K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2016

+Tại Ân Độ đã ra đời hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ấn Độ giáo ra đời vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước CN, Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI trước CN. Trên vùng Tây Á, Ki-tô giáo được hình thành từ đầu CN (tại Pa-le-xtin) và Hồi giáo vào thế kỉ VII sau CN (tại A-rập Xê-út). Mỗi tôn giáo thờ một hoặc một số vị thần khác nhau. Các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ làm việc thiện, tránh điều ác.
+Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo là những tôn giáo xuất hiện từ thời xa xưa ở châu Á.
Vậy nên tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đền kinh tế và Xã hội Châu Á: phong tục tập quán, du lịch, tín ngưỡng....

5 tháng 12 2016

Vì sao dân cư nam á chủ yếu theo đạo hồi, ấn độ giáo ạ???

29 tháng 10 2021

mn ưi giúp mik vs

mik sắp nộp rồi

 

6 tháng 10 2021

1- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

- Diện tích phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2.

- Tiếp giáp: 

+ Châu Á giáp với châu Âu ở phía Tây ranh giới tự nhiên là dãy Uran, giáp châu Phi ở phía Tây Nam.

+ 3 đại dương: Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Thái Bình Dương phía Đông và phía Đông Nam, Ấn Độ Dương phía Nam.

2

Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm3 ,

2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

a) Các kiểu khí hậu gió mùa

 

- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu :

+ Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.

+ Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

- Kiểu khí hậu gió mùa: trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông gió từ nội đị thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng, ẩm mưa nhiều.

+ Hai khu vực Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa nhiều nhất thế giới.

b) Các kiểu khí hậu lục địa

 

- Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á: ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô.

- Phân bố: các vùng nội địa, khu vực Tây Nam Á.

- Đặc điểm: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng khô, lượng mưa trung bình 200-500 mm, độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

4.- Sông ngòi ờ châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á. 
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

5

Tập trung đông ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á bởi những nơi này có khí hậu thuận lợi, giao thông thuận tiện, sông ngòi phát triển, cảnh quan tự nhiên thích hợp để sinh sống, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào,...

6 tháng 10 2021

Lấy trên mạng thì nhớ ghi tham khảo nữa nhé!

11 tháng 10 2018

Cô nghĩ em nên đăng từng câu một thì các bạn sẽ dễ dàng giúp đỡ hơn đấy.

Chúc em học tốt!

TL
28 tháng 1 2023

tk

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.

 

=> Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

- Sông ngòi:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

=> Điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

- Khí hậu:

+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.

=> Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

- Biển:

+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).

=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Hệ sinh vật phong phú, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú, số lượng lớn.

=> Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…

- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

30 tháng 10 2019

Thiên nhiên nước ta đa dạng, tươi đẹp, hấp dẫn là tài nguyên phát triển du lịch sinh thái.

Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là một nguồn lược để phát triển kinh tế toàn diện. Nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh, thâm canh và chuyên canh (lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả, thủy sản, hải sản). Nền công nghiệp tiên tiến hiện đại nhiều nghành (nhiên liệu, năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế biến nông sản).

Việt Nam là vùng có nhiều thiên tai. Môi trường sinh thái dễ bị biến đổi, mất cân bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt và hủy hoại (rừng cây, đất đai, động vật quý hiếm,…)

29 tháng 10 2021

- Dân số châu Á lớn nhất so với các châu lục khác và chiếm 60,6% dân số thế giới năm 2002 (trong khi diện tích châu Á chỉ chiếm 23.4% của thế giới).

- Dân số châu Á gấp 4,9 lần châu Phi (13,5%) và 117,7 lần châu lục có dân số ít nhất là châu Đại Dương (0,5%).

- Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất (2,4%),  giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng nhanh, gấp 3,8 lần.

- Tiếp đến là châu Mĩ với 1,4%, giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng gấp 2,5 lần.

- Tỉ lệ gia tăng dân số châu Á khá cao và bằng mức gia tăng dân số thế giới với 1,3%, giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng nhanh liên tục, gấp 2,7 lần.

- Châu Âu có tốc độ gia tăng dân số âm (0,1%), dân số già và nhiều quốc gia có nguy cơ suy giảm dân số (như Đức, Pháp...).

29 tháng 10 2021

lạc đề rồi bạn :((