K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2021

a.Trẻ><già

   đi><về

25 tháng 12 2021

Câu1:

a) Cặp từ trái nghĩa: trẻ và già  ; đi và về

b) Làm cho câu văn thêm hay sinh động,tăng gợi hình,tương phản

27 tháng 12 2021

trẻ >< già

đi >< về

 

24 tháng 12 2021

Câu1: a. Cặp từ trái nghĩa: trẻ, già

B. Làm cho lời nói thêm sinh động, tạo sự tương phản,...

Câu 2 bạn tự làm nhé!

 

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao...
Đọc tiếp

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao nhiêu năm mới trở về:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi,

Hương âm vổ cải mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Mỗi nhà thơ đều mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt .

Ngay ở nhan đềbài thơ đã thể hiện cảm xúc dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình .Trong những năm tháng xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ quê nhà - nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người ông bấy giờ

Khi đi trẻ, lúc về già

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về .Với hạ Tri chương , thời gian li biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn một nửa thế kỉ. Có lẽ, cũng có thể hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê mà đầy đủ. Tình cảm gắn bó, tha thiết với que hương của tác giả đã thể hiện ở câu thơ tiếp theo:

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

(Hương âm vổ cải mấn mao tồi.)

Xa quê đã mấy chục năm rồi nhưng tình cảm với quê hương trong lòng tác giả vẫn vẹn nguyên.Suốt một đời xa quê, khách li hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng " giọng quê"( hương quê) vẫn không đổi thay để nhấn mạnh hình thức bên ngoài có bị thời gian và cuộc sống lau dài làm đổi thay nhiều nhưng bản chất của một con người yeu quê hương vần còn như xưa.

Trong cái biến đổi "mấn mao tồi" và cái không thể biến đổi 'hương âm vổ cải ", nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung , sự gắn bó thiết tha của khách li hương đối với nơi chôn rau căt rốn của mình .Đó là một sự kì diệu của tấm lòng đôn hậu dáng trân trọng ngợi ca.

Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê khi trở về với biết bao lòng bồi hồi xúc động. Nhưng về đến nhà thì ông phải đối diện với một nghịch lí trong cuộc đời.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng : Khách ở xứ nào lại chơi?

(Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Kẻ đi xa, nay trở về thành người khác lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng...

mk ko bt nên viết như thế nào nữa mong các bạn giúp mình viết tiếp và nhận xét bài của mk với nha

0
Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao...
Đọc tiếp

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao nhiêu năm mới trở về:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi,

Hương âm vổ cải mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Mỗi nhà thơ đều mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt .

Ngay ở nhan đềbài thơ đã thể hiện cảm xúc dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình .Trong những năm tháng xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ quê nhà - nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người ông bấy giờ

Khi đi trẻ, lúc về già

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về .Với hạ Tri chương , thời gian li biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn một nửa thế kỉ. Có lẽ, cũng có thể hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê mà đầy đủ. Tình cảm gắn bó, tha thiết với que hương của tác giả đã thể hiện ở câu thơ tiếp theo:

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

(Hương âm vổ cải mấn mao tồi.)

Xa quê đã mấy chục năm rồi nhưng tình cảm với quê hương trong lòng tác giả vẫn vẹn nguyên.Suốt một đời xa quê, khách li hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng " giọng quê"( hương quê) vẫn không đổi thay để nhấn mạnh hình thức bên ngoài có bị thời gian và cuộc sống lau dài làm đổi thay nhiều nhưng bản chất của một con người yeu quê hương vần còn như xưa.

Trong cái biến đổi "mấn mao tồi" và cái không thể biến đổi 'hương âm vổ cải ", nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung , sự gắn bó thiết tha của khách li hương đối với nơi chôn rau căt rốn của mình .Đó là một sự kì diệu của tấm lòng đôn hậu dáng trân trọng ngợi ca.

Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê khi trở về với biết bao lòng bồi hồi xúc động. Nhưng về đến nhà thì ông phải đối diện với một nghịch lí trong cuộc đời.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng : Khách ở xứ nào lại chơi?

(Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Kẻ đi xa, nay trở về thành người khác lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng.....

mình không nghĩ ra nên viết iếp như thế nào nữa mong các bạn giúp mình bổ sung cho bài văn cảm nghĩ này với. Các bn nhận xét bài viết của mình với nhé

1
6 tháng 11 2018

) Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, được xây dựng dựa trên một cái tứ độc đáo. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.

Số câu : 4 câu , mỗi câu 7 chữ

Hiệp vần : gieo vần ở câu 1,2,4 ; ngắt ở nhịp : 4/3,3/4

b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

c)

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ;lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà. Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương). d) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ. Giọng điệu hóm hỉnh , bi hài : _ Sự ngây ngô , hồn nhiên của trẻ thơ _ Hoàn cảnh trớ trêu , bị gọi là khách ngay khi về quê nhà. _ Cảm giác bơ vơ , lạc lõng khi trở về ko còn ng thân thích , quen biết , nỗi ngậm ngùi đau xót. _ Câu hỏi hồn nhiên của trẻ nhỏ khiến tg vừa vui vừa bùn. e) Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình. g) Nghệ thuật:
- Từ ngữ mộc mạc giản dị.
- Sử dụng phép đối.
- Giọng điệu vừa khách quan, hóm hỉnh, vừa ngậm ngùi.
27 tháng 12 2021

a) Tác giả: Hạ Tri Chương :)

27 tháng 12 2021

giúp với

 

30 tháng 7 2019

Bài làm

+ " Ngẩng đầu nhìn trăng sáng ,

Cúi đầu nhớ cố hương . " 

=> Từ trái nghĩa : Ngẩng đầu và cúi đầu.  Tác dụng là làm cho câu thơ nó có thể thể hiện nỗi nhớ quê hương của mình mỗi khi ngắm trăng.

+ " Khi đi trẻ lúc về già "

=> Từ trái nghĩa" Trẻ và già: tác dụng làm cho câu thơ nó có thể cho người đọc thấy rằng khi trẻ, tác giả đã đi xa ngà và về quê khi già, mà trong suốt thời gian đó, tác giả vẫn nhớ quê hương của mình. 

~ Chắc thế ~
# Learn well #

3 tháng 11 2016

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

5 tháng 11 2016

cảm ơn bạn nhiều nha Nguyễn Phương Linh :))