưa với Bác: - Chúng cháu sẽ bắt sâu bọ để nuôi gà.

Bác đồng ý, nhưng chỉ được vài ngày sau con gà lôi gầy sút đi. Thấy vậy Bác hỏi:

- Bây giờ chúng ta giải quyết thế nào đây?

Biết ý, anh em thưa:

- Vậy xin phép Bác cho chúng cháu thịt gà ạ.

Bác nhất trí. Anh em hớn hở vì nghĩ hôm nay sẽ được cải thiện một bữa ra trò. Nhưng khi thịt gà, Bác chỉ cho phép lấy bộ lòng để nấu một bữa tươi. Còn tất cả băm thật nhỏ cho nhiều muối và ớt rang mặn lên để vào ống tre ăn dần trong các bữa sau. Bác còn dặn, nhớ để phần cho những đồng chí đang đi công tác cơ sở chưa về. Chỉ một miếng ăn nhỏ lạ miệng Người cũng không quên các đồng chí vắng nhà.

Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trong công cuộc chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Người đã bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Người đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc. Tháng 10/1943, Người được trả lại tự do. Đến tháng 10/1944, Người quay trở lại Pác Bó. Các đồng chí đã đưa Bác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọi người mừng rỡ khi thấy Bác trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi mấy phần, ai cũng xót xa, thương Bác. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi:

- Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?

- Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo.

- Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?

Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm mời Bác thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người

- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi lại được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy.

Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của đồng chí Dương Đại Lâm. Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi dưỡng. Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái bình".

Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và càng thêm cảm phục Bác. Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiên cho riêng mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đều nghĩ cho người khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.