Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Rễ củ trong thực vật học là một loại rễ bên đã biến đổi, phình to ra với chức năng của một cơ quan lưu trữ các chất dinh dưỡng. Vì thế, về nguồn gốc nó khác với thân củ, nhưng chức năng và bề ngoài thì tương tự và gần giống với thân củ. Các ví dụ về thực vật với rễ củ bao gồm khoai lang, sắn và thược dược. Nó là cấu trúc, được sử dụng để cây lâu năm có thể tồn tại từ năm này qua năm khác.
Các củ khoai lang, một loại rễ củ đặc trưng.Các rễ phình to làm cơ quan lưu trữ khác với củ thật sự. Khối phình to của các rễ phụ (rễ thứ cấp) với đại diện điển hình là khoai lang (Ipomoea batatas), có các cấu trúc tế bào bên trong và bên ngoài của các rễ điển hình. Các củ thật sự có cấu trúc tế bào của thân, còn trong rễ củ thì không có các đốt và gióng hoặc các lá suy thoái. Một đầu gọi là đầu gần có các mô đỉnh đầu sinh ra các chồi để sau này phát triển thành thân và lá. Đầu kia gọi là đầu xa, thông thường sinh ra các rễ không bị biến đổi. Trong các củ thật sự, trật tự là ngược lại với đầu xa sinh ra thân cây. Về mặt thời gian, các rễ củ là hai năm. Trong năm đầu tiên cây mẹ sinh ra các rễ củ và về mùa thu cây chết đi. Năm sau các rễ củ sinh ra cây mới và bị tiêu hao trong quá trình tạo thành bộ rễ mới cùng thân cây và ra hoa. Các mô còn lại chết đi trong khi cây sinh ra rễ củ mới cho năm kế tiếp sau đó.
1. Rễ củ: cây củ cải, cây cà rốt …( dự trữ chất hữu cơ cho cây khi ra hoa tạo quả)
2. Rễ móc:Cây trầu không, cây hồ tiêu…(móc vào trụ bám giúp cây leo lên.)
3. Rễ thở:cây bụt mọc, cây bần(lấy không khí cho rễ cây hô hấp)
STT | Tên cây | Loại thân biến dạng | Vai trò đối với cây | Công dụng đối với người |
---|---|---|---|---|
1 | Cây nghệ | Thân rễ | Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm gia vị và thuốc chữa bệnh |
2 | Cây tỏi | Thân hành | Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm gia vị và thuốc chữa bệnh |
3 | Su hào | Thân củ trên mặt đất | Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm thức ăn |
4 | Cây hành | Thân hành | Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm gia vị, thuốc chữa bệnh |
5 | Khoai tây | Thân củ | Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm thức ăn |
6 | Cây chuối | Thân củ | Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây | Thức ăn cho gia súc |
STT | Tên mẫu vật | Đặc điểm hình thái của lá biến dạng | Chức năng của lá biến dạng | Tên lá biến dạng |
---|---|---|---|---|
1 | Xương rồng | Lá dạng gai nhọn | Làm giảm sự thoát hơi nước | Lá biến thành gai |
2 | Lá đậu Hà Lan | Dạng tua cuốn | Giúp cây leo lên cao | Tua cuốn |
3 | Lá mây | Dạng tay móc | Giúp cây leo lên cao | Tay móc |
4 | Củ dong ta | Dạng vảy mỏng trên thân rễ | Bảo vệ, che chở chồi thân rễ | Lá vảy |
5 | Củ hành | Bẹ lá phình to | Chứa chất dự trữ | Lá dự trữ |
6 | Cây bèo đất | Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất nhầy | Bắt và tiêu hóa mồi | Lá bắt mồi |
7 | Cây nắp ấm | Lá hình nắp ấm | Bắt và tiêu hóa con mồi | Lá bắt mồi |
STT | Tên mẫu vật | Đặc điểm hình thái của rễ biến dạng | Chức năng đối với cây | Tên rễ biến dạng |
1 | củ su hào | thân củ nằm trên mặt đất | chứa chất dự trữ | thân củ |
2 | củ khoai tây | thân củ nằm dưới mặt đất | chứa chất dự trữ | thân củ |
3 | củ gừng | thân củ nằm dưới mặt đất | chứa chất dự trữ | thân rễ |
4 | củ dong ta | thân củ nằm dưới mạt đất | chứa chất dự trữ | thân củ |
Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
Phân biệt 4 loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: rễ phình to dự trữ các chất dinh dưỡng.
VD: Củ cà rốt, của khoai lang.
- Rễ móc: Rễ bám vào các trụ bám để giúp cây leo lên.
VD: Rễ cây hồ tiêu.
- Rễ thở: Rễ mọc ngược lên, giúp cây hô hấp.
VD: Rễ cây bụt mọc.
- Rễ giác mút: Rễ biến thành giác mút, đâm vào thân cây chủ để lấy chất dinh dưỡng.
VD: Rễ cây tầm gửi.
Biến dạng của rễ:
+ Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, . phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.
+ Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh... Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.
+ Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc... Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
+ Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.
Biến dạng của thân
+ Thân củ: thân phình to, dự trữ chất dinh dưỡng: củ khoai tây, su hào,…
+ Thân rễ: thân phình to, hình dạng giống rễ, dự trữ chất dinh dưỡng: củ dong ta, củ gừng, nghệ, giềng…
+ Thân mọng nước: thân mọng nước, dự trữ nước: cây xương rồng, cành giao, sen đá, thanh long, nha đam…
Biến dạng của lá:
+ Lá biến thành cơ quan bắt mồi (lá cây nắp ấm): gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành bình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa trong bình. Cơ quan bắt mồi giúp cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây trong điều kiện sống nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng.
+ Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng (cây hành, tỏi): Phần bẹ lá dày lên trở thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
+ Lá biến thành gai (lá cây xương rồng): lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây trong điều kiện sống khô cằn thiếu nước.
+ Lá biến thành vảy (lá cây dong ta): lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.
4. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu?
A. Thân mầm hoặc rễ mầm B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm
C. Lá mầm hoặc rễ mầm D. Lá mầm hoặc phôi nhũ
Bn tham khải ở đây nhé : http://loptruong.com/bai-12-bien-dang-cua-re-40-3147.html
Đặc điểm hình thái của rễ biến dạng thích nghi với chức năng dự trữ chất dinh dưỡng?
=> rễ biến dạng thích nghi với chức năng dự trữ chất dinh dưỡng là rễ củ
đặc điểm hình thái : rễ phình to thành củ
Đặc điểm: rễ phình to thành củ.Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.