K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
– Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam.
– Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam.
Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau:
a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.
b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.
c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏNhững hạt bụi đang bayĐã làm nên biển lớnVà cả trái đất nàyCũng thế, giây và phútTa tưởng ngắn, không dàiĐã làm nên thế kỷQuá khứ và tương laiNhững sai lầm bé nhỏTa tưởng chẳng là gìTích lại thành tai hoạLàm chệch hướng ta điNhững điều tốt nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ

Ảnh đại diện

 

Những giọt nước bé nhỏ
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này

Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài
Đã làm nên thế kỷ
Quá khứ và tương lai

Những sai lầm bé nhỏ
Ta tưởng chẳng là gì
Tích lại thành tai hoạ
Làm chệch hướng ta đi

Những điều tốt nhỏ nhặt
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường

Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ

Câu 2: Theo tác giả ,mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì? Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ .

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3:"Những sai lầm nhỏ bé...Làm ta chệch hướng đi." không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN:

Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ )trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của "những điều tốt nhỏ nhặt" trong cuộc sống.

0
(…)“Tuổi thơ chân đất đầu trầnTừ trong lấm láp em thầm lớn lênBây giờ xinh đẹp là emEm ra thành phố dần quên một thời Về quê ăn Tết vừa rồiEm tôi áo chẽn, em tôi quần bòGặp tôi, em hỏi hững hờ“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?” Em đi để lại chuỗi cườiTrong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.Trăng vàng đêm ấy bờ đêCó người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”câu 1 : văn...
Đọc tiếp

(…)

“Tuổi thơ chân đất đầu trần

Từ trong lấm láp em thầm lớn lên

Bây giờ xinh đẹp là em

Em ra thành phố dần quên một thời

 

Về quê ăn Tết vừa rồi

Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò

Gặp tôi, em hỏi hững hờ

“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”

 

Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.

Trăng vàng đêm ấy bờ đê

Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”


câu 1 : văn bản được viết theo thể loại nào? xác định các phương thức biểu cảm trong văn bản

câu 2 : nhân vật em trong bài thơ có tuổi ther như thế nào

câu 3 : anh chị hiểu thế nào về câu thơ

"Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê."

câu 4 : viết đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ về tình cảm của nhân vật tôi giành cho cô gái trong bài thơ

 

1
14 tháng 3 2020

1. Văn bản viết theo thể thơ tự do.

Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.

(Trong trường hợp hỏi phương thức biểu đạt chính là biểu cảm)

2. Nhân vật em có tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo: chân đất đầu trần, từ trong lấm láp em thầm lớn lên.

3. Nhân vật trữ tình thể hiện sự hụt hẫng, đau đớn của mình: " Em đi" là lên thành phố, để lại trong tôi những ấn tượng về cô bé hồn nhiên, ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng khi em về là sự đổi khác đến không nhận ra theo nhịp sống thị thành nên "trong tôi vỡ... một khoảng trời pha lê". Những ấn tượng về em trong trảo không còn nữa. Khoảng trời pha lê là khoảng trời ấu thơ tươi đẹp, lóng lánh đã vỡ nát.

4. Tình cảm yêu thương, trân trọng...

21 tháng 7 2018

Gợi ý:a) ý nghĩa của câu NN
- Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.
- con đường đi tới học vấn luôn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay )
- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người (quả ngọt)
- Phải nhìn thấy cả 2 mặt của vẫn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.
b) Khẳng định chân lí của câu NN
- có học vấn thì con ngưòi mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, và nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn thì phải không ngừng nỗ lực. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh ... Tưq duy con người phải hoạt động căng thẳng. lao động trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí.
- Trong thực tế, học tập và nghiên cứu , chúng ta thường gặp ngững vấn đề phức tạp, đòi hỏi một tinh thần cố gắng liên tục, phải tranh thủ thời gian, dồn hết tâm huyết.... Thăng ko kiêu, bại không nản
- Xưa nay, nhiều ngưòi vừa lao đọng kiếm sống vừa học tập. Môt tấm gương tiêu biểu là Bác Hồ (cái này tự phân tích nha bạn)
- Lấy thêm dẫn chứng
c) Mở rộng và nâng cao:
- ko nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mọi mặt kiến thức. học vấn bao gồm cả việc rèn luyệ tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách...
- để đạt được điều đó, ta phải cố gắng rất nhiều....
- không phải lúc nào quá trình học tập cũng cứ mệt nhọc là lo vui, nhiều lúc niềm say mê sẽ giúp ta quên đi mệt nhọc...

3 tháng 3 2023

hong làm mà đòi có ăn thì ăn buồi đầu với đồn lầu đi .Hỏi cc

5 tháng 3 2023

- Văn bản Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc của Phạm Văn Đồng giống như một con mắt khách quan, giúp người đọc có thêm được nhiều kiến thức bổ ích, mới lạ về con người, cuộc đời, sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi.

- Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.

+ Về Bình Ngô đại cáo: ghi đậm giá trị văn chương ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh trong tác phẩm, chính nhờ yếu tố này mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc trong văn bản có sức lay động mạnh mẽ, sự trường tồn bất diệt theo thời gian và trong lòng người.

+ Về Bảo kính cảnh giới (Bài 43): Bài thơ không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè mà còn là tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Về nghệ thuật, bài thơ có từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời, bài thơ sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.

28 tháng 8 2016

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

Anh làm thợ mộc Thanh HoaLàm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay:Lựa cột anh dựng đòn tayBào trơn, đóng bén nó ngay một bề.Bốn cửa anh chạm bốn dê- Bốn con dê đực chầu về tổ tông.Bốn cửa anh chạm bốn rồng,Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leoBốn cửa anh chạm bốn mèoCon thì bắt chuột, con leo xà nhà.Bốn cửa anh chạm bốn gàĐêm thì nó gáy nhà ra làm vườnBốn cửa anh chạm bốn lươnCon...
Đọc tiếp

Anh làm thợ mộc Thanh Hoa
Làm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay:
Lựa cột anh dựng đòn tay
Bào trơn, đóng bén nó ngay một bề.
Bốn cửa anh chạm bốn dê
- Bốn con dê đực chầu về tổ tông.
Bốn cửa anh chạm bốn rồng,
Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo
Bốn cửa anh chạm bốn mèo
Con thì bắt chuột, con leo xà nhà.
Bốn cửa anh chạm bốn gà
Đêm thì nó gáy nhà ra làm vườn
Bốn cửa anh chạm bốn lươn
Con thì thắt khúc, con trườn ra xa
Bốn cửa anh chạm bốn hoa
Trên là hoa sói, dưới là hoa sen
Bốn cửa anh chạm bốn đèn
Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ
Một đèn đọc sách, ngâm thơ
Một đèn anh để đợi chờ nàng đây

Câu 1: Nhân vật trữ tình anh trong bài ca dao trên đã giới thiệu về mình như thế nào ?
Câu 2: Theo anh chị, các con vật kể trên có đặc điểm chung là gì?
Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về câu cuối của bài ca dao ?
Câu 4: Mục đích giao tiếp của anh thợ mộc có phải là để khoe tài ?
Câu 5: Nhận xét về anh thợ mộc trong bài ca dao trên 
 
 
0