K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2016

 -Cơ cấu cây trồng chia 3 nhóm:

          + Cây lương thực: lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn).

          + Cây công nghiệp: cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,…) và cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương,…).  

          + Cây ăn quả và cây khác.     

-Sự thay đổi cơ cấu cây trồng: cây lương thực giảm, cây công nghiệp tăng tỉ trọng về năng suất và diện tích (phá thế độc canh cây lúa)

Câu 1. Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng:A. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.B. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực và cây trồng.C. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.D. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.Câu 2: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong...
Đọc tiếp

Câu 1. Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng:
A. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
B. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực và cây trồng.
C. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
D. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
Câu 2: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta:
A. Cây lương thực B. Cây hoa màu
C. Cây công nghiệp D. Cây ăn quả và rau đậu Câu 3. Cây lương thực bao gồm:
A. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều
B. Lúa, ngô, khoai, sắn
C. Cam, quýt, bưởi, sầu riêng
D. Mía, lạc, bông
Câu 4. Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu ở:
A. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.
B. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

2
8 tháng 10 2021

1.C

2.A

3.A

4.B

8 tháng 10 2021

Câu 1. Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng:
A. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
B. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực và cây trồng.
C. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
D. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
Câu 2: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta:
A. Cây lương thực B. Cây hoa màu
C. Cây công nghiệp D. Cây ăn quả và rau đậu

Câu 3. Cây lương thực bao gồm:
A. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều
B. Lúa, ngô, khoai, sắn
C. Cam, quýt, bưởi, sầu riêng
D. Mía, lạc, bông
Câu 4. Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu ở:
A. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.
B. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

 

9 tháng 10 2021

Nhận xét

Năm 2002 so với năm 1990: 

- Tổng diện tích gieo trồng các nhóm cây tăng lên khá nhanh, từ 9040 nghìn ha lên 12831,4 nghìn ha, tăng 1,4 lần.

- Quy mô diện tích gieo trồng của các nhóm cây đều tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau:

+ Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng chậm, tăng thêm 2065,1 nghìn ha, tăng hơn 1,3 lần.

+ Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng nhanh nhất, tăng thêm 1492,6 nghìn ha, tăng hơn 2,2 lần.

+ Diện tích gieo trồng cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác tăng 1276,2 nghìn ha, tăng hơn 1,9 lần.

- Về tỉ trọng diện tích:

+ Tỉ trọng diện tích cây lương thực giảm khá nhanh từ 71,6% xuống 64,8%.

+ Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp tăng lên từ 13,2% lên 18,2%.

+ Tỉ trọng diện tích cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác cũng tăng lên từ 15,2% lên 17%.

⟹ Ngành trồng trọt nước ta đang phát triển theo hướng tăng tỉ trọng cây công nghiệp và các loại cây thực phẩm, cây ăn quả; giảm tỉ trọng cây lương thực.

3 tháng 1 2022

Nhận xét

Năm 1990 so với năm 2002: 

- Tổng diện tích gieo trồng các nhóm cây tăng lên khá nhanh, từ 9040,0 nghìn ha lên 12831,4 nghìn ha (tăng 1,4 lần).

- Quy mô diện tích gieo trồng của các nhóm cây đều tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau:

+ Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng chậm, tăng thêm 1845,7 nghìn ha, tăng gần 1,3 lần.

+ Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng nhanh nhất, tăng thêm 1138,0 nghìn ha, tăng hơn 1,9 lần.

+ Diện tích gieo trồng cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác tăng 807,7 nghìn ha, tăng gần 1,6 lần.

- Về tỉ trọng diện tích:

+ Tỉ trọng diện tích cây lương thực giảm khá nhanh từ 71,6% xuống 64,8% (giảm 6,8%).

+ Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp tăng lên từ 13,2% lên 18,2% (tăng 5,0%).

+ Tỉ trọng diện tích cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác cũng tăng lên từ 15,2% lên 17% (tăng 1,8%).

⟹ Ngành trồng trọt nước ta đang phát triển theo hướng tăng tỉ trọng cây công nghiệp và các loại cây thực phẩm, cây ăn quả; giảm tỉ trọng cây lương thực.

16 tháng 2 2018

Hướng dẫn giải:

- Vẽ biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÁC NHÓM CÂY NĂM 1990 VÀ 2002

Đề kiểm tra 45 phút Địa Lí 9 Học kì 1 có đáp án (Đề 1)

- Nhận xét:

   + Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây năm 1990 và 2002 không đồng đều và có sự chuyển dịch.

   + Cây Lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất có xu hướng giảm (dẫn chứng).

   + Cây Công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ có xu hướng tăng mạnh (dẫn chứng).

   + Cây thực phẩm, ăn quả, các loài cây khác chiếm tỉ trọng nhỏ có xu hướng tăng (dẫn chứng).

 

20 tháng 5 2019

Trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp. Điều này cho thấy nước ta đang phát huy tốt thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng ->  trước đây chủ yếu sản xuất cây lương thực lúa gạo, hiện nay đã cây công nghiệp => Tạo ra khối lượng lớn các mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị (cà phê, cao su, điều,..) bên cạnh mặt hàng xuất khẩu truyền thống là lúa gạo.

Đáp án cần chọn là: A

18 tháng 2 2017

- Từ năm 1990 đến năm 2002, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng: tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3% (từ 67,1% năm 1990 xuống còn 60,8% năm 2002), tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh 9,2% (từ 13,5% năm 1990 lên 22,7 % năm 2002), tỉ trọng cây ăn quả và rau đậu giảm 2,9% (từ 19,4% năm 1990 xuống 16,5% năm 2002).

- Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.

- Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.

1 tháng 12 2017

Cây công nghiệp có vai trò:

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. -> vai trò đối với ngành công nghiệp.

->A sai.

- Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...). -> vai trò đối với ngành thượng mại và nền kinh tế. -> D sai.

- Phát triển cây công nghiệp lâu năm với mô hình nông – lâm kết hợp.

cũng góp phần phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, hạn chế xói mòn sạt lở đất, giữ nước ngầm.=> góp phần bải vệ môi trường. -> B sai.

- Phá thế độc canh trong nông nghiệp của cây lúa, làm tỉ trọng của cây lúa giảm xuống. Tăng tỉ trọng của các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp, cây ăn quả -> làm thay đổi cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng tích cực. -> C đúng.

Đáp án cần chọn là: C