...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2021

 Tham khảo:

Bác Hồ cũng sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Lối sống đó được thề hiện ở nhiều mặt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được xếp rất tươm tất. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy Bác Hồ luôn bận bịu nhưng ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn... Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

26 tháng 3 2021

cảm ơn nha

27 tháng 12 2021

thi học kỳ hả

 

27 tháng 12 2021

mk có bài của mk cần thì mk chụp cho bạn nha , cũng ko dài mấy nhưng hc thuộc mất tg lắm

15 tháng 12 2017

"Tiếng gà trưa" là bài thơ đặc sắc của nữ sĩ  Xuân Quỳnh đã cho ta thấy những kỉ niệm sâu sắc của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ xa nhà. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động và nhớ nhà. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về miền kí ức với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.  Những lần bị bà la, những lời mắng chân thật, giản dị mà chan chứa tình thương của bà và trên đường hanh quân, cháu nhớ lại với tất cả niềm vui, lòng biết ơn vô bờ bến. Cháu chiến đấu hôm nay không chỉ là chiến đấu cho tổ quốc, mà còn là vì bà, vì tiếng gà, vì ổ trứng hồng tuổi thơ. Tiếng gà trưa là một âm thanh giản dị mà lại gần gũi, quen thuộc, nó làm âm vang kỉ niệm, gợi nhớ những kỉ niệm đẹp. Bài thơ làm sống dậy trong lòng mỗi người những yêu thương dịu ngọt không thể nào quên....

19 tháng 11 2016

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

 

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.


 

12 tháng 12 2018

Theo như khoa học hiện nay, Trái Đất nóng lên vì những lý do : Xả rác, phá rừng, thải khí độc hại ở nhà máy, ô nhiễm không khí,... 1 nhà khoa học cho biết : nếu tiếp tục thế này thì Trái Đất sẽ tăng thêm 4oC, hiện tương băng tan sớm thành nước cộng với phần nước ở dưới, đủ để nhấn chìm một thành phố ven biển. Nghe mà thấy sợ đến xương tủy, nhưng làm vẫn bình thường như : Xả rác, phá rừng, nhà máy thải ra khí gây ô nhiễm,... chưa kể đến việc mọi ngày là đổ xăng, khi chạy có khói bốc lên mà. Không biết đến năm mấy hay thế kỉ mấy thì con người mới biết tôn trọng môi trường đây, thú thật mà nói, không một con vật nào gây ô nhiễm môi trường bằng con người. Nhiều lúc suy nghĩ nếu con người biến mất thì đảm bảo Trái Đất này xanh tươi lắm. Ai hiểu thì hiểu, ai không hiểu thì cứ việc tự do ném đá nhé.

11 tháng 12 2021

Tham khảo!

Hình ảnh đêm trăng sáng luôn là nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ , nhưng có lẽ cảnh đêm trăng gây ấn tượng với người đọc nhất là những bài thơ đêm trăng của  tác giả Hồ Chí Minh . Qua sự sáng tạo về thơ văn của Bác , hình ảnh cảnh đêm tranh bình dị hiện lên với vẻ đẹp huyền ảo và tràn đầy sức sống mà không nhà thơ nào có được . Đêm trăng qua bài thơ Bác viết tạo cảm giác sức sống đang trỗi dậy tràn ngập đất trời ; cảnh quan đẹp , khoáng đạt ,thơ mộng đến lạ kỳ . Những bài thơ trăng Bác viết gợi cho người đọc nhiều cảm xúc về những bức tranh thiên nhiên đẹp lung linh và sống động ,đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và sâu đậm của Bác .

11 tháng 12 2021

dạ bài văn cơ ạbucminh

4 tháng 3 2019

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người mỗi người Việt đều luôn phải nhớ ơn và học hỏi. Một trong những đức tính mà chúng ta cần học nhất đó là sự giản dị trong con người Bác. Tuy là một người có quyền lực nhất đất nước nhưng Bác không bao giờ xoa hoa lãng phí. Mỗi người chúng ta cũng vậy, phải luôn tiết kiệm, giản dị. Những thứ không cần thiết, thì không cần phải quá cầu kì, luôn sử dụng mọi đồ vật chỉ ở mức đủ dùng.  Như là những người học sinh, chúng ta ăn mặc thật phù hợp, không ăn chơi đua đòi, không tha hóa tệ nạn xã hội. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.

4 tháng 3 2019

Thank you!!!

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà...
Đọc tiếp

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)

0