Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a/ Thuận lợi:
– Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
– Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.
b/ Khó khăn:
– Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy.
+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
– Đối với phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
+ Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.
– Đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các TNTN.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Không gian cư trú chật hẹp.
– Do quy mô dân số nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, nên dù tỉ lệ gia tăng dân số giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng .
– Ví dụ: với quy mô dân số 70 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,5%, thì mổi năm dân số tăng 1,05 triệu người. Nhưng nếu quy mô dân số là 84 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số là 1,31%, thì mổi năm dân số tăng thêm 1,10 triệu người.
- Đông dân
+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..
- Có nhiều thành phần dân tộc:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chât lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phái triển đât nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.
a) Thuận lợi
- Nguồn lao động dồi dào.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Người dân ở đây có trình độ thâm canh lúa nước, giỏi nghề thủ công, tỉ lệ lao động qua đào tạo tương đối cao; đội ngũ trí thức, kĩ thuật và công nghệ đông đảo.
b) Khó khăn
- Bình quân đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) hiện ở mức thấp nhất trong cả nước.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn mức trung bình toàn quốc.
- Nhu cầu lớn về việc làm, y tế, văn hoá, giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi đầu tư lớn.
- Đặc điểm: dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước (1.179 người/km2, năm 2002); nhiều lao động có kĩ thuật.
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
+ Người lao động có kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.
+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.
+ Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Hà Nội và Hải Phòng).
- Khó khăn:
+ Sức ép của dân số đông đối với phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
- Đặc điểm:
+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.
Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.
Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.
- Thuận lợi:
+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
+ Đa dạng về văn hoá.
- Khó khăn:
+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
*Đặc điểm tài nguyên đất:
Tài nguyên đất của nước ta đa dạng về loại hình với 64 loại đất khác nhau và được gộp lại làm 13 nhóm đất chính. Trong đó
có 2 nhóm đất quan trọng nhất là: nhóm đất feralit và phù sa.
- Nhóm đất feralit có những đặc điểm chính sau:
+ Nhóm đất feralit chiếm S lớn và phân bố chủ yếu ở các vùng miền núi trung du.
+ Đất feralit có nguồn gốc được hình thành từ quá trình phong hoá các loại đá mẹ (đá gốc).
+ Đất feralit của nước ta nhìn chung là khá màu mỡ có tầng phong hoá dầy, có hàm lượng các ion sắt, nhôm, titan, magiê
khá cao.
+ Đất feralit gồm nhiều loại khác nhau nhưng điển hình là một số loạI sau đây:
· Đất feralit đỏ vàng phân bố nhiều nhất ở trung du miền núi phía Bắc và thích hợp nhất với trồng chè búp, sơn, hồi, lạc,
mía.
· Đất đỏ bazan phong hoá từ các đá bazan có màu nâu đỏ, phân bố nhiều nhất ở Tây Nguyên, ĐNB, Quảng Bình, Quảng
Trị, Nghệ An. Đất này rất tốt thích hợp với trồng cà phê, cao su, tiêu, điều.
· Đất đỏ đá vôi phân bố trong các thung lũng đá vôi và hình thành phong hoá từ đá vôi có màu nâu đỏ. Đất này khá tốt
và thích hợp nhất với trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả mà điển hình là lạc, mía, cam, dừa.
· Đất feralit mùn trên núi phân bố ở các vùng núi cao phía Bắc, đất nhiều mùn thích hợp nhất trồng các cây dược liệu
(tam thất,..) và các cây ăn quả (đào, mận…) cận nhiệt và ôn đới.
· Đất phù sa cổ (đất xám) phân bố nhiều nhất ở vùng ĐNB, đất này có thể sử dụng để trồng cao su, lạc, mía…nhưng phải
đầu tư cải tạo.
· Ngoài các loại đất feralit nêu trên nước ta còn một số loại đất feralit khác có chất lượng xấu: đất trống đồi trọc, đất trơ
sỏi đá, đất đá ong hoá…
- Nhóm đất phù sa gồm những đặc điểm chính sau đây:
+ Đất phù sa chiếm S nhỏ và phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng.
+ Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của phù sa sông.
+ Đất phù sa của nước ta rất màu mỡ trong đó có hàm lượng đạm, lân, kali khá cao và rất thích hợp với trồng các cây ngắn
ngày.
+ Trong nhóm đất phù sa gồm những loại đất chính sau:
· Đất phù sa được bồi hàng năm phân bố ở các vùng Đông Bắc, ven sông, ven biển, ngoài đê. Đất này rất tốt nhưng vì bị
ngập nước thường xuyên vào mùa mưa nên chỉ được sử dụng để trồng hoa màu vào mùa khô.
· Đất phù sa không được bồi hàng năm phân bố ở các vùng Đông Bắc, ven sông, biển, trong đê. Đất này rất tốt vì được
con người chăm bón thường xuyên và hiện nay đây là địa bàn chính để sản xuất lương thực thực phẩm của cả nước.
· Đất phù sa ngập mặn ven biển phân bố dọc ven biển từ Bắc vào Nam nhưng nhiều nhất là ở ven biển ĐBSH và
ĐBSCL. Đất này phù hợp với trồng: cói, sú, vẹt, bần đước và rất tốt với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ.
· Đất phù sa nhiễm phèn phân bố trên diện S lớn ở vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. Đất này cần phải cải
tạo mới có ý nghĩa với phát triển nông nghiệp.
· Đất cát ven biển phân bố dải rác dọc bờ biển từ Bắc vào Nam. . Đất này có thể sử dụng để trồng một số cây công
nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu...) và các loại hoa màu lương thực: ngô, khoai, sắn.
- Ngoài các loại đất nêu trên trong hệ phù sa còn nhiều loại đất xấu khác: đất bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu
Qua chứng minh trên ta khẳng định tài nguyên đất đai của nước ta rất đa dạng về loại hình với nhiều tính chất đặc điểm và
giá trị khác nhau.
* Thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng đất để phát triển kinh tế, xã hội.
- Thuận lợi:
+ Vì tài nguyên đất của nước ta rất đa dạng về loại hình trong đó có nhiều loại đất feralit và nhiều loại đất phù sa. Chính đó
là những địa bàn cho phép phát triển một hệ thống cây trồng gồm nhiều cây dài ngày (chè, cà phê, cao su,…) và nhiều cây ngắn
ngày (lạc, mía, đậu tương,…). Vì vậy nhân dân ta mới có câu ngạn ngữ “Đất nào cây nấy”.
+ Nước ta có một số loại đất rất tốt: đất đỏ bazan, đất đỏ phù sa được bồi và không bồi hàng năm; những loại đất này lại
phân bố trên S rộng, trên địa hình khá bằng phẳng ở Tây Nguyên, ĐNB, ĐBSH và ĐBSCL. Chính đó là những địa bàn rất tốt với
hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn: cung cấp cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở ĐNB, chuyên canh lúa ở ĐBSH và ĐBSCL.
+ Đất trung du miền núi có S rộng chiếm tới ắ S cả nước trên đó lại có nhiều cao nguyên, bình nguyên và đồng = giữa núi
nổi tiếng như: cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), cao nguyên Đức Trọng (Lâm Đồng) và đặc biệt là vùng gò đồi trước núi các tỉnh
miền Trung với nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn là những địa bàn rất tốt với nuôi gia súc lớn: bò sữa, bò thịt…
+ Đất trung du miền núi còn là địa bàn rất quan trọng để phát triển lâm nghiệp trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc bảo vệ
môi trường.
+ Dọc bờ biển nước ta với đường bờ biển dài từ Móng Cái ® Hà Tiên là 3260 km, trên đó lại có hàng trăm ngàn ha đầm
phá, cửa sông, vũng, vịnh, bãi, triều nổi tiếng như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Tây, đầm Dơi…là những địa bàn rất tốt với
nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ như nuôi tôm, cá, rong câu.
+ Vùng biển nước ta rộng trên 1 triệu km2 trên đó lại có hơn 3000 đảo nhỏ và nhiều đảo lớn lớn: như Cát Bà, Thổ Chu, Phú
Quốc…và 2 quần đảo lớn: HSa, TSa thì ở trên các đảo và ven đảo này là nơi trú ẩn của tàu thuyền rất tốt, đánh bắt, chế biến, nuôi
trồng hải sản đặc biệt là cơ sở để bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển nước ta điển hình là HSa.
- Khó khăn:
+ Khó khăn lớn nhất trong khai thác và sử dụng đất của nước ta là S đất đai nhỏ hẹp đặc biệt là đất nông nghiệp rất ít, bình
quân đầu người chỉ đạt khoảng 0,1 ha cho nên nhân dân ta trong phát triển nông nghiệp không những phải tiết kiệm đất mà còn phải
chi phí lớn để thâm canh, xen canh, tăng vụ, gối vụ, quay vòng đất. Chính vì thế mà bao đời nay người dân Việt Nam quanh năm
phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
+ Đất đai nước ta nhiều năm qua đã bị con người khai thác sử dụng bừa bãi bởi: du canh du cư, đốt nương làm rẫy, phá
rừng dẫn tới nhiều vùng đất phì nhiêu đang bị thoái hoá nhanh, xấu, đất trống đồi trọc, đất đá ong hoá,…
* Các điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi:
+ Nước ta nằm ở vị trí địa lý thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới, bắc bán cầu nên thiên nhiên là thiên nhiên nóng nắng quanh
năm, nước sông biển không đóng băng... cho phép phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường thuỷ quanh năm.
+ Nước ta lại nằm ở phần đông bán đảo Trung ấn lại rất gần đường biển quốc tế (eo biển Malacca) đồng thời cũng nằm trên
giao điểm của những đường hàng không, hàng hải quốc tế từ TBDương sang AĐDương nên rất thuận lợi phát triển giao thông bằng
đường biển quốc tế.
+ Lãnh thổ nước ta phần đất liền nằm trải dài trên 15 vĩ độ theo hướng Bắc - Nam với chiều dài trên 2000km đó là điều kiện
thuận lợi cho phép nhiều loại hình giao thông đường dài như đường hàng không, đường sắt, đường biển...
+ Địa hình nước ta có nhiều thuận lợi với phát triển giao thông đường biển:
. Nước ta có dải đồng bằng nằm dọc ven biển gần như liền 1 dải là địa hình rất thuận lợi cho phép phát triển giao thông
đường ô tô, đường sắt dọc theo tuyến Bắc-Nam.
. Cấu trúc núi, sông của nước ta ở phía Bắc phần lớn theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, ở Miền Trung theo hướng Bắc-Nam,
vì thế rất thuận lợi để phát triển các tuyến đường ô tô từ đồng bằng lên Miền núi, các tuyến dòng sông từ bờ biển vào sâu trong đất
liền.
+ Nước ta có nhiều sông lớn lại dài, lại chảy qua nhiều nước rồi mới về ta nên cho phép phát triển giao thông đường sông rất
thuận lợi cả nội địa lânx quốc tế mà điển hình giao thông đường sống phát triển mạnh nhất là ở ĐBSCL.
+ Nước ta có vùng biển rộng với bờ biển dài 3260km trước hết rất thuận lợi phát triển giao thông đường biển, đồng thời có
nhiều thuận lợi để xây dựng nhiều cảng biển, cảng sông biển với công suất lớn (10 cảng chính) với tổng năng lực vận chuyển 8,5
triệu tấn/năm.
- Khó khăn:
+ Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, diễn biến thất thường, khắc nghiệt nhiều thiên tai như lũ lụt, bão, áp thấp nhiệt đới gây
nhiều khó khăn trong cản trở, ách tắc giao thông.
+ Địa hình nước ta nhìn chung rất phức tạp (có 3/4 diện tích đồi núi) nhưng có độ dốc lớn và có nhiều dãy núi đâm ngang ra
biển tạo ra nhiều đèo cao dốc đứng như đèo Cả, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông... và nhiều đèo khác. Vì vậy khi phát triển giao thông
đường bộ theo hướng Bắc-Nam phải chi phí lớn để đào hầm xuyên núi hoặc phải làm đường vượt đèo vừa giảm tốc độ, vừa gây
nguy hiểm cho con người.
+ Lãnh thổ phần đất liền nước ta nhìn chung rất hẹp về bề ngang cho nên rất hạn chế đối với phát triển giao thông theo
hướng Đông-Tây, đặc biệt là đường sắt và đường hàng không...
* Các điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Vì dân số nước ta đông, nhiều dân tộc và lại cư trú ở mọi vùng lãnh thổ khác nhau. Vì vậy có nhu cầu lớn được đi lại giao
lưu quan hệ, đó là nhân tố kích thích giao thông-thông tin liên lạc phát triển 1 cách đa dạng để đáp ứng cho nhu cầu.
+ Hiện nay ta đã xây dựng được 1 hệ thống cơ sở hạ tầng vềGT-TTLL khá đầy đủ và hoàn chỉnh đó là mạng lưới các tuyến
giao thông đã toả đi khắp các vùng của cả nước, lại có phương tiện kỹ thuật ngày càng được nâng cấp hiện đại cho nên là cơ sở hạ
tầng rất thuận lợi để tiếp tục nâng cấp và hiện đại hóa giao thông thông tin.
+ Nhờ sự quan tâm và đường lối đúng đắn của Đảng với vấn đề phát triển giao thông thông tin trong sự nghiệp công nghiệp
hóa nhờ đó mà thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài và đang từng bước hiện đại hóa ngành giao thông thông tin liên lạc
nước ta.
- Khó khăn:
+ Về trình độ quản lý điều khiển giao thông của nguồn lao động nước ta còn thấp nên làm giảm tốc độ tăng trưởng của
ngành.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của ngành giao thông thông tin liên lạc nhìn chung vẫn còn là một khâu yếu và phương
tiện kỹ thuật già cỗi cũ kỹ cho nên ngành giao thông thông tin liên lạc thật sự chưa đáp ứng nổi cho nhu cầu công nghiệp hóa.
+ Ta đổi mới chậm, thực hiện chính sách mở cửa chậm cũng là nhân tố làm giảm tốc độ của ngành giao thông thông tin liên
lạc.
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển nước ta.
- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
- Đường bờ biển dài, nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng...
- Vùng biển rộng, giáp với vùng biển của nhiều nước.
- Vùng biển ấm quanh năm.
b) Cảng biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
- Tạo điều kiện thuận lợi góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta.
- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương.
- Tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển các khu kinh tế biển.
- Góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước về biển.
Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng quát:
I= C.P.E
Trong đó:
C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.
P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới.
E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên được loài người khai thác.
I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân số.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh: