K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2018

Trong bài thơ''Quê hương''của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:Quê hương là đương đi học,đúng như vậy,đối với chúng em,con đường làng thân thuộc đã gắn bó với em mỗi buổi sáng dến trường.

Cách đây không lâu,con đường này cung nhu bao con duong khac van la con duong dat gap nghenh.Nho chu xay dung nong thon moi,no da duoc thay da doi thit,da duoc be tong hoa.Con duong khong rong lam nhung cung du hai lan xe qua lai.Con duong uon luon nhu con ran khong lo toa di muon noi.Ngay dau duong la cay da co thu ngay nhay giuong chiec o khong lo che nang,che mua,bon mua lich rich tieng chim.duong nhu chang co ngay nao chung em khong dat buoc chan nho be tren con duong nay.Voi tham co xanh o hai ben va loi di nho o giua,con duong cu trai dai mai vat qua thon xom,chay qua canh dong.Xen ke voi nhung dam co xanh muot ay la nhung cay da ,cay bach dan,....toa bong mat cho con duong.Me bao em hang cay cung nhu con duong,khi me lon len,no da o day roi.Song song voi hang cay la hang cot dien.No khong chi dem anh sang van minh ve cho thon xom ma no con la nguoi linh gac luon bao ve cho con duong.Ngay nao tren con duong lang nay cung dien ra canh nhon nhip,co cai gi do vua quen thuoc,vua la lam.Tu sang som,khi tat ca con mo ao trong man suong,tu cac phuong thon,ngo xon,lu tre nho tung tang den truong,cac ba,cac chi voi ra cho,...Tieng cuoi noi ron ra tuoi vui lam may chu chim lum cay xanh canh duong cung muon hoa nhip cung say sua dao khuc nhac chao buoi sang.Trua ve,con duong lanh lung it duoc hoi han,canh vat vang lang,chi co may hang cay ben duong xao xac nhu con nhu con duong da chim vao giac ngu.Chieu ve,con duong lai on ao nao nhiet.Khi cac bac xa vien di lam dong ve cung la luc bon hoc sinh tan buoi hoc chieu.Tieng cuoi noi,tieng goi nhau i oi,tieng may chay cu vang len hoa nhip vao nhau.Nhung dep nhat la dem trang sang,anh mat tinh nghich tron ẹ di choi,xuyen qua ke la,chieu len mat duong thanh nhung dom sang lung linh.Con duong nay nhu chiec khan hoa vat qua lang em.Tren con duong quen thuoc nay,chung em da vui dua,chay nhay duoi anh trang.Voi em,con duong da qua doi than quen den muc em nho mai den tung khom cay,ngon co.Di trên con duong nay,em thay ngai ngái cua mùi dat,thoang thoảng cua huong dong lua chin,long em thay bang khuang trao dang mot cảm giác khó tả.

Con duong lang da tro thanh nguoi ban than thiet cua em luc nao khong biet luon.No la mot phan mau thit cua que huong.Du mai day co di dau xa em van khong quen duoc con duong đẹp đẽ với tuổi thơ.

Nhớ tích và kết bạn với mình nha ^-^

17 tháng 4 2018

thank bạn

20 tháng 2 2019

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

Bài làm 1: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.

Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc . Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời . Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.

 

Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.
Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.

Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em . Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.

Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây sà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.

Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hìmh ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.

14 tháng 3 2018

Câu 2: 

Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã xế chiều rồi . Bầu trời trong xanh cao rộng. Những dải mấy trắng hồng kia như chiếc khăn voan vắt ngan bầu trời. Cánh đồng lúa quê em dưới ánh nắng chiều hè, màu vàng ươm. Chị Gió chốc chốc lại thổi qua những đợt gió mạnh , làm cho những cây lúa nghiêng nghiêng cong cong như lưỡi liềm. những chú chim hót líu lo, kết hợp vs dàn ddoogf ca mùa hạ-những chú ve sầu kêu vang khắp xóm làng , có lẽ ban nhạc này muốn cho tất cả mọi người cảm thấy thoải mái hơn sau những giờ làm việc mệt mỏi . tiếng sáo diều vi vu, lẫn thêm tiếng hò reo vang động cả một góc trời. cánh đồng to như một thảm lụa khổng lồ . Sóng lúa gợn lăn tăn nô đù vs gió. hương lúa chín dìu dịu, thoang thoảng, lẫn với mùi bùn đất ngai ngái , mùi cỏ khô nồng nồng . thời gian dần trôi qua, rồi ngày hè hôm nay đã kết thúc. Cánh đòng cuối cùng thì cũng đã chìm vào màn đêm yên tĩnh. Ôi! Buổi chiều trên cánh đồng quê e thật tuyệt vời, tĩnh lặng, và đẹp đẽ!

14 tháng 3 2018

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

​Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

9 tháng 3 2019

6s5b 8ved5.,tyd7is5rixhd5kycxt8 ujjjsdijhy77775kdss57iwrtuuuuuuuuuuuuu5     e57i97i97i97i97i97i97i97i97i97i9ddeeeeeeeeeeeeei9ty7i96dr6dr6dr6dr6dr6drtfii76rrrrrrffdid chắc chắn cô cua bạn sẽ khen 

15 tháng 5 2018

Đi trên con đường phố tấp nập người qua lại, nếu để ý bạn sẽ thấy ngôi trường Tiểu học Chu Văn An của tôi. Hôm nay đến phiên tôi trực nhật nên tôi đến sớm.

Trường tôi nằm trên một khu đất không rộng cho lắm. Cổng trường rộng, có hai cột đá cao to. Phía trên là tấm bỉên màu xanh dương, nổi bật hàng chữ "Trường tiểu học Chu Văn An" màu đỏ tươi. Phía dưới hàng chữ là địa chỉ và số điện thoại của trường. Qua khỏi cổng trường là con đường khá rộng, dài khoảng hơn chục mét. Bên phải là trường Trung học cơ sở Chu Văn An, bên cạnh là sân vận động thành phố. Vào sâu bên trong bạn sẽ thấy sân trường được lát bằng đá hoa hình chữ nhật rộng trông rất đẹp, hài hòa. Trên sân còn có các cây toả bóng mát được đặt trong các chậu bằng đá hình chiếc lá. Chính giữa là sân khấu, nơi diễn ra các buổi văn nghệ đầy hứng thú. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đang phấp phới tung bay trong gió. Các dãy lớp học đều được quét vôi màu vàng; mỗi tầng gồm nhiều lớp học giống nhau, bốn cửa sổ. Phía trên là tấm biển ghi tên phòng. Dù vậy tôi vẫn yêu lớp tôi hơn. Ở đây tôi được vui chơi với bạn bè và các thầy cô giáo. Các phòng Đoàn đội, Hiệu phó... được bố trí ở dãy nhà vuông góc với dãy nhà học. Nhà trường còn xây thêm bốn phòng chức năng là thư viện mở, phòng máy tính, phòng Tiếng Anh và phòng hát nhạc. Thư viện cung cấp cho chúng em các cuốn truyện hay, tài liệu học tập rất bổ ích. Phòng máy tính, phòng tiếng anh và phòng hát nhạc giúp cho các buổi học thêm sôi nổi.

Những ngày nghỉ hè, tôi rất nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các bạn bè thầy cô. Mai sau, dù đi đâu xa nhưng ngôi trường Tiểu học Chu Văn An sẽ mãi in đậm trong trí nhớ của tôi.

15 tháng 5 2018

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

11 tháng 5 2018

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

11 tháng 5 2018

Hôm nay một buổi sáng đẹp trời, em đến trường sớm hơn mọi ngày để làm trực nhật. Ngôi trường thân quen thấp thoáng sau rặng cây um tùm. Hàng chữ Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng màu trắng nổi bật trên nền bảng màu xanh dương.

Lúc này trường còn vắng. Trong sân trường các cô công nhân viên vệ sinh đang lúi húi quét rác. Lác đác vài bạn trực nhật đang mở cửa lớp.

Làn gió thổi nhẹ qua làm em khoan khoái, dễ chịu khi bước vào hàng hiên lớp học chạy dài thẳng tắp. Những lớp học kề bên nhau, trang trí giống nhau. Dãy bàn học ngăn nắp, trật tự. Cùng một kiểu bàn, kiểu ghế một kiểu bảng nhưng sao em thấy lớp em thân thương hơn. Từng chỗ ngồi gợi lên từng bộ mặt thân quen. Đây là chỗ bạn Hồng, kia là chỗ bạn Hải… Bàn cô giáo gợi cho em khuôn mặt dịu hiền của cô trong lúc giảng bài. Bác bảng đen quen thuộc nghiêm trang, chững chạc trên tường. Một lát nữa đây, cô giáo của em sẽ ghi lên đó bao điều bổ ích.

Em lấy chổi quét lớp, lau bảng, lau bàn ghế. Làm việc xong, em bước ra ngoài hiên chờ các bạn đến. Dãy nhà trên kia có phòng Ban Giám hiệu, phòng giáo viên và thư viện. Bóng thầy hiệu phó thấp thoáng trong văn phòng.

Nắng đã lên. Một vài tia nắng đầu tiên bắt đầu rọi xuống mặt sân gợi lên cảm giác ấm áp. Bác sân trường ngày nào cũng mặc một chiếc áo kẻ hình vuông bằng xi măng nham nhám. Sân trường tuy rộng nhưng cũng rất ấm cúng vì có bốn dãy nhà hai tầng bao quanh. Đứng sừng sững ở khoảng sân giữa phòng Ban giám hiệu, phòng giáo viên là cột cờ cao vút. Lá cờ đỏ thắm đính một ngôi sao vàng nhẹ bay trong gió sớm. Sân trường có nhiều cây to, nhưng em thích nhất là hai cây phượng vĩ. Mùa hè, cây ra hoa đỏ rực. Đó là những cây kỉ niệm của các anh chị khóa trước vun trồng, để lại bóng mát cho chúng em vui chơi.

Phía sau dãy lớp học là khu vườn trường xinh xắn. Nơi đây chúng em thường lao động và thỉnh thoảng có những tiết học ngoài trời. Bức tường màu vàng phai nhạt theo ngày tháng nhưng vẫn kiên trì bảo vệ chúng em.

Em rất yêu mến ngôi trường đang học. Trường đã chứng kiến bao kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, trong sáng của em. Em tự hào vì đã góp phần nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn trường lớp sạch sẽ và phát huy truyền thống học tốt, rèn luyện tốt của các anh chị đi trước, đã dày công vun đắp nên

k cho mình nha

4 tháng 2 2020

Bạn tham khảo nhé :

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

20 tháng 3 2021
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.


Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

​Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 


Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.


Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.
 
11 tháng 5 2018

Tùng! Tùng! Tùng! Hồi trống bỗng vang lên khi cô giáo vừa kết thúc xong bài học. Cả lớp chúng em đứng dậy chào cô rồi chạy ùa ra khỏi lớp. Mấy phút trước, sân trường hãy còn lặng im, vắng vẻ thế mà bây giờ lại rộn rã hơn hẳn vì tiếng cười đùa, nói chuyện của các bạn học sinh.

Từ trên tầng 2 nhìn xuống, sân trường trông giống như một “rừng hoa” bởi các bạn học sinh đều mặc đồng phục áo trắng quần kẻ caro màu đỏ. Cũng có thể ví sân trường lúc này giống như một bầy ong vỡ tổ bởi lẽ, khắp sân trường đâu đâu cũng thấy các bạn học sinh đứng từ hành lang các dãy nhà trên tầng 3 xuống tầng 1. Rồi thì từ trong lớp cho đến ngoài sân, tiếng nói, tiếng cười, tiếng đùa nghịch hòa lẫn với tiếng chim ríu rít trong vòm lá một buổi sớm đầu Thu đã làm cho sân trường nhộn nhạo cả lên.

Dưới tán phượng già xanh mát, từng tốp bạn nữ chơi nhảy dây và chơi que chuyền thoăn thoắt. Còn các bạn nam thì chơi bắn bi hay đá cầu. Ở phía những hàng ghế đá dưới gốc bằng lăng, có rất nhiều bạn học sinh ngồi ôn lại bài. Thi thoảng, các bạn khác đến trêu chọc, giật mất cuốn sách trên tay. Thế là lại có một cuộc rượt đuổi, hò hét vang cả một góc sân. Sôi nổi nhất có lẽ là bên ngoài sân thể dục, các “cầu thủ” hai lớp 6A và 6B đang tranh thủ thời gian tập dượt, chuẩn bị cho hội thi “Hội khỏe Phù Đổng” sắp tới. Hai phía bên trái và phải của sân bóng là các “cổ động viên” của hai đội đang chăm chú quan sát theo đường bóng lăn và hò reo rộn rã. Bên trái hô: “6A chiến thắng!”, bên phải lập tức đáp lại ngay: “6B vô địch!”. Các cầu thủ đội nào đội nấy đều nhễ nhại mồ hôi, thế mà ngang sức ngang tài chưa phân được thắng bại.

Trong khi đó, căng tin của trường cũng là một chốn “huyên náo”. Hầu hết các bạn học sinh trong trường đều tới đây để mua những đồ ăn vặt như kem, ô mai chua, sấu dầm hay hạt hướng dương… vì trong buổi học học sinh không được phép ra ngoài trường. Chính vì thế mà khu vực căng tin là một “cục nam châm” thu hút học sinh rất lớn. Lại có vài tốp học sinh làm nhiệm vụ cờ đỏ, trực nhật tưới mấy bồn hoa và gom rác về thùng rác. Các bạn ấy cũng nhắc nhở các bạn học sinh xung quanh nên bỏ rác vào thùng đúng nới quy định để cho sân trường được sạch đẹp hơn. Trên hành lang dãynhà văn phòng, các thầy cô giáo đưa mắt xuống sân nhìn lũ trẻ chơi đùa, bàn luận và mỉm cười, nét mặt như tràn đầy niềm phấn khởi.

Một nhịp trống lại vang lên. Không gian như ngưng đọng trong tích tắc rồi lại rộn rã bởi những tiếng bước chân vội vã chạy hướng về phía lớp mình. Hai mươi phút nghỉ giữa giờ kết thúc, sân trường lại trở về với không khí yên tĩnh của nó. Bên trong các lớp học, một tiết học mới lại bắt đầu.

tk m nha

Tuổi thơ mỗi chúng mình đều là những lứa tuổi thần tiên và ngập tràn thú vị. Ai lớn lên mà chưa từng cắp sách tới trường thì đó quả thật là một nỗi bất hạnh. Bởi vì đã mất đi một khoảng thời gian đầy thơ mộng của những năm tháng thuở thiếu thời. Niềm vui của tuổi thơ chúng mình là những giây, những phút được tụm năm, tụm bảy cùng nhau trước khi vào giờ học, trong giờ giải lao, hay cùng nhau sánh bước trên con đường về nhà sau buổi tan trường…

Vào mỗi buổi sáng đẹp trời, tụi nhỏ chúng mình vẫn thường cùng nhau cắp sách đến trường. Với một tâm trạng vô cùng háo hức, phấn khởi chào đón một ngày mới với biết bao bài học thú vị. Đặc biệt nhất là trong những ngày giáp tết đầy sôi động này, ai ai cũng muốn được đến lớp sớm hơn hẳn mọi ngày, để được cùng nhau tâm tình chuyện trò nhiều hơn trước, chuẩn bị cho một tuần chia tay nhau đón tết ở nhà.

Những cái háo hức, vui nhộn trong tuổi thơ của lũ trẻ dường như cũng đang lây lan sang cả cảnh vật nơi đây. Cổng chính ngôi trường với hàng chữ: “Trường Tiểu học Lý Tự Trọng” màu vàng óng ả nổi bật trên nền đỏ được sơn kẻ lại, trông mới tuyệt vời làm sao! Tường rào bao quanh ngôi trường được phủ lên mình màu trắng như vôi, nhìn lóa cả mắt. Giữa sân trường là hàng phượng vĩ với từng tán lá xum xuê như đang reo vui trong từng cơn gió sớm mà vẫy chào tụi trẻ chúng mình. Bên trái, bên phải là những dãy phòng học chạy song song với hàng phượng vĩ giờ đây đã được quét lại bằng một lớp màu xanh, trông thật dịu mắt.

Sân trường càng lúc càng đông hơn, khắp nơi là tiếng nói cười ríu rít của lũ trẻ. Hòa cùng với những tiếng động cơ xe cộ, tạo thành một chuỗi âm thanh đầy náo nhiệt. Đứng trên hành lang tầng hai, tầng ba trông xuống sân trường đang ngập tràn học sinh. Cảm tưởng như có những đàn bướm trắng với hàng trăm con đang rập rờn chao liệng. Những âm thanh hỗn tạp, và náo nhiệt như tiếng hót của đàn chìa vôi, chào mào, chích chòe… tiếng cười nói… râm ran, chẳng khác gì một bản hợp tấu không lời.

Ồ! kia nữa, dưới những gốc cây phượng vĩ là những mái đầu nhỏ xíu đang chụm vào nhau cùng chơi trò búng dây thun, rồi bắn bi… Ngoài kia, những chỗ xa gốc cây, xa tán lá là nơi những trái cầu đang bay lên vụt xuống, chao qua liệng lại nhìn thật đẹp mắt. Hệt như những bông so đũa bay lả tả trong gió. Hàng phượng cũng đong đưa theo từng cơn gió sớm như muốn vui cùng tụi trẻ chúng mình. Nắng ban mai giờ đã tràn ngập sân trường. Những tia nắng ngọt ngào len lỏi khắp các tán lá, lấp đầy những chỗ trống của kẽ lá, tìm tới với những tấm áo trắng tinh, tới những làn da non làm hồng lên đôi má trẻ thơ. Dường như tất cả cảnh vật, trời mây đều đang hòa chung niềm vui rộn rã cùng tụi trẻ chúng mình, niềm vui của những ngày đầu xuân giáp tết.

“Tùng…! Tùng…! Tùng…!” ba hồi trống vang lên, ngân dài như báo hiệu giờ học đã đến. Sân trường như ngưng lại trong giây lát. Mọi trò chơi đành tạm ngưng. Trước cửa lớp từ tầng trệt, cho tới hành lang trên tầng hai, tầng ba. Tất cả học sinh các lớp đều đã chỉnh tề đội ngũ để chuẩn bị bước vào học. Một ngày mới đã bắt đầu.

Đối với mỗi chúng mình, quang cảnh sân trường trước mỗi buổi học đều là thiên đường không thể nào quên của tuổi thơ. Thiên đường ấy với vô vàn điều kì diệu. Đó sẽ luôn là những kỉ niệm đẹp, êm đềm của tuổi thơ. Sẽ còn đọng lại trong tâm hồn chúng ta, cho tới mai sau này như một niềm vui khó tìm lại trong đời.

19 tháng 11 2017

Ầu ơ... Ví dầu ví dẫu ví dâu 
Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng

Từ lâu, trâu đã trở thành người bạn thân thiết của dân tộcViệt Nam ta.Cứ mỗi lần về quê, đi qua những cánh đồng mênh mông dưới bầu trờixanh thẳm, ta lại bắt gặp những chú trâu với bộ lông đen óng đang lụi cụi gặmcỏ hay đang bước lững thững cùng chủ sau một ngày lao động mệt nhọc. Tuy nhìnmập mạp, chậm chạp thế ấy nhưng nhờ có chúng, ta mới có được từng bát cơm, bátgạo hằng ngày.

Nguồn gốc con trâu là cả một câu chuyện cổ tích không biếtcó từ bao giờ và được lưu truyền mãi cho đến ngày hôm nay. Chuyện kể rằng : “Từ xa xưa,vào thuở khai thiên lập địa, dưới trần gian chưa có ngũ cốc nêncon người phải ăn thịt cầm thú. Ngọc Hoàng biết vậy bèn tập hợp các vị thầntiên lại, phái người đem những hạt giống có thể tạo ra ngũ cốc để cứu giúp trầngian. Một vị thần tên Kim Quang đứng lên xin nhận trọng trách này. Ngọc Hoàngvui vẻ hướng dẫn ông cách trồng hạt giống này. Nhưng rủi thay, khi xuống đếntrần gian thì tiên ông Kim Quang đã mệt. Ông liền đánh một giấc dài và quên luônlời Ngọc Hoàng căn dặn. Hạt giống không được trồng đúng nên mọc thành cỏ. Loàingười vẫn đói khổ. Ngọc Hoàng nổi giận đày ông xuống trần gian làm kiếp trâu đểgặm cỏ nhằm chuộc lại lỗi lầm xưa. Đến khi nào gặm hết cỏ thế gian ông mới đượctrở về trời. Nhưng, hạt giống cỏ lan đi khắp nơi. Đến giờ, ông vẫn chưa gặm hếtnên vẫn phải đội lốt con trâu.”

Chuyện xưa là thế, nhưng theo các nhà khoa học thì trâucó nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổtiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm,hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đãthuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết sănbắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.

Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen vớilớp lông mao bao phủ toàn thân. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áochoàng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có mộtcái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi vàmuỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nógiúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thểnhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôisừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻthù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên, có thể vì vậymà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểungủ rất đặc biệt.Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ.

Tuy chỉ ăn cỏ nhưng chúng rất nặng kí đấy nhé.Trâu đực thìnặng từ 400-450kg, còn trâu cái thì nặng từ 350-400kg, nghé sinh ra nhỏ nên chỉnặng từ 22-25kg.Ba tuổi là chúng đã có thể đẻ được lứa đầu. Bọn nghé trông rấtdễ thương.Chúng bú sữa, chạy quanh quẩn bên chân mẹ và thỉnh thoảng lại kêu lên“nghé ọ”.

Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của nôngdân,”Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Ngày xưa không có máy cày, trâu phảilàm việc nặng nhọc, Trên con đường làng sáng tinh mơ hay giữa trưa hè nắng lửa,trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng với người nông dân làm ra hạtlúa, hạt gạo. Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu,mà còn là gia sản của người nông dân.Chẳng phải các cụ ta đã nói : “Con trâu làđầu cơ nghiệp” đó sao? Thật vậy, trâu có tầm quan trọng không nhỏ trong đờisống người nông dân. Điều đó cũng đã đi vào văn học dân gian với những câu cadao quen thuộc:
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay”.

Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức mónthịt trâu xào sả ớt hay nấu với lá lốt, lá trưng. Thịt trâu có thể chế biếnđược rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Trâu cũng có thể cung cấp sữacho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt.Da trâu tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép,túi xách như một số loài da khác vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặttrống. Những chiếc trống gắn bó thân thiết với học sinh, với nhà trường và cáclễ hội. Sừng trâu cũng có thể làm tù và, đồ thủ công mĩ nghệ. Phân trâu là phânbón rất tốt cho cây trồng.

Không chỉ gắn bó với người nông dân, trâu còn góp phần tạonên những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở khắp mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạnthân thiết với trẻ em nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu. Nhà thơGiang Namtrong bài “Quê hương” đã là người trong cuộc để nói với lũ trẻ chăn trâu:
Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”
Trong lúc các chú trâu thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dòng mương mát rượi,thì lũ trẻ bày trò chơi trận giả. Cũng có lúc ta gặp cảnh thật yên bình, yên ả:các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ ngơi trên lưng trâu ngắm cảnh diều sáo vivu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu được các nghệ nhânđưa vào tranh Đông Hồ.Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tôngtrong “Thiên trường vãn vọng”: “Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết”. Và cũng cóthể, trên cánh đồng lúa, ta còn bắt gặp những em bé nông thôn vừa chăn trâu,vừa học bài.Thời thơ ấu ở làng quê thật đẹp biết bao!

Ngày nay, khi nông thôn đổi mới, máy móc nhiều cũng là lúctrâu được nghỉ ngơi . Còn nhớ những ngày người nông dân phải kéo cày thay trâuthì mới thấy cái giá trị khi có trâu. Trâu đã là biểu tượng của SEA Games 22Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng “trâu vàng” mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên là sự tônvinh trâu Việt Nam, tôn vinh người nông dân lao động.Trâu còn là một vật linhthiêng vì nó là một trong mười hai con giáp.Cứ mỗi năm vào mùa hè ở Đồ Sơn lạitổ chức hội chọi trâu để tìm con trâu khỏe nhất. Và trong chúng ta rất ít ngườibiết về sự tích sông Kim Ngưu…

Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúanước của người Việt khởi nguồn thì loài trâu cũng đã trở thành báu vật củangười nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên nhữngcánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quenthuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đãgiữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt.

19 tháng 11 2017

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

​Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người lành - đức tính Việt Nam.